Truyện ngắn: Em đừng đi
Đăng lúc: Chủ nhật - 11/05/2014 04:17 - Người đăng bài viết: bientap02Truyện ngắn viết về mảng tâm lý xã hội của phóng viên báo QĐND Trang Thái Hà
Các bài viết cùng tác giả đã đăng:
1.Vị đắng của hạnh phúc
EM ĐỪNG ĐI
Rét đậm. Rét hại. Cái rét thẩm thấu qua từng lớp chăn bông, tìm tới ngấu nghiến da thịt. Biên co quắp đến sáng thì cứng đờ hết cả người. Cuộn tròn trong chăn, anh lắng nghe bốn bề gió rít. Mưa đáp xuống mái tôn, đọng lại thành giọt, nhỏ trước hiên nhà. Anh lại thiếp đi.Đứa con nhỏ kéo chiếc chăn để lộ cái đầu. Luồng gió lạnh trườn tới. Cái mũi bị lạnh đột ngột khiến anh co rúm, rụt đầu lại. Thằng bé réo gọi: “Bố ơi! Dậy ăn cơm để đi làm. Mẹ nấu xong rồi!”. Từ trong chăn Biên nói vọng ra: “Mẹ nào? Vớ vẩn!”.
Thằng bé nhanh nhảu: Mẹ Thùy chứ ai?
- Cô Thùy. Con ra trước đi.
Nán lại chừng mươi phút, nghĩ đến thằng bé và cách gọi người làm công cho bố nó là “Mẹ!”. Biên chậc lưỡi: “Đúng là trẻ con”. Dân xóm chè ái ngại cái cảnh gà trống nuôi con của anh. Kỳ thực số anh bị lỗi duyên. Một thằng đàn ông bám trụ nơi phố núi. Quanh năm lấy tiếng suối thung lũng làm nhạc. Đêm xuống lấy ánh đèn le lói làm sao. Mùa đông lấy những dải lụa trắng quấn quanh khu đồi làm khăn ấm thì làm sao giữ nổi chân mẹ nó. Hoa khôi miền sơn cước, sinh ra không để thuộc về nơi này.
Biên mò mẫm tìm đôi dép: “Là cô à? Sao cô luôn phá giấc ngủ của tôi thế nhỉ?”. Cô gái nhanh chóng cuộn màn, gấp ngay ngắn cái bọc chăn, rũ sạch chiếc gối để vào đầu giường rồi quay đi. Biên nói với theo: “Cô kia? Tôi đang hỏi cô đấy”. Vẫn không được đáp lại. Biên đứng dậy vươn vai. áo xốc lên hở cả rốn, rủa thầm: “Người đâu mất lịch sự thế không biết?”.
1.Vị đắng của hạnh phúc
EM ĐỪNG ĐI
Rét đậm. Rét hại. Cái rét thẩm thấu qua từng lớp chăn bông, tìm tới ngấu nghiến da thịt. Biên co quắp đến sáng thì cứng đờ hết cả người. Cuộn tròn trong chăn, anh lắng nghe bốn bề gió rít. Mưa đáp xuống mái tôn, đọng lại thành giọt, nhỏ trước hiên nhà. Anh lại thiếp đi.Đứa con nhỏ kéo chiếc chăn để lộ cái đầu. Luồng gió lạnh trườn tới. Cái mũi bị lạnh đột ngột khiến anh co rúm, rụt đầu lại. Thằng bé réo gọi: “Bố ơi! Dậy ăn cơm để đi làm. Mẹ nấu xong rồi!”. Từ trong chăn Biên nói vọng ra: “Mẹ nào? Vớ vẩn!”.
Thằng bé nhanh nhảu: Mẹ Thùy chứ ai?
- Cô Thùy. Con ra trước đi.
Nán lại chừng mươi phút, nghĩ đến thằng bé và cách gọi người làm công cho bố nó là “Mẹ!”. Biên chậc lưỡi: “Đúng là trẻ con”. Dân xóm chè ái ngại cái cảnh gà trống nuôi con của anh. Kỳ thực số anh bị lỗi duyên. Một thằng đàn ông bám trụ nơi phố núi. Quanh năm lấy tiếng suối thung lũng làm nhạc. Đêm xuống lấy ánh đèn le lói làm sao. Mùa đông lấy những dải lụa trắng quấn quanh khu đồi làm khăn ấm thì làm sao giữ nổi chân mẹ nó. Hoa khôi miền sơn cước, sinh ra không để thuộc về nơi này.
Biên mò mẫm tìm đôi dép: “Là cô à? Sao cô luôn phá giấc ngủ của tôi thế nhỉ?”. Cô gái nhanh chóng cuộn màn, gấp ngay ngắn cái bọc chăn, rũ sạch chiếc gối để vào đầu giường rồi quay đi. Biên nói với theo: “Cô kia? Tôi đang hỏi cô đấy”. Vẫn không được đáp lại. Biên đứng dậy vươn vai. áo xốc lên hở cả rốn, rủa thầm: “Người đâu mất lịch sự thế không biết?”.
Cơm rang tỏi ớt, cá kho khô thơm đến dậy ruột gan. Ba người ngồi quanh cái bàn gỗ nhỏ, thấp lè tè bằng mấy chiếc đòn tự đóng. Thùy đã hãm sẵn cho anh một ấm chè đặc. Cảm giác uống nước chè, úp cái bát đánh “cạch” thật thích. Anh xem sự chu đáo của Thùy như trách nhiệm phải có khi làm công.
Biên nhận đất khoán trồng gió, cao su. Khoảng đất lớn bao quanh nhà trồng chè. Mới đầu, anh ngại mướn Thùy. Cô là nữ lại ở tận vùng giáp ranh biên giới Việt – Lào. Không biết gốc gác, tâm tính thế nào. Thùy đã có chồng nhưng bị ruồng bỏ. Người ta gán cho cái “mác” đàn bà “điếc” vì để sẩy rồi không sinh con được nữa. Thùy rất trẻ, mặn mà, có duyên. Tính nết thì chẳng kiểu gì ưng được. Tên là Thùy mà chẳng “thùy” chút nào. Bà Phán ở đồi bên là người đánh tiếng giới thiệu. Chẳng hiểu thế nào? Thằng bé nhà anh cứ quấn lấy gọi “Mẹ!”. Có khi, ả này có tố chất làm “mẹ mìn”.
Đang định lấy cái áo mưa, đôi ủng chuẩn bị ra đồi chè thì đã thấy những thứ đó nằm ngay ngắn trước hiên nhà. Biên nhún vai: “Cô cứ như quản gia kiêm quản giáo ấy nhỉ? Cảm ơn!”. Thùy chẳng nói gì, lẳng lặng ra phía đầu hồi lấy cái rựa, mấy sợi dây. Cô rảo bước đi trước. Biên thong thả theo sau, miệng huýt sáo vang cả triền đồi.
Mùa đông hiếm có mặt trời. Sương mỏng dần. Khu đồi bên kia đã hiện ra. Dưới chân đồi, suối nước róc rách chảy. Lòng Biên phấn chấn lạ kỳ. Anh luồn lách giữa các hàng chè. Gặp bụi cây xấu hổ nào cũng đá cho cụp lá xuống. Cả triền đồi trải rộng màu xanh xám. Xanh bạc hà quấn dưới chân chè. Xám của gốc chè trơ trọi cành, nhánh. Lá rụng gần hết, rữa ra la liệt dưới gốc cây.
Một mùa chè xanh ngắt đã qua. Giờ phải cuốc cỏ, chặt gốc. Giữ lại tầm hai gang để nó tiếp tục nẩy chồi, đâm nhánh. Người phụ nữ này từ phía sau trông rất ngọt ngào, lay thức... Biên lạc trong suy nghĩ vẩn vơ, suýt chút đâm sầm vào Thùy. Bực mình anh gắt lên: “Đang đi, cô đứng lại làm gì?”. Thùy bật cười: “Anh ngẩng đầu lên mà đi. Chân đi vô ý mắng người vô duyên”.
Biên đều tay chặt từng gốc chè. Thùy cắm cúi rũ mạnh bạc hà, hùn thành đống cho vào bì. Chốc chốc mỏi lưng, Biên đứng lên quay người, nheo mắt phóng cái nhìn về phía Thùy. Có một nỗi niềm man mác phủ đều lên khuôn mặt ấy. Anh thấy mình có vấn đề, khi không cứ thích nhìn trộm người ta. Mà người gì cứ như khúc gỗ? Chẳng nói nổi một tiếng ngọt bao giờ. Hễ mở lời, nghe cứ lộn hết ruột gan. Nếu chấp nhặt sẽ chẳng ở được ba bảy hăm mốt ngày. Đang ngẩn tò te thì: “Anh nhìn gì tôi?”. Biên nhanh trí: “Cô không nhìn tôi sao biết tôi nhìn cô?”. Thùy cùn lên: “Anh thiếu cái để nhìn sao cứ nhìn tôi?”. Thùy hậm hực bỏ ra xa. Không quên dành cho anh cái trừng mắt mới ghê gớm làm sao.
Đến lượt Thùy lén nhìn Biên. Trông dáng vẻ cặm cụi, dứt khoát từng nhát rựa, mái tóc điểm li ti từng hạt sương lên đó trong cô trào dâng một tình thương khó tả. Anh giữ khoảng cách, khá lạnh lùng nhưng cô biết Biên là người khắc khoải trong suy nghĩ, kiềm chế cảm xúc khá tốt. Không kịp giấu cái nhìn đi. Biên đã trông thấy: “Ai cho cô nhìn tôi?”. Thùy bối rối chống chế: “Tôi có mắt. Tôi nhìn gì chẳng được?”. Chút thẹn thùng trên khuôn mặt bắt đầu nóng ran bị giấu nhẹm. Tiếng Biên đắc chí: “Vậy là hòa nhé!”.
Thùy về sớm thổi cơm. Biên nán lại chặt thêm mấy hốc chè trước khi trời đổi gió. Mon men về đến đầu hồi, anh nép lại bên vách. Thùy nấu nước ấm tắm cho thằng bé. Thằng bé kêu lạnh nhưng cứ thích nghịch nước. Bị cô cù léc nó ngặt nghẽo cười. - “Con đói chưa?”. Thằng bé ngoan ngoãn: “Dạ chưa ạ!”. Niềm hạnh phúc rạng ngời trên khóe mắt Thùy: “ừ! Ngoan! Đợi bố về, mẹ dọn cơm cho con ăn nhé!”...
Biên đứng chôn chân một chỗ. Đời thuở nào người làm công với con mình gắn bó như máu mủ? Anh trở lại mé đồi, thẫn thờ nhìn về phía xa xăm. Thung lũng trải dài, sâu hun hút. Ai đó đốt củi sưởi, những vệt khói uốn éo, leo đến tận chín tầng. Tiếng chim cắt, cu gáy rồi cả cái con lúc nào cũng kêu “có cái chi chọt cho hết” khiến anh nẫu hết ruột gan. Anh tự nhủ: - Sao cứ thấy khắc khoải, đợi chờ trong đôi mắt ấy? Sao cứ dịu dàng, bình yên biết mấy dù người như dòng thác nhỏ luồn sâu trong thung lũng và ta mãi mộng du trong thung lũng sương mù?
Một bàn tay khẽ đặt lên vai. Giọng nói từ tốn khiến mạch anh như ngừng đập: “Anh vào ăn cơm cho nóng”. Thùy vội quay vào. Biên níu tay cô kéo lại như định nói điều gì nhưng rồi lại buông tay. Thùy quay lại nhìn Biên. Cái nhìn gửi theo hanh heo, mưa phùn, gió bấc. Chỉ cần một chớp mắt nữa thôi, anh sẽ tan chảy.
Biên nhận đất khoán trồng gió, cao su. Khoảng đất lớn bao quanh nhà trồng chè. Mới đầu, anh ngại mướn Thùy. Cô là nữ lại ở tận vùng giáp ranh biên giới Việt – Lào. Không biết gốc gác, tâm tính thế nào. Thùy đã có chồng nhưng bị ruồng bỏ. Người ta gán cho cái “mác” đàn bà “điếc” vì để sẩy rồi không sinh con được nữa. Thùy rất trẻ, mặn mà, có duyên. Tính nết thì chẳng kiểu gì ưng được. Tên là Thùy mà chẳng “thùy” chút nào. Bà Phán ở đồi bên là người đánh tiếng giới thiệu. Chẳng hiểu thế nào? Thằng bé nhà anh cứ quấn lấy gọi “Mẹ!”. Có khi, ả này có tố chất làm “mẹ mìn”.
Đang định lấy cái áo mưa, đôi ủng chuẩn bị ra đồi chè thì đã thấy những thứ đó nằm ngay ngắn trước hiên nhà. Biên nhún vai: “Cô cứ như quản gia kiêm quản giáo ấy nhỉ? Cảm ơn!”. Thùy chẳng nói gì, lẳng lặng ra phía đầu hồi lấy cái rựa, mấy sợi dây. Cô rảo bước đi trước. Biên thong thả theo sau, miệng huýt sáo vang cả triền đồi.
Mùa đông hiếm có mặt trời. Sương mỏng dần. Khu đồi bên kia đã hiện ra. Dưới chân đồi, suối nước róc rách chảy. Lòng Biên phấn chấn lạ kỳ. Anh luồn lách giữa các hàng chè. Gặp bụi cây xấu hổ nào cũng đá cho cụp lá xuống. Cả triền đồi trải rộng màu xanh xám. Xanh bạc hà quấn dưới chân chè. Xám của gốc chè trơ trọi cành, nhánh. Lá rụng gần hết, rữa ra la liệt dưới gốc cây.
Một mùa chè xanh ngắt đã qua. Giờ phải cuốc cỏ, chặt gốc. Giữ lại tầm hai gang để nó tiếp tục nẩy chồi, đâm nhánh. Người phụ nữ này từ phía sau trông rất ngọt ngào, lay thức... Biên lạc trong suy nghĩ vẩn vơ, suýt chút đâm sầm vào Thùy. Bực mình anh gắt lên: “Đang đi, cô đứng lại làm gì?”. Thùy bật cười: “Anh ngẩng đầu lên mà đi. Chân đi vô ý mắng người vô duyên”.
Biên đều tay chặt từng gốc chè. Thùy cắm cúi rũ mạnh bạc hà, hùn thành đống cho vào bì. Chốc chốc mỏi lưng, Biên đứng lên quay người, nheo mắt phóng cái nhìn về phía Thùy. Có một nỗi niềm man mác phủ đều lên khuôn mặt ấy. Anh thấy mình có vấn đề, khi không cứ thích nhìn trộm người ta. Mà người gì cứ như khúc gỗ? Chẳng nói nổi một tiếng ngọt bao giờ. Hễ mở lời, nghe cứ lộn hết ruột gan. Nếu chấp nhặt sẽ chẳng ở được ba bảy hăm mốt ngày. Đang ngẩn tò te thì: “Anh nhìn gì tôi?”. Biên nhanh trí: “Cô không nhìn tôi sao biết tôi nhìn cô?”. Thùy cùn lên: “Anh thiếu cái để nhìn sao cứ nhìn tôi?”. Thùy hậm hực bỏ ra xa. Không quên dành cho anh cái trừng mắt mới ghê gớm làm sao.
Đến lượt Thùy lén nhìn Biên. Trông dáng vẻ cặm cụi, dứt khoát từng nhát rựa, mái tóc điểm li ti từng hạt sương lên đó trong cô trào dâng một tình thương khó tả. Anh giữ khoảng cách, khá lạnh lùng nhưng cô biết Biên là người khắc khoải trong suy nghĩ, kiềm chế cảm xúc khá tốt. Không kịp giấu cái nhìn đi. Biên đã trông thấy: “Ai cho cô nhìn tôi?”. Thùy bối rối chống chế: “Tôi có mắt. Tôi nhìn gì chẳng được?”. Chút thẹn thùng trên khuôn mặt bắt đầu nóng ran bị giấu nhẹm. Tiếng Biên đắc chí: “Vậy là hòa nhé!”.
Thùy về sớm thổi cơm. Biên nán lại chặt thêm mấy hốc chè trước khi trời đổi gió. Mon men về đến đầu hồi, anh nép lại bên vách. Thùy nấu nước ấm tắm cho thằng bé. Thằng bé kêu lạnh nhưng cứ thích nghịch nước. Bị cô cù léc nó ngặt nghẽo cười. - “Con đói chưa?”. Thằng bé ngoan ngoãn: “Dạ chưa ạ!”. Niềm hạnh phúc rạng ngời trên khóe mắt Thùy: “ừ! Ngoan! Đợi bố về, mẹ dọn cơm cho con ăn nhé!”...
Biên đứng chôn chân một chỗ. Đời thuở nào người làm công với con mình gắn bó như máu mủ? Anh trở lại mé đồi, thẫn thờ nhìn về phía xa xăm. Thung lũng trải dài, sâu hun hút. Ai đó đốt củi sưởi, những vệt khói uốn éo, leo đến tận chín tầng. Tiếng chim cắt, cu gáy rồi cả cái con lúc nào cũng kêu “có cái chi chọt cho hết” khiến anh nẫu hết ruột gan. Anh tự nhủ: - Sao cứ thấy khắc khoải, đợi chờ trong đôi mắt ấy? Sao cứ dịu dàng, bình yên biết mấy dù người như dòng thác nhỏ luồn sâu trong thung lũng và ta mãi mộng du trong thung lũng sương mù?
Một bàn tay khẽ đặt lên vai. Giọng nói từ tốn khiến mạch anh như ngừng đập: “Anh vào ăn cơm cho nóng”. Thùy vội quay vào. Biên níu tay cô kéo lại như định nói điều gì nhưng rồi lại buông tay. Thùy quay lại nhìn Biên. Cái nhìn gửi theo hanh heo, mưa phùn, gió bấc. Chỉ cần một chớp mắt nữa thôi, anh sẽ tan chảy.
Tác giả bài viết: Trang Thái Hà
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Mùa xuân quê hương, mùa xuân kết nối yêu thương (28/12/2018)
- Đời này ta còn được gặp bố mẹ mấy lần ? (01/07/2014)
- Tản văn: Bạn Lệ Kiều (09/09/2014)
- Đất Lửa (19/12/2014)
- Gửi em cô gái Cao Lao và Lá thư không điền ngày tháng năm (11/06/2014)
- Một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết trông trăng (08/09/2014)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Mai em vào phòng thi (03/06/2014)
- Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Chuyện 1 gia đình người Lệ Sơn nơi đất khách quê người (21/03/2014)
- Truyện ngắn: Đứa con (21/12/2013)
- Một câu chuyện có thật đầy cay đắng: Giọt máu rơi (29/08/2013)
- Tìm hiểu con sông Linh Giang và vùng đất xa xưa nơi đây qua bài thơ của vua Lê Thái Tông (11/07/2013)
- Rào nước mội, nơi có cô gái xoả tóc ở cây trôi (24/06/2013)
- Truyện ngắn Cái quai nón của Trang Thái Hà (14/06/2013)
- Hoạt kịch 2: XÂY ...DỰNG (20/05/2013)
- Viết về Mạ nhân ngày của Mạ (13/05/2013)
- Câu đối Xuân Quý Tỵ (28/01/2013)
- Một lần cún con bị cẩu tặc bắt (12/01/2013)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 13
- Hôm nay: 1834
- Tháng hiện tại: 17191
- Tổng lượt truy cập: 8436662
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Lệ Sơn tường thuật đưa tin hình ảnh về 1 lễ ăn hỏi thuộc thế hệ F2 người Lệ Sơn, tại mạng Facebook. Kính mời bà con nhấn chuột vô nút có chữ facebook bên phải để xem hình.
Trân trọng thông báo !