1
  • image
  • image
  • image
  • image
20:36 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Một lần cún con bị cẩu tặc bắt

Đăng lúc: Thứ bảy - 12/01/2013 10:28 - Người đăng bài viết: bientap02
Truyện ngắn rất cảm động của phóng viên báo Quân đội nhân dân Trang Thái Hà
Các bài viết cùng tác giả đã đăng:
1. Thơ say 1
2. Thơ say 2
3. Chân quê
4. Chửi những kẻ ăn trộm gà ở quê
5. Lửa vội
6. Duyên đến muộn là duyên lành


Bà cẩn thận trộn cơm cho cún, những hạt cơm vón cục bà dùng muôi miết tơi ra. Miệng móm mém nhai trầu, bà nhìn cún trìu mến, nũng nịu: “Bà “dằm” nát cơm cho cún dễ nuốt, cún của bà phải ăn hết đấy”. Dường như hiểu được bà nói gì, con chó vện màu mun, cổ có khoang trắng quấn quanh như vòng cườm, khuôn mặt đen xám, bầu bĩnh tỏ vẻ thích chí.

Không chớp mắt, nó tập trung dõi theo từng động tác đảo cơm của bà. Niềm hạnh phúc hiện rõ trên hai chấm trắng như cặp kính tròn xoe phía mi mắt. Chốc chốc nó đứng lên, phe phẩy, quay mù cái đuôi rồi lại nằm xuống, ứ ứ trong cổ họng như giục bà nhanh lên chứ không dám kêu thành tiếng. Cái lưỡi lè ra, thu vào liên tục, trên lưỡi có hai chấm đen men theo đường viền, nước dãi co cụm về, ứa ra rồi nhỏ thành giọt ở đó. Bà mắng yêu: “Cún hư quá! Bà xong rồi đây”. Trước khi đưa cơm cho cún, bà căn dặn: “Bữa rày, chỉ có canh rau đay, cún ăn hết chóng lớn, bà thương”.

Nghe lời, nó chúi mõm vào cái bát sành đã mẻ tứ phía, không ngẩng đầu lên cho tới khi trong bát còn lả chả vài hạt cơm. Nó nhìn bà như có ý bảo bà khen nó đi rồi tiếp tục cúi xuống, dùng chiếc lưỡi dài quét vài ba đường, liếm quanh bát một vòng đến khi “nhớt” rau đay nhàn nhạt đi. Bà xoa đầu, vuốt ve tấm lưng nó. Nó nằm xuống dưới chân bà, nghển cổ lên ngáp một hồi, miệng ngoác rộng tận mang tai. Bà biết ý liền đưa tay gãi gãi phía dưới cổ, mắt nó lim dim nhắm nghiền lại. Cứ như nó quen được “thư giãn” đặc biệt kiểu như thế. Bà thủ thỉ: “Cún “đém lưỡi” thông minh lắm đây”. Cún nằm xuống thiếp đi, miệng ấm ứ ngái ngủ, có lẽ nó “dạ vâng” trong mê sảng.

Vậy là đã ba năm cún ở với bà, đói rét với tấm thân ngày càng sát đất của bà. Bà sống bằng nghề nhặt rác, còm cõi trong túp lều tranh, tứ phía được thưng bằng tường đất trộn rơm, mùa đông tránh gió lùa còn mùa hè thì đỡ oi hơn. Chiến tranh sơ tán, bà dạt về cái làng quê cằn cỗi ven đô này. Tờ mờ sáng bà đã dậy, một tay gậy, một tay bị nhắm về nơi quy tụ những đồ dư mứa, vứt đi của thế giới toàn những đồ cao cấp mà có lẽ cả đời bà không thể hình dung nổi nếu không một lần tới đó.
 

Bà tìm thấy cún ở cái nơi tanh tưởi, hôi thối, đầy rẫy ruồi nhặng này. Lúc đó, Cún thoi thóp thở, mắt đờ đẫn, vẩn đục. Con vật tội nghiệp, cứ như hiện thân cuối cùng của một ổ dịch nào đó. Mình mẩy chốc lở, lông lá bết lại, “ghen” kết đặc hai tròng mắt, xương xẩu như sắp bung ra khỏi mạng sườn. Bà không ngại đỡ con vật đáng thương này lên và đưa về nhà. Nếu đã bị vứt bỏ mà chưa chết, gặp được bà hẳn như một cái “duyên”. Bà thấy vui trong lòng, quyết định cưu mang nó với hy vọng “còn nước còn tát”.

Để cứu sống nó, bà đã phải hụt hơi không ít lần. Bà nấu nước lá ngải cứu tắm cho nó, cẩn thận “khảy” những vảy nến đang mưng mủ, bong tróc dưới bụng nó. Bà lại giã lá râm bụt, nhai đậu xanh đắp lên thân cún để hút mủ, hạ nhiệt cho con vật chỉ trơ lại còn một nắm như bó đũa. Bà “chắt” nước cơm ra đĩa, dứ dứ vào mõm nó như van nài, năn nỉ. May sao trời thương, con vật lả đi vì đói, bị bệnh tật bủa vây đã biết lè những lượt lưỡi đầu tiên liếm vài vệt nước. Nó lại nằm rệp xuống, đôi mắt buồn, cảm tưởng như không thiết sống nữa. Nó nhìn bà, cái nhìn hờn dỗi, trách móc. Bà nhìn nó lo lắng và cầu nguyện.
 

Như hiểu được nỗi lòng của bà lão côi cút, cô quạnh, một tuần sau nó bắt đầu gượng dậy, biết “lết” ra vườn đi tè. Thế nhưng, chưa tỉnh hẳn, vẫn loạng choạng, xiêu vẹo đi vào nhà, tựa lưng bên góc cột ngóng bà “phẻ” ngô ở góc bếp. Hôm nay, nhặt được khá nhiều sắt vụn và ống bơ, bà mua cho cún hộp sữa đặc. Bà đon đả: “Nhất cún rồi, sữa này còn cao cấp gấp mấy lần sữa mẹ ấy chứ”. Cún hí hửng nhưng vẫn khó khăn nhấp từng ngụm nhỏ. Bà bắt đầu nhai cơm bón cho cún. Từ ngày có cún bà siêng đi chợ hẳn, đi để kiếm con cá rô hay miếng thịt “bèo nhèo” bồi dưỡng cho cún, niềm vui hiện rõ trên từng vết tàn nhang, quanh gò má nhăn nhúm, đôn hậu của bà. Bà ăn ít cơm để cún của bà được ăn no hơn, cái bụng kềnh ra trông mãn nguyện lắm.
 

Thế là bà có bạn. Sáng ra, cún chạy theo sau như tiễn chân bà một đoạn. Khi quen hơi rồi, cún tìm ra tận bãi, nơi mà ngày xưa nó bị chối bỏ như một đứa “con hoang”. Tới nơi cún hếch mõm lên hít hít, khịt khịt, nhớ lời bà dặn nó không “ham hố” những thứ bẩn thỉu, đang kỳ phân hủy. Nó đưa chân ra, liên tục bới móc, cào cấu nhịp nhàng theo từng động tác dùng gậy có móc sắt “khều” rác của bà. Bà tủm tỉm lắc đầu.
 

Sẩm tối, bà ra đồng xem ruộng, cún lẽo đẽo theo sau, tung tăng từ bờ thửa này qua mấp mô khác, mũi phập phồng dính cánh cỏ may, ngứa đến muốn “hắt xì”, thế là chúi mõm xuống đất ngoáy liên tục. Bà chẳng nói gì, để yên cho cún khám phá mảnh ruộng nứt nẻ đang cần cứu hạn. Bà đang chăm chú tính ngày nước về thì nghe tiếng cún sủa liên hồi. Bà chạy lại, thấy xác con chuột to gần bằng cổ tay, trên mình bê bết máu, đầu lủng lẳng sắp lìa khỏi cổ. Bà hiểu cún vừa lập chiến công nhưng chẳng khen lấy một câu: “Bẩn quá, hôi thế mà đuổi theo túm bằng được”.

Dạo này, cả xã rộ lên nạn “cẩu tặc”. Bà không cho cún theo chân đi khắp nơi nữa, bà khép cổng lại và dặn cún nằm ở góc nhà đợi bà về. Bà không muốn dùng dây để trói cún, làm như thế bà thấy có lỗi. Bà sợ sợi xích sẽ cọ xát, thắt nghẹt cái cổ cườm ngày nào bà cũng vuốt cho cún ngủ, nghĩ tới bà đã thấy xót.
 

Một buổi sáng, bà ra đồng vớt bèo sớm, bà phải nhẹ nhàng lén dậy vì sợ cún thức giấc sẽ đòi theo. Cánh cổng thô sơ bằng tre vót được bà đan cài cẩn thận, cái đòn gánh ngang qua không may va vào khiến then chốt bung ra, bà vội đi không để ý. Thế là, cún mò mẫm theo sau, nín thở dò những bước chân có nệm thịt phủ dưới, không hề gây ra tiếng động.

Bà đi lên đường cái, chuẩn bị “tắt” qua cánh đồng. Trời tảng sáng, tiếng gà gáy gửi dồn. Từ đằng xa, bà thấy hai cái bóng cưỡi trên một chiếc xe, chiếu thẳng đèn pha về phía bà. Chiếc xe lướt qua mặt bà, chạy về phía sau, bà nhìn theo. Trước mắt bà, cảnh chúng tung “thòng lọng” luồn qua cổ một con vật, lôi đi xềnh xệch. Chúng kéo ngược về phía bà. Bà cố mở căng mắt ra để xem chúng kéo cái gì. Càng tới gần, cảm giác thân quen càng rõ, linh tính mách bảo, tim bà đập loạn xạ. Tiếng con vật ấm ứ trong cổ họng, chừng như sắp quỵ xuống vì bị bóp nghẹt. Tên ngồi sau, tung bao tải dạng lưới ra chuẩn bị ôm trọn lấy con vật.

Tới gần hơn, vằn khoang trắng, hằn thành vòng quanh cổ con vật bỗng nhiên sáng rõ. Bà chột dạ, gào lên: “Sao chúng mày bắt chó của bà?”. Tên “cẩu tặc” cười nhăn nhở, cãi trả lại: “Chó của bà? Đập phát chết giờ”. Như sực tỉnh, cảm giác một sự mất mát sắp đổ ập xuống, bà hô hoán: “Ối làng nước ơi, chúng nó bắt cún của tôi. Quân mất dạy! Trả chó cho bà. Cún ơi chạy đi, cún của bà ơi?”. Không khản đặc hay ấm ớ mất tiếng, hơn bao giờ hết giọng bà hết sức rõ, khẩn thiết biết mấy!

Quang gánh vứt chỏng chơ, bà đuổi theo chiếc xe, nước mắt giàn giụa, không ngừng gọi tên cún. Phía đằng xa người dân đổ ra, lúc này cún như tỉnh cơn mê, nó vùng vằng, dùng hết sức bình sinh giật mạnh sợi dây đang thắt đến nghẹn thở. Tên “cẩu tặc” ngồi sau ngã nhào xuống vệ đường, lăn mấy vòng, tên cầm lái rú ga lao thẳng, xé toang hàng rào người dân đang vây ráp, hòng tẩu thoát.
 

Bà chạy tới, ôm chặt cún vào lòng, xuýt xoa. Con vật đáng thương quằn quại, kêu rú, bốn chân tứa máu vì chà xát trên mặt đường. Lát sau, nó ngoan ngoãn nằm yên trong tay bà, đôi mắt hấp háy tỏ vẻ ân hận. Như một cơ hội, lần thứ hai bà có lại cún
Tác giả bài viết: Trang Thái Hà
Từ khóa:

Trang Thái Hà

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 690
  • Tháng hiện tại: 49971
  • Tổng lượt truy cập: 8005254

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net