1
  • image
  • image
  • image
  • image
04:26 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Ký ức về chuyến đò Tết bị chìm năm xưa

Đăng lúc: Thứ hai - 05/08/2013 04:13 - Người đăng bài viết: bientap02
Trang tin giới thiệu bài viết của bạn Trần Thị Thanh Thỏa về những ký ức buồn trên sống Gianh nhân sự kiện quê hương Lệ Sơn đang chuẩn bị chào đón sự kiện khánh thành cầu Văn Hóa
Tôi và ba vừa lau xong lá gói thì người hàng xóm hớt hải chạy vào: "Thầy ơi, cô về chưa? Chuyến cuối đò chìm, thầy ạ". Với người dân sống bên dòng Gianh quê tôi, chìm đò không có gì lạ nhưng vào dịp giáp Tết, đò đầy lại nguy hiểm vô cùng.
 
Sau một năm quê nhà thiên tai, bão lũ để ba có một cái tết sung túc hơn, ít lo lắng hơn tôi quyết định gửi khoản tiền tiết kiệm từ học bổng Nghiên cứu sinh của mình về cho ba và ở lại ăn tết nơi xứ người. Dù đã tự dặn lòng mình như thế vậy mà sáng nay khi tiễn bạn ra sân bay tôi không thể nào cầm lòng được, hai hàng nước mắt cứ thế tuôn rơi. Khi quay ra rồi nhìn thấy máy bay bay ngang qua, như một kẻ vô thức tôi chạy theo một đoạn rồi nhìn theo mãi cho đến khi máy bay chỉ là một chấm đen nhỏ xíu trên bầu trời tôi mới sực tỉnh.

Tôi thèm được bay lên, được trở về trong cái không khí tết sum vầy của người Việt, được nhìn thấy cành đào, cành mai trong cái tết se lạnh của miền Trung. Tôi thèm cái cảm giác sum họp, đầm ấm bên gia đình, được chính tay mình đặt lên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả, được thức trọn đêm 30 để đun nồi bánh chưng, được nói chính tiếng mẹ đẻ của mình vào khoảnh khắc thiêng liêng của thời khắc giao thừa. Tôi cũng thèm được pha cho ba ấm trà nóng và cùng ba khai bút vào sáng mồng một, được bác trưởng họ xoa đầu chúc tết cùng lời dặn "ra đi để trở về con nhé", được đi tết thầy vào sáng mồng ba...

Cứ thế, cứ thế những hình ảnh, những kỉ niệm cứ trở về dồn dập, thổn thức trong tôi. Cảm xúc ấy cứ hòa thành một dòng chảy lớn trong tim khiến tôi khó mà nắm bắt, mà trải lòng để chia sẻ cùng mọi người. Tuy nhiên, có một kỉ niệm về một cái tết thưở còn "khoe áo mới", về mẹ lại hiện hữu mồn một trong tôi, xin được chia sẻ cùng mọi người để thấy ấm lòng hơn khi ăn tết bên xứ người.

Khác với bạn bè cùng trang lứa sinh ra ở Hà Nội, tết gắn liền với hình ảnh Hồ Gươm lung linh ánh điện, pháo hoa rực sáng trên Tháp Rùa; Tết của những đứa trẻ nghèo trên dải đất miền Trung chúng tôi là được nghỉ chăn bò, được ăn no những món ăn hàng ngày không có và đặc biệt là được một bộ quần áo mới. Gia đình tôi vốn đông con, ba mẹ tôi đều là giáo viên nên cứ mỗi dịp tết đến là khuôn mặt mẹ tôi lại hằn lên nỗi lo lắng. Áo quần mặc thì được chuyền tay từ anh chị cho đến em út trong nhà, cũng may mẹ tôi là người khéo tay nên quần áo chúng tôi luôn sạch sẽ, tinh tươm.

Tôi là con Út nên chẳng mấy khi có quần áo mới. Nhưng tết năm ấy tôi chuẩn bị được đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ nên mẹ hứa trước là sẽ mua cho tôi một bộ váy thật đẹp. Mấy ngày gần tết mẹ tôi mải mê đi bán quả cau, trái ổi nên mãi 30 tết mẹ mới theo đò phiên qua sông sắm tết và mua áo cho tôi. Mẹ tôi ra đi từ lúc trưa làm tôi cứ háo hức, lăng xăng chạy ra, chạy vào để đón mẹ. Xế chiều mẹ vẫn chưa về nên tôi yên chí là mẹ đi chuyến đò cuối và lon ton theo ba vào gói bánh.

Tôi và ba vừa lau xong lá gói thì người hàng xóm hớt hải chạy vào: "Thầy ơi, cô về chưa? Chuyến cuối đò chìm, thầy ạ". Với người dân sống bên dòng Gianh quê tôi chìm đò không có gì là quá lạ nhưng chìm đò vào dịp giáp Tết, đò đầy lại nguy hiểm vô cùng. Mặt bố tôi tái nhợt, tôi bàng hoàng, mếu máo. Giữa cái rét cắt da, cắt thịt của chiều cuối đông, cha con tôi cứ thế chân trần chạy về bến đò phía đầu làng. Bên bến sông đã có nhiều người tụ tập, tiếng khóc, tiếng mọi người chỉ đạo các anh dân quân cứu người làm tôi hoang mang hơn. Đã có nhiều người được đưa lên mà không thấy mẹ tôi đâu cả, tôi cứ chạy vòng quanh khóc ầm ĩ.

Giữa lúc ấy tôi nghe tiếng mẹ tôi yếu ớt : "Mẹ đây con, mẹ không sao rồi". Tôi quay lại trân trân nhìn mẹ. Mẹ tôi đứng bên cạnh ba tôi, tím tái, lập cập trong bộ áo quần dính nước mà tay vẫn cầm một bọc vải. Tôi òa khóc, ôm chầm lấy mẹ. Cũng may chuyến đò năm ấy mọi người đều an toàn, tôi thầm đoán khi đò chìm mẹ vẫn nhoài người bơi theo cái áo cho tôi dù lúc đó đồ cúng tết còn nhiều thứ quý giá hơn nhiều.

Tối hôm ấy, gia đính tôi lại quây quần bên nồi bánh chưng, mẹ tôi thức suốt đêm cời than nóng để hơ khô cái áo ấm và bộ váy tết cho tôi. Sáng hôm sau tôi lại được xúng xính trong bộ đồ diện tết trong bộ đồ mới còn thơm mùi vải quyện với mùi than nồng ấm, dễ chịu.

Bây giờ tôi đã lớn, đã không còn háo hức được mặc áo mới vào dịp tết, được mang cái bánh tét dày chạy tung tăng khắp xóm như ngày xưa nữa. Thế nhưng, mỗi cái tết lại về tôi không thể nào quên được những kỉ niệm, những cái tết bên mẹ và bộ quần áo năm nào. Tôi chẳng thể nào quên được hình ảnh hao gầy của mẹ bên bếp lửa năm ấy. Có lẽ sẽ có người cho tôi là "ôn nghèo kể khổ" nhưng với tôi đấy là những cái tết ấm áp, hạnh phúc nhất mà tôi từng có. Tôi sẽ luôn trân trọng lưu giữ trong trái tim mình như một ngọn lửa ấm áp để tiếp cho tôi thêm sức mạnh nơi xứ người.

Còn hơn 365 ngày nữa mới lại có một cái tết mới, vâng, hãy còn lâu lắm để tôi nghĩ đến việc trở về. Thế nhưng tôi tự hứa với lòng mình nhất định năm sau tôi sẽ trở về, sẽ mua cho ba mẹ tôi những bộ quần áo thật đẹp trong ngày tết. Dù tôi biết, mẹ tôi sẽ chẳng bao giờ mặc được nó nữa.
Tác giả bài viết: Trần Thị Thanh Thỏa
Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 568
  • Tháng hiện tại: 28173
  • Tổng lượt truy cập: 8037207

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net