1
  • image
  • image
  • image
  • image
08:41 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Dạ thưa ! Cháu nghèo nhưng không ăn cắp đâu ạ

Đăng lúc: Thứ sáu - 28/12/2012 22:20 - Người đăng bài viết: lehongve
Giới thiệu câu chuyện của nhà báo Lương Thị Bích Ngọc, thuộc thôn Phúc Tự về lòng tự trọng và nhân cách của con người
Lời dẫn của Ban biên tập: Lấy sự kiện từ vụ cô bé Lại Thị Thẩm, học trò nghèo lớp 2 ở Trường Tiểu học Trung Lập Thượng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TPHCM) bị cô giáo nghi ăn cắp tiền nên đã đưa em vào trụ sở công an xã để lấy cung nhưng sau đó cô giáo tìm lại được tiền bị thất lạc, giải nỗi oan cho cô học trò nghèo. Điều đáng mừng là ngay sau đó tập thể nhà trường đã tổ chức xin lỗi tới em, điều này giúp cho vết thương lòng của em có cơ may không để lại di chứng. Đồng cảm với những trắc ẩn đó, nhà báo Lương Thị Bích Ngọc, hiện là quyền Tổng biên tập của tờ báo Khám phá, trực thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP.Hồ Chí Minh gửi đến trang tin câu chuyện của chính mình với tiêu đề đầy lòng tự trọng: "Dạ thưa! Cháu nghèo nhưng không ăn cắp đâu ạ". Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu đến quý bà con toàn bộ câu chuyện như một lời chia sẻ, gửi gắm, đánh thức lòng vị tha và định kiến của người lớn đối với mọi lớp người xung quanh chúng ta.
 

Dạ thưa ! Cháu nghèo nhưng không ăn cắp đâu ạ

Trên trái đất này, trên đất nước mình và chính trên quê hương mình, có biết bao đứa trẻ bị hàm oan mà chúng ta không biết hoặc cố tình không biết. Hoặc biết rồi cũng không dám đối diện, không dám nói lời xin lỗi để con trẻ đôi khi mang theo nỗi ấm ức trong nhiều năm tháng của cuộc đời! Nhất là lý do để người ta bị đổ tội chỉ vì “nó là con nhà NGHÈO”? Mà “Túng quá hóa liều”?

Vâng! Nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên chuyện bị hàm oan thủa mới lớn chỉ vì NGHÈO và MỒ CÔI...

Năm 1985, tôi học lớp 12. Tôi quê Quảng Bình vào Huế học lớp chuyên của tỉnh. Tôi con mồ côi, quê lại ở xa nên vào dịp trường nghỉ vài ba ngày thường đến ở cùng với Nga, đứa em lớp dưới ở đầu đường Nguyễn Huệ. Nga ở trong một phòng đầu dãy nhà tạm trong khuôn viên khu biệt thự của một lãnh đạo tỉnh Bình Trị Thiên thời đó.

Huế những năm ấy lạnh sớm. Ngày gió bấc mưa phùn, tôi càng lộ sự đói nghèo bởi cái đói hằn lên mặt và co ro cúm rúm vì không có áo ấm. Và cứ mỗi lần ra kéo cánh cửa sắt cho tôi chui vào, cái Nga lại lấm lét nhìn lên căn biệt thự. Thường thì lúc đó tôi thấy bà chủ đóng các cánh cửa sổ lại. Có hôm tôi còn nghe bà dặn dò người làm: “Cẩn thận kẻo dễ bị mất cắp lắm! Cái bọn mồ côi, khố rách áo ôm đó...”. Và tiếng cái Nga lí nhí: “Dạ thím ơi, chị bạn cháu trông rúm ró vậy chứ tốt tính và học giỏi lắm...”.

Hôm đó, nghỉ Tết dương lịch, tôi qua định vay cái Nga vài đồng để về quê. Hôm đó, Huế hửng nắng. Không hiểu sao, khi đi qua cánh cửa sắt tôi chợt để ý đến hai dây phơi quần áo ngay gần đó có mấy cái quần bò rất đẹp. Nga cũng chợt bảo tôi: “Quần của Th, con trai lớn của nhà này. Nó mới học lớp 10 mà có nhiều quần áo đẹp lắm chị à”.

30 phút sau, khi tôi đang ngồi ở ga tàu thì thấy anh trai của Nga dẫn mấy thanh niên tới và bảo tôi: “Em cho các anh đây khám xét đồ”. Thấy tôi sửng sốt, anh bảo: “Mấy cái quần bò của Th phơi ngoài sân bị mất rồi. Mà trong thời gian đó chỉ có em vào khu biệt thự...”. Cái túi du lịch rách nát của tôi bị lục tung lên trước mắt bao nhiêu người đợi tàu trong nhà ga. Chỉ có vài ba cái quần áo cũ kỹ và dăm ba cuốn vở. Rồi họ dẫn tôi về lại khu biệt thự. Bà chủ hỏi tôi: “Cháu lấy mấy cái quần bò bán ở đâu?”. Cái Nga khóc, bảo: “Em không tin chị làm việc đó nhưng ai cũng nói có thể vì nghèo quá mà chị làm liều. Chị cứ nói thật đi...”.

May sao, lúc đó vị lãnh đạo tỉnh vừa đi làm về. Nghe thuật lại câu chuyện, ông nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi: “Cháu có túng quẫn quá mà làm liều không? Cháu cứ nói thật, chú sẽ xin tha cho cháu?”. Tôi cũng đã nhìn thẳng vào mắt ông với tất cả sự hi vọng ông có thể tin mình: “Cháu tuy nghèo nhưng không bao giờ ăn cắp ạ!”.

Và ông đã bảo những người thanh niên đó cho tôi ra ga. Lúc ấy tôi đã không co ro, cúm rúm để đi ra cổng nữa. Tôi thẳng người bước đi mặc cho những lời gào lên của bà chủ: “Đồ ăn cắp! Từ nay không ai cho nó bén mảng tới đây nữa!”.

Hai mươi năm sau tôi đã gặp lại chồng bà trong chuyến tới viết về địa phương nơi ông làm chủ tịch. Ông không nhận ra tôi. Khi phỏng vấn xong, tôi hỏi câu sau cùng trước khi đứng ở cánh cửa bước ra sân: “Cô nhà chú giờ chắc còn sợ mất cắp hơn ngày xưa? Th nhà chú còn hay mặc quần bò không?”.

Có lẽ người vợ tào khang của ông không bao giờ biết bà đã chà đạp tâm hồn của đứa con gái 17 tuổi mồ côi ngày đó như thế nào. Và có lẽ, những người như bà không bao giờ biết mình làm sai điều gì với ai để nói lời xin lỗi. Và hơn thế, tôi - với vết thương đầu đời đã 30 năm rồi không thể lành - tôi cũng không muốn quên, muốn tha thứ cho kẻ đã gieo oan cho một người chỉ vì người ta nghèo và mồ côi!

... Nhớ lại chuyện CŨ, dẫu sao tôi muốn cũng nói lời cám ơn với “những người lớn” trong vụ cháu Thẩm vừa xảy ra. Giả sử vì sĩ diện, vì sợ hãi chịu trách nhiệm, cô giáo Thu cố tình lờ đi việc tìm thấy 1 triệu đồng trong túi mà trước đó cô nói là bé Thấm lấy, thì không biết nỗi ám ảnh của cô bé học sinh lớp 2 đó về sự hàm oan này sẽ để lại di chứng gì? Có thể nhiều năm sau nữa em sẽ vẫn căm ghét trường học, cô giáo và cả những người lớn đại diện cho cơ quan công quyền. Có thể em vì tủi phận nghèo nên bị hàm oan (vì nhà em quá nghèo nên khi bị mất tiền, người lớn dễ dàng đổ riệt cho em) mà có thể ngày sau khi lớn lên, em sẽ bất chấp tất cả chỉ để thoát cảnh nghèo? Hoặc tai hại hơn, có em nhỏ vì bị hàm oan mà đã tìm đến cái chết!

Nước mắt của cô giáo Thu khi nói lời xin lỗi chân thành, lời “rút kinh nghiệm” cần thiết của những người lớn có lẽ cũng làm dịu đi chút nào nỗi tủi hờn, ấm ức của bé Thẩm và gia đình. Người nghe chuyện đã có thể thở phào nhẹ nhõm: “May mà...”.
May mà, nhờ lời xin lỗi kịp thời và chân thành, vết thương lòng của bé Thẩm hi vọng không để lại di chứng!
Tác giả bài viết: Lương Thị Bích Ngọc (Bút danh Nguyên Linh)
Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Thanh Lâm - Đăng lúc: 29/12/2012 09:39
Đời nhiều khi quá phức tạp. Con người cần lòng dũng cảm để bảo vệ chính mình. Bích Ngọc là người dũng cảm.
Avata
Minh biện - Đăng lúc: 29/12/2012 01:38
Thám tử kém nhể, thế mới giải phóng mặt bằng chậm tiến độ chơ, keke.
Bài viết hay quá bà con a, nhà báo Lương Thị Bích Ngọc nghe đâu sẽ trở lại báo làng và hậu thuẫn về mặt nội dung cho báo làng, nếu tin này đúng thì làng lê sơn.NET mạnh quá, uy tín quá, uy tín quá
Avata
Thám tủ - Đăng lúc: 29/12/2012 01:25
Theo tôi, kẻ ăn cắp nhiều khi là người giàu có, ví dụ trong câu chuyện là ông cán bộ nọ. Nhìn lại thì các vị quan ta hiện nay nếu chỉ có tiền lương thì làm sao ông có nhà biệt thư.? Vi như lương của chủ tịch huyện bây giờ ăn và nuôi con không đủ cơ mà nhưng lạ thay chỉ làm trưởng phòng cấp huyện thôi cũng có nhà lầu xe hơi. Vây, tiền đâu ra hả ta..?.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Khách viếng thăm: 6
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 1810
  • Tháng hiện tại: 51972
  • Tổng lượt truy cập: 8007255

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net