1
  • image
  • image
  • image
  • image
00:57 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Lệ Sơn ơi cứ xanh đẹp mãi tình yêu này

Đăng lúc: Thứ năm - 05/12/2013 17:39 - Người đăng bài viết: lehongve
Ông bà dù đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng tình cảm, sự yêu thương dành cho nhau thật mãnh liệt. Câu chuyện về cụ là hình ảnh đẹp của tình yêu thuỷ chung, son sắt, một nét đẹp vốn có của người Lệ Sơn nói chung. Trang báo trân trọng gửi đến độc giả bài viết của cô giáo Trần Thị Minh Khanh về những nét đẹp đó.
Bài cùng tác giả đã đăng:
1. Ba tôi
2. Ký ức Mảnh hồn quê
3. Một câu chuyện có thật đầy cay đắng: Giọt máu rơi
4. Trồng hoa, một mô hình cải thiện kinh tế gia đình và làm đẹp cho xã hội
5. Tôi gặp em như vạn vật bừng tỉnh sau cơn mưa hạ vắng


 
Lâu nay, làng Lệ Sơn vẫn nổi tiếng là cảnh đẹp người xinh. Tình làng nghĩa xóm bao đời vẫn được hun đúc và trường tồn theo năm tháng. Ấy vậy mà gần đây sự “ biến tướng” nghe thật chua xót và não nề trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người yêu quê hương khi đọc bài "Trượng mới về à ?" của họa sĩ Lê Hồng Vệ.

Con người nơi đây lâu nay vẫn thật thà chân chất như cây lúa, củ khoai.Phải chăng, tư tưởng con người đã thay đổi lệch lạc theo cách nghĩ mới.  Hay bởi tại trào lưu của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến cái làng quê  vốn yên bình  như dòng Linh Giang  trong xanh mát rượi của xứ Cồn Vang.
Từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài một thời đã xa vắng. Khói lam chiều thả nghi ngút sau rặng tre xanh. Đâu đó tiếng ru của mẹ, giọng hò của chị cất lên ngân nga vọng xa sang tới làng bạn để đợi một giọng hò đáp trả…Lẽ nào tất cả đã đi vào dĩ vãng trong sự xa ngái của thời gian để nhường chỗ cho cái sự “biến tướng lệch lạc” khó chấp nhận chăng?

Có thể, trong sự sôi động của cuộc sống thời hiện đại thì cách nhìn về mối quan hệ của từng người hay trong nếp nghĩ chưa thấu đáo của một bộ phận nhỏ trong xóm làng  đã làm mất đi nét đẹp trong cái tình ăn ở xóm giềng lâu nay vẫn tối lửa tắt đèn có nhau  để rồi “Cái sảy nảy cái ung”.Đành rằng, tôi không dám phủ nhận tất cả , song “ Con sâu làm rầu nồi canh” nên quê hương mình  có những người đã cho rằng: “ Loạn cả rồi”.
  
Từ đầu làng đến cuối xã, lâu nay vẫn có biết bao gia đình êm ấm hạnh phúc, vợ chồng chung thủy, thương yêu nhau hết mực.Con cái năm , bảy đến mười một, mười hai đứa mà đứa nào cũng ngoan ngoãn, thành đạt.

 Ở thôn Thượng Phủ có gia đình ông Sâm, ông Hậu,ông Đình…
Thôn hà thâu có gia đình ông Bàn, ông Thái…
Thôn Bàu Sỏi có gia đình ông Thạch,ông Quế( ông Đang)…
Thôn Phúc Tự có gia đình ông mệ Danh, ông mệ Văn…
Thôn Đình Miệu có gia đình ông Tân, ông Cừ…
Thôn Trung Làng có gia đình ông Dần, ông Thứ…
                          …….
Và rất nhiều, rất nhiều trong làng Lệ Sơn đã có bao gia đình là những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo.
 Sau đây là những bài thơ của hai ông bà đã ở tuổi “ Bảy mươi xưa nay hiếm” nhưng tình cảm của họ vẫn sắt son như thuở ban đầu.Chỉ vài ngày xa nhau để giúp đỡ con cháu nhưng họ đã gửi gắm cho nhau bao tình cảm, tình thương, sự chăm sóc nhau từng li , từng tí, sự lo lắng cho nhau trong từng giấc ngủ và cả những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống bởi cái sự “con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”. 

 

Thư bà Lương Thị Thi ( thôn Thượng Phủ) gửi cho ông Trần Đức Mạnh trong những ngày đi nuôi cháu tại Đồng Nai :

  “ Mấy ngày chuẩn bị vào thăm
Thương Ông còn bệnh, đêm nằm bà lo.
          Trằn trọc bà cứ đắn đo
Một mình cơm nước, chợ đò sao ông?
          Ở nhà nấu nướng được không?
Thương Ông đơn chiếc, chiều đông gió lùa.
           Ông rằng bà cứ nói đùa
Bà đi tôi sống chẳng thua có Bà.
        Cơm, canh, mèo, chó, vịt gà,
Yên tâm thăm cháu, việc nhà để tôi.
         Bà lo thóc, sắn, khoai thôi,
Mua nồi mắm nữa thế rồi bà đi.
                 *   *   *
          Nhớ ngày tiễn bước ra đi,
Thương ông, Bà khóc, Ông thì mắt cay.
         Bà đi đã được tháng nay,
Vào đây có cháu, đêm ngày khỏa khuây.
         Bữa ăn con cháu sum vầy,
Bà lo không biết ông gầy đi không?
         Vắng nhà đồ đạc ai trông,
Cơm trưa ai nấu, lửa hồng ai nhen?
        Đêm nằm cửa có cài then,
Hay ông khó ngủ để đèn sáng đêm?
        Mấy lời bà dặn đừng quên,
Già rồi sức khỏe phải nên giữ gìn.
       Nhận thư Ông kể sự tình,
Bà vui biết được tình hình ngoài quê.
          Mấy ngày mưa gió dầm dề,
May mà nước lụt mới về ngoài sông.
         Bốn người mới chết hả Ông?
Cảm thương thím Sáo chết không bệnh gì!
          Cũng mừng Chú, Bác, Cậu, Dì,
Nhà ta bình ổn như khi ở nhà.
           Bà hơi tiếc mấy con gà,
 Công ông nuôi nấng thế mà nó toi.
         Thôi thì Ông nhắm, Ông coi,
 Con nào thịt được, Ông cho vào nồi.
        Còn Ông nói tháng vừa rồi,
  Mới hai bữa chợ bà ngồi không yên.
         Ngày đi bà cũng đã khuyên:
 Ăn gì, Ông cứ gửi tiền nhờ mua.
          Đều đều thịt, cá, tôm, cua,
Ông ơi sức khỏe không đùa được đâu.
        Ông buồn, Ông muốn giải sầu,
Ti vi ông mở, đi đâu mệt người.
        Đường xa, chân yếu ông lười,
Ra nhà ông Được chuyện cười cho vui.
        Ông Vân, chú Ấm tới lui,
Ông Khâm kề đó, ngọt bùi có nhau.
         Láng giềng trọn nghĩa trước sau,
Tình thân như thể miếng cau, lá trầu.
          Phần bà ở lại còn lâu,
Út Lan cũng đã mang bầu tháng nay,.
         Thư này Bà báo Ông hay,
Cháu ta đều khỏe, đêm ngày chơi ngoan.
         Con mình: Dâu, Rể bình an,
Vợ chồng ba đứa, việc vàn như xưa.
         Trong này đã cuối mùa mưa,
Đêm về thiếu ấm, ngày thừa nắng lên.
          Quờ tay thấy cháu nằm bên…
Khi về bà phải … bắt đền Ông thôi!
         Giờ mong ngày tháng nhanh trôi,
Bà về lại được sánh đôi tâm tình.
         Yêu Ông, thương cháu ngang bình,
Tuổi già nhưng vẫn nghĩa tình sắt son.
           *    *    *

"Chuyện này bà dặn cỏn con,
Ông đừng tơ tưởng trăng non… họ cười!”

( Trần Dũng Sĩ gieo vần)
 
Sau khi nhận được thư Bà gửi về. Ông đã có thư ngay bằng những tình cảm sắt son của mình để động viên Bà yên tâm lo cho con cháu

Văn Hóa, 13/11/2002
Th
ương  gửi bà!

Hôm nay nhận lá thư bà,
Ngỡ như bà ở phương xa mới về.
         Lòng tôi vui sướng tràn trề
Đọc đi đọc lại mân mê sớm chiều.

          Gần bà khó lộ nét yêu,
Đi xa càng thắm nhiễu điều phủ gương.
          Thương bà mái tóc điểm sương,
Vì tình mẫu tử lên đường thăm con.

          Tuổi già như vợ chồng son,
Ông chưa khỏe hẳn bà còn vấn vương.
         Tôi khuyên bà , sớm lên đường,
Ở nhà tự lập, tự cường vẫn vui.

          Ngày đêm lân cận tới lui,
Anh em thăm viếng, ngọt bùi có nhau.
           Các con chị trước, em sau,
Gạo cơm, tôm cá, mớ rau đủ đầy.

           Rượu nồng chẳng dám uống say,
Trăng non đâu dám mảy may mơ màng.
           Có hôm nhà vắng như tờ,
Trước màn ảnh nhỏ ngẩn ngơ một mình.

           Đêm dài trở giấc thâu canh,
Quờ tay chỉ vướng mảnh chăn vải mềm.
           Dù cho nệm ấm, chăn êm.,
Nhưng rồi khó ngủ, đêm đêm nhớ bà.

            Bà ơi! Con cháu ở xa
Láng giềng qua lại mới là tình thân.
           Nghĩ xa rồi lại nghĩ gần,
Mong bà sống khỏe đỡ đần cháu con.

           Cách sông nên phải chờ đò,
Vì thương con cháu phải lo chờ mình.
           Thế là tốt, thế là vinh
Mai ngày sum họp đượm tình tử tôn.
                 *    *    *
Bà rằng:

            Út Lan nay đã mang bầu,
Muốn bà ở lại đỡ đần lúc sinh.
            Ý ông nói, rất chân tình
Có bà bên cạnh lúc sinh vững vàng.

           Nghĩa vụ bà gắng làm tròn,
Khỏi đi hai bận tốn tiền tàu xe.
           Còn ông vui sống ngoài quê
Giữ gìn sức khỏe, ngày về bên nhau…..
        Ông khuyên bà, thế tiện hơn
Còn tùy bà muốn, đừng hờn ông nghe?
                 *   *   *
          Gửi lời thăm cả các con
Đồng hương bè bạn sống còn xa quê
             Chúc bà cùng cháu đề huề
Cháu ngoan, bà khỏe, nhớ quê đợi ngày.

                  ( Tác giả đã quá cố: Trần Đức Mạnh)

 
  
Những dòng tình cảm mà cha mẹ chúng tôi đã dành cho nhau đẹp quá, thiêng liêng và quý giá quá chừng. Anh em chúng tôi trân trọng và gìn giữ, coi những dòng thơ trên là báu vật.  Mong rằng quê hương Lệ Sơn, những con người đang sống trên đất Lệ giữ mãi nét đẹp của ngàn năm văn vật !!!
 

 
Tác giả bài viết: Trần Thị Minh Khanh
Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Thanh Lâm - Đăng lúc: 06/12/2013 06:50
Minh Khanh thật là nhà văn tràn đầy nhiệt huyết, sáng tạo khai thác những mảng đề tài , giá trị nhân văn đang bị rác rưởi của cơn đại hồng thuỷ thông tin toàn cầu hoá che lấp. Giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá Lệ sơn thời buổi này khôing khác gì vác nạng chống trời. Những bài viết như thế này cũng rung lên hồi chuông cảnh tỉnh vậy.
Avata
TPHCM - Đăng lúc: 05/12/2013 18:42
Đọc bài viết của Khanh, mình ủng hộ bởi nhiều gia đình đang giữ được nếp gia phong. Đọc thư của hai Cụ gửi cho nhau thật tình cảm, người Lệ Sơn mình ai cũng tình cảm và giàu chất văn thơ. Nhưng mình phản biện, nếu ai cũng có thơ hay với lối tỏ tình như ông bà, thì câu chuyện của Trượng mới về của LHV viết về bối cảnh hiện nay là dễ xẩy ra. Bài có ý bảo vệ những nét đẹp rất tốt, nhưng chưa có thơ của tuổi trung niên, tác giả sưu tầm thêm để lưu giữ nét đẹp và để làm cơ sở gạt đi những thói hư tật xấu đã và đang diển ra trên quê hương văn vật Khanh nhé. Cám ơn nhiều

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 51
  • Tháng hiện tại: 50213
  • Tổng lượt truy cập: 8005496

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net