Chửi những kẻ ăn trộm gà ở quê
Đăng lúc: Thứ sáu - 05/10/2012 23:21 - Người đăng bài viết: bientap021. Thơ say 1
2. Thơ say 2
3. Chân quê
Con gà là hình ảnh quen thuộc của mọi vùng nông thôn, là tài sản quý giá, “cỗ bạc lòng thành”, “mâm cao cỗ đầy” của người dân vốn sống bằng nghề nông, bốn bề rơm rạ. Kẻ nào ăn trộm, dù là con gà nhép cũng mang tội “tày trời”. Mỗi sáng sớm, vừa rải thóc, vừa “cúc cục cục” gọi gà về điểm danh, thấy thiếu, thấy vắng một chú thế là “của đau con xót” các bà, các “mệ” cứ ra sức chửi. Chửi tới khi cơn giận nguôi ngoai thì mới thôi.
Cứ như trời phú cho những người nghèo khổ, có một cơ quan phát thanh, đủ độ vang, phủ sóng khắp địa bàn cư trú. Phần giao đãi của “trường ca” mất khoảng mươi phút đã hoàn tất việc đặt vấn đề. Người nghe kịp nhận ra bài chửi liên quan đến vụ việc gì, nghi ngờ cho ai. Sau khi đã dạo qua, tổng quan vấn đề và đối tượng, chẳng cần gọi tên chúng ra, bà tức tốc vào thẳng phần chính việc chửi bới. Bà mạt sát đối thủ bằng những tư liệu rút ra trong gia phả, án tích, dư luận. Bà chứng minh bằng những chứng cứ và suy luận đã quan sát, thu thập được, cuối cùng là hình phạt. Bà phạt kẻ bị tình nghi bằng phương pháp là cho ăn, cho uống, thực đơn gồm những thứ bà cho là kinh tởm nhất. Cứ như ngoài cái vốn tự có ấy bà chẳng có gì. Toàn bộ "cáo trạng" từ điều tra, luận tội và xử phạt bà đọc độ nửa giờ là xong. "Phiên tòa" không cần mời ai dự, vẫn được xử công khai. Thế mới biết kẻ ở thế yếu cứ luôn “vơ vào” như thế, trông đáng yêu, đáng thương, lại vừa tủi hổ làm sao.
Bài chửi là văn xuôi được viết theo lối biền ngẫu, rất nhiều đoạn rập theo công thức viết báo cáo của những anh không chịu đổi mới ngày nay. Văn xuôi nhưng lại có vần, có điệu như thơ, lên bổng xuống trầm như nhạc, rất có thể đây là tiền thân của loại thơ văn xuôi bây giờ. Đặc biệt là đoạn cao trào, người nghe là kẻ ăn cắp thật cứ phải là nghẹn đắng cổ, giận tím mặt, “tức hộc máu”, còn người vô can thì lắc đầu phì cười vẻ thông cảm, nghe một lần là nhớ mãi. Bài chửi mất gà mang màu sắc vùng miền, đặc trưng theo từng vùng quê khác nhau.
Khiếp thật! Cứ phải gọi là “ói ra gà”. Còn các “mệ” ở miền Trung mà điển hình là Xứ Huế “mộng mơ”, nhẹ nhàng, thanh cảnh “chơi chữ” có kém gì không? Chúng ta nghe thử: “... Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng... Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp? Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bây ăn lật đật, bây ăn ban đêm. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?” (“Dấu tích Văn hóa Huế” của Bùi Minh Đức, Nxb Thuận Hóa, 2010).
Chưa hết, cái độc địa, moi móc chuyển sang một dạng thức mới, tinh vi và thú vị hơn, đó là chửi mang âm hưởng “toán học”. Cụ thể: “Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào “ngoặc” bà “khai căn” cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Bà “khai căn” cả họ nhà mày xong rồi, bà “tích phân n bậc”, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà “đạo hàm n lần. Ái chà chà! Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à. Bà là trị cho “tuyệt đối” hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là “vô nghiệm”, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong “âm vô cùng”, sẽ gặp tai ương đến “dương vô tận”, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự “vô hạn” tối tăm...”.
Đành rằng, chửi “đã mồm” cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái "chửi" để hả giận, để đánh thức lương tâm, nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên, chặn tay bọn ăn cắp những “con gà vàng” thấm đẫm mồ hôi, nước mắt người lao động. Chửi là vũ khí của người nghèo.
Những tin mới hơn
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Câu chuyện về Chị gái tôi (24/07/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Cơm Lệ Sơn (03/10/2012)
- Những bài thơ hay trong mục bình luận "Gửi em cô gái Cao Lao" (02/10/2012)
- Diễn biến mới nhất từ bài thơ "Gửi em cô gái Cao Lao" (28/09/2012)
- Những hình ảnh về sinh hoạt mua bán tại chợ Vang (27/09/2012)
- Chợ Vang khảo luận (25/09/2012)
- Mẹ ơi (22/09/2012)
- Hang Oong, một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo của Làng Lệ Sơn (22/09/2012)
- Chân quê (24/09/2012)
- Thơ 20 năm làm rể Lệ Sơn (20/09/2012)
- Lệ Sơn qua những bức ảnh (18/09/2012)
Ý kiến bạn đọc
Nội dung
Chổ cha nó lên nì
Hôm ni mười bốn, mai rằm
Bốn gà mất một, lưa năm chạy về nghe...
Chửi tiếp
Tiên sư đứa nào ăn trộm gà của nhà tau nha. Ga ở nhà tau là công là phượng.
Bay ăn trộm về nó là qủy là ma, có mỏ có sừng, nó moi óc móc tim bay ra.
Bay ăn gà tau, bay đi đằng đông bay chết đằng đông, bay đi đằng tây bay chết đằng tây...
tóm lại bay đi đường mô bay chết đường nấy.....Cứ thế mệ M chửi 3 ngày không dứt. Chửi rất tích cực và hăng hái.
Chửi ăn trộm gà hay đấy, làng mình có nhiều mẫu chửi gà độc đáo, mẫu của Lê Hồng Vệ nghe gai góc quá, mà cái ấy mọc thêm lông thì gái nào chả thích nên tui không thích mẫu này. Đề nghị bà con tiếp tục cung cấp các dạng chưởi ăn trộm gà độc đáo ở quê lên cho vui
Chuẩn bị đi công tác, nhưng bài mới và lại của Trang Thái Hà, nên không thể không lên tiếng. Thái Hà ạ, đúng là vùng quê mình có chuyện này. Trong những nếp ăn ở sinh hoạt của bà con, chửi mất gà cũng là một phương diện ngôn ngữ để hình thành cái phong phú của bản sắc mỗi làng quê. Từ nhỏ rồi lớn lên, tôi cũng được nghe chửi, ở xóm tôi lại có nhiều Mệ chửi hay. Khác với cách chửi và điệu vần của xứ Huế và Hà Tĩnh, các Mệ nhà ta mất gà, thường kiểm tra vào buổi tối khi gà chuẩn bị vào chuồng, thấy mất, liền đi một vòng quanh vườn rồi chửi, sáng ra lại làm trận nữa mới thỏa lòng để đi chợ.
Hình ảnh mà Mệ cu....đứng dạng háng, tay vỗ vào....rồi chửi thế này; "Tao biết đứa nào ăn trộm gà của bà rồi nha, sư cha bây, mang gà của Mệ về ăn, con trai ăn vào thì lông ra đầy dái, con gái nhà bây ăn vô thì lông ra đầy ....nha.",thật hay phải không Trang Thái Hà. Rất cám ơn bạn bài viết đậm chất dân gian và mình thích thể loại này
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 20
- Hôm nay: 1395
- Tháng hiện tại: 32895
- Tổng lượt truy cập: 8597823
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Đành rằng có chửi cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái “Chửi” đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên , chặn tay bọn ăn cắp những CON GÀ VÀNG nặng hàng chục tấn, và trả lại cho đời, cho dân những công bằng lớn lao hơn. Ý nghĩa văn hoá của sự “chửi” chính là ở đó.