1
  • image
  • image
  • image
  • image
17:30 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 2)

Đăng lúc: Thứ năm - 22/08/2013 05:18 - Người đăng bài viết: bientap02
Giới thiệu tập hồi ký dài kỳ viết về cuộc sống, sinh hoạt của bà con Làng Lệ Sơn và vùng chiến khu Tuyên Hoá trong quảng thời gian trước và sau 1954 của tác giả Lương Duy Thái. Ông là em trai của GS.Lương Duy Thứ và PGS. Lương Duy Trung. Đây là món quà mà tác giả dành tặng cho quê hương thân yêu nơi đã từng gắn bó với tuổi thơ nhiều kỷ niệm
Bài viết kỳ trước đã đăng:
1. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 1)


    Hôm sau khi đàn trâu về nằm quây quanh lán tui ra kiểm nhưng không chộ con bạc. Mấy eng em tui quyết định phải đi tìm. Mỗi người cầm theo một ngọn lao vừa đi vừa kêu nghé o…nghé ọ như mọi hôm vẫn gọi nhưng vẫn không chộ tăm hơi con bạc. Khi trời tối hẳn ba eng em tui thất thểu quay về lán, lo thắt ruột vì chắc mất con bạc rồi. Sáng hôm sau  ba eng em tui dậy sớm luộc một nồi khoai to ăn tạm mấy củ rồi mỗi người mang theo một ít, cầm theo mỗi người một ngọn lao, một cái tù và sừng trâu, hẹn với  nhau nếu chộ con bạc thì thổi ba tiếng tù và. Ba eng em chia nhau mỗi người một hướng ; tui đi thẳng, vô hướng rừng già. Đến gần trưa thì tui chộ một vạt cây sim,cây mua bị quần nát ; tui cầm ngang ngọn lao đi theo hướng mấy cây cổ thụ trước mặt. Đến gần một cây lim to thì, trời ơi, tui chộ con bạc đang đứng tấn, ghìm chặt con cọp vô hộc cây. Hai chân trước con cọp vươn ra bấu chặt vô cổ con bạc. Tui lò dò cầm lao đến gần thì chộ cả con bạc, con cọp đều không nhúc nhích chi. Tui dòm kỹ thì chắc con cọp đã chết, cứ lo con bạc cũng chết rồi. Cúi thấp xuống tui chộ mắt con bạc còn chớp chớp nên biết là hắn còn sống. Tui mừng quá, lấy vội cái tù và ra thổi to ba tiếng. Nghe tiếng tù và của tui hai eng tê hộc tốc chạy đến. Ba đứa tui cầm ngang ngọn lao tiến vô. Tui phân công hai eng tê cảnh giới con cọp để tui vô coi con bạc. Tui vỗ vỗ vào mông con bạc, hắn ve vẩy cái đuôi nhưng vẫn đứng tấn, ghìm chặt con cọp. Tui trở ngọn lao đâm vô mặt con cọp nhưng không chộ hắn nhúc nhích. Rứa chắc chắn là hắn đã chết. Cả ba eng em mừng quá, tiến đến xoa vào mông con bạc. Tui xoa lên cổ thì chộ cổ con bạc bị toạc mấy miếng thịt còn đỏ, máu túa ra ướt đầm đã khô đen. Bọn tui cố đập con bạc lui ra nhưng hắn không nhúc nhích. Tui phân công một eng tức tốc về báo với ông Cửu Tiệu còn hai eng em,tui bảo eng tê đi lấy một ít chạc rừng. Tui lại chỗ con bạc vuốt vuốt vào lưng vào cổ hắn mà lòng thấy nghẹn đắng. Tui thương hắn quá !

    Khi eng tê đưa một cuộn chạc rừng về hai eng em tui buộc vô sừng, vô cổ con bạc cố lôi hắn ra. Chắc hơn hai ngày không ăn không uống nên khi bọn tui vừa lôi thì con bạc đã lui ra,nhưng tui vừa buông chạc thì con bạc lại lao sầm vô ghìm chặt con cọp. Sau lần đó hai eng em tui không mần răng mà lôi con bạc ra được nữa.

   Gần tối thì nghe lao xao tiếng người, chộ ôông Cửu Tiệu và một đoàn đến hơn chục người đi vô. Ôông Cửu Tiệu đưa tui một chai rượu đen đen bảo tui vừa xoa vừa bóp vô cổ, vô lưng con bạc. Tui đỗ gần hết chai rượu, cố xoa bóp cổ và hai chân trước con bạc  Ôông Cửu Tiệu kêu mọi người túm vào cái chạc, cố lôi con bạc lui ra. Đoàn người đông sức kéo mạnh,vả chắc con bạc chộ đông người nên đã yên tâm. Nó lui ra, cách con cọp một đoạn. Ôông Cửu Tiệu kêu một chị đi theo đưa ôông nồi cháo. Ôông để nồi cháo vào mồm con bạc nhưng hắn không chịu ăn uống tý mô. Chắc mấy ngày dồn hết sức đánh con cọp nên con bạc đã kiệt lực. Ôông Cửu Tiệu kêu tui vô, bắt mồm con bạc ra, cố đổ cho hắn tý cháo. Tui vuốt vuốt vào cổ, vào mồm con bạc, nựng hắn như nựng con nít rồi bắt mồm  ra cố đỗ vô tý nước cháo. Con bạc cứ ngấc ngấc cái cổ, cố hớp tý nước cháo nhưng vẫn không chịu ăn.
   
    Ôông Cửu Tiệu bảo tui và một người nữa đưa con bạc về lán, ôông và những người còn lại giải quyết con cọp. Tui buộc sợi thừng vô hai sừng con bạc rồi lôi hắn đi.  Con bạc cố nhấc chân lê đi những bước nặng nề. Tui nghĩ cứ cái kiểu ni thì đến đêm chưa chắc đã về đến lán. Chộ đi quá lâu,eng đi cùng lấy tay đẩy vào mông con bạc. Tốp ở lại bàn việc mổ thịt con cọp. Con cọp kha to, phải hơn 2 tạ. Sau một hồi bàn bạc, ôông Cửu Tiệu đồng ý thuê thợ nấu cao. Ôông phân công người đi thuê thợ  người về nhà chuẩn bị dụng cụ đem vô, nấu ngay chỗ lán.

    Hai eng em tui người kéo, người đẩy đến tối mới đưa được con bạc về đến lán. Ngửi thấy mùi của đàn, con bạc nghếch mặt lên, ra chiều mừng rỡ lắm. Đàn trâu ngửi thấy mùi con bạc thì đứng cả dậy, nhốn nháo chen nhau. Đã về với đàn nhưng hôm sau con bạc cũng không theo đàn đi ăn được. Mấy eng em tui nấu nồi cháo loảng để cạnh, nếu hắn khát thì uống. Tui đưa mấy củ khoai nhưng hắn cũng không chịu ăn.

   Ông lại ngừng kể để hút thuốc. Chuyện ông kể rất hấp dẫn, kích thích trí tò mò của tôi. Thấy ông hút thuốc hơi lâu hai đứa tôi tỏ ra nôn nóng. Ngữa cổ phả khói lên mái nhà, ông lại kể tiếp :

    - Mấy hôm sau ôông Cửu Tiệu quyết định phải mổ thịt con bạc vì hắn cũng không chịu ăn uống chi. Có lẽ việc đánh gục được con cọp dữ đã làm hắn kiệt sức, không thể hồi phục. Ôông bảo tui, xẻ thịt xong cứ tính theo nóc nhà cả xóm chia đều cho mỗi nhà một ít, gọi là cái lộc diệt được con cọp dữ.

Việc xẻ thịt con bạc ôông giao cho ba eng em tui. Mổ thịt con bạc xong ôông bảo tui về nhà, việc ở lán giử trâu sẽ thay người khác. Tui cứ băn khoăn, thấy lo lo không biết mần răng ôông lại không cho tui ở lán. Chắc ôông cho tui trông giử không cẩn thận nên mới bị mất con nghé, con bạc thì bị cọp vồ. Mãi sau tui mới biết được ý tốt của ôông. Ôông nói với tui chọn một eng thanh niên nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và đặc biệt phải gan dạ vào lán thay tui Ôông ngừng kể, lại rít  thuốc lào, một lúc sau mới nói tiếp:

    - Mấy tháng sau ôông làm mối cho tui bà xã ni. Khi bà xã tui có chữa thằng Câu thì ôông dựng cho vợ chồng tui căn nhà ni, bảo ra đây ở tiện thể trông cho ôông cái hồ sen. Bà vợ tui cũng là con cháu ôông Cửu Tiệu, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ôông cho vợ chồng tui giử thuê con trâu  để lấy sức cày.
           
    Một hôm, lúc cả nhà đang ăn  tối, bố tôi bảo mọi người chuẩn bi, tuần sau  về quê. Mạ tôi và các anh chị tỏ ra háo hức, phần tôi vì còn là con nít nên cũng không có cảm giác chi. Tối hôm đó, lúc chuẩn bị đi ngủ tự nhiên chuyện thằng Câu, chuyện trâu đánh cọp mà bố thằng Câu kể lại hiện về trong đầu tôi. Tuần sau tôi đã xa nơi này, xa thằng Câu ăn trộm tắt, xa cái hồ sen của ông Cửu Tiệu mà có lần anh tôi đã câu được con cá tràu to hơn bắp đùi của tôi.
   
    Chẳng mấy chốc đã gần hết tuần. Một buổi sáng tôi thấy có cái xe bò nhà ông Cửu Tiệu đến, bảo để chở đồ đạc nhà tôi xuống chợ Gát. Đồ đạc nhà tôi cũng nhẹ, chỉ có cái hòm to để quần áo của mọi người, một cai thùng gỗ đựng nồi niêu, xoong chảo và dao thớt lặt vặt. Khi đồ đạc chất xong thì mạ tôi cũng từ nhà cố Sen đi ra, bà bảo vừa vào chào,cảm ơn cố. Mạ tôi nhìn quanh rồi bảo anh đánh xe bò cho bò đi, bố tôi đang đợi ở trước cổng nhà ông Cửu Tiệu     . Đến trước nhà ông Cửu Tiệu thì thấy bố tôi và ông đang đứng nói chuyện trước ngỏ. Hai ông đang nói chuyện chi mà có vẻ tâm đắc lắm. Ông Cửu Tiệu là người đàn ông to cao, dáng vẻ quắc thước,chắc khoảng 60. Mạ tôi vồn vả chào ông,  vẻ kính trọng. Ông ra tận xe nói với mạ tôi vài câu, dặn anh đánh xe đi cẩn thận, chúc nhà tôi “ thượng lộ bình an “ rồi quay vào nhà.

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
 
Cả nhà tôi lại tiếp tục lên đường. Cái xe bò chở nhẹ nhưng vì đường đất quá xấu, xe hết bị nghiêng bên này lật bên kia nên con bò kéo có vẻ vất vả. Cả nhà tôi ai cũng phải mang theo mỗi người một túi đựng đồ lặt vặt, chỉ có bố tôi và tôi được đi không. Đến chỗ bãi cát bên bờ con sông nhỏ thì cái xe bò dừng lai. Anh đánh xe nhanh nhẹn nhảy xuống mở cửa sau rồi cho cái hòm đựng áo quần và cái thùng đựng những thứ lặt vặt xuống. Anh chào bố mẹ tôi rồi cho xe quay lại. Bố tôi bảo cả nhà ngồi nghỉ để ông đi gọi đò. Mấy hôm trước ông đã nhờ một thầy dạy ở trường, người ở vùng này, tìm thuê cho ông một con đò chở cả gia đình về bến đò Kinh Châu ; từ Kinh Châu về làng thì phải đi bộ theo đường tàu hoả. Ông chỉ lo tôi không đi nổi vì tôi bé nhất nhà lại ốm đau quặt quẹo. Cả nhà tôi vừa tản mác tìm chổ ngồi tránh nắng được một tý thì thấy một con đò nhỏ, có mui, loại đò người mạn ngược hay đi ở thượng nguồn lắm thác, nhiều ghềnh. Con đò vừa ghé bến thì bố tôi nhảy lên, bảo cả nhà khẩn trương cho đồ xuống. Việc đầu tiên là cả nhà tôi xúm vào cùng với hai người lái đò đưa cái hòm, cái thùng xuống trước. Mọi việc tiến hành nhanh, anh lái đò chống sào cho đò rời bến. Anh nói với cả nhà :

    - Phải rời khỏi đây mau ; vùng chợ Gát ni thỉnh thoảng vẫn bị tàu bay đến bắn phá.
 
Tháng trước có chiếc bà già lượn qua đây ném xuống hai qủa lựu đạn, chết mấy người. Đây là lần đầu tôi được ngồi đò. Con đò nhỏ lướt nhanh vì đây là thượng nguồn, rất nhiều ghềnh, thác. Hai bên bờ bãi cát trắng phau, thỉnh thoảng có những đám cây rì rì xanh mát. Hai anh lái đò cầm mỗi người một cây sào, một anh đứng đằng mủi, một anh đứng cuối đuôi thuyền giử cho con thuyền trôi đúng giửa dòng. Họ không phải chèo, đây là thượng nguồn, độ dốc lớn nên nước chảy xiết. Có những lúc con đò lao đi rất nhanh, tôi ngồi trên đò  cảm thấy chóng mặt. Đi được một lúc thì con sông bẻ ngoặt sang hướng khác vì vấp phải dảy núi đá cao ngất. Anh tôi ngồi phía trước cứ chỉ tay lên núi đá, cả nhà ngước mắt nhìn thì thấy từng đàn khỉ đang chuyền cành kiếm ăn. Anh chủ đò còn kể có lần khỉ  xuống thấp, chép miệng nhăn răng doạ người trên đò.

    Một lúc sau đò ra đến đoạn sông rộng, tôi nhìn sang bên phải thấy có cồn đất,trên có rất nhiều cây bông gòn lớn. Bố tôi nói với cả nhà đó là vùng Minh Cầm. Phía bên kia còn có một nhánh sông khác, rộng hơn ; cả hai nhánh hợp lại tạo nên dòng chính sông Gianh. Ra đến quảng sông rộng, sóng xô mạnh, gió to hơn, hai anh lái đò căng lên cái buồm nhỏ. Buồm no gió, thuyền nhỏ nên lướt sóng chạy khá nhanh. Bố tôi nói với cả nhà chỉ chốc nữa là đến bến đò Kinh Châu. Mạ tôi hỏi ông sao không thuê chạy thẳng đến làng nhưng ông bảo đò họ chi chở đến bến này thôi.

    Bến đò nằm ở bãi sông. Phía trên kia là ruộng ngô đang kỳ ngậm sữa. Cả nhà tôi ngồi nghỉ, bố tôi đi vào xóm tìm thuê người khiêng đồ. Một lúc sau bố tôi quay lại cùng với hai bố con ông thuyền chài. Bố tôi bảo cả nhà xúm vào, giúp bố con ông thuyền chài
đưa cái hòm đựng quần áo, cái thùng đựng đồ lặt vặt xuống đò, bảo chị tôi ngồi đò để chỉ đường. Đi theo đường sông này về nhà tôi chỉ mất khoảng 5 – 6 cây số, chèo nhanh thì mất hơn tiếng. Đợi con đò rời bến,cả nhà tôi lại lên đường, đi sâu vào phía đường tàu hoả. Con đương sắt bị tiêu thổ năm 1947 – 1948,ngăn giặc Pháp dùng để vận chuyển nay cây cối mọc um tùm,che mất cả đường ray.

(còn nữa ...)
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:

Lương Duy Thái

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Tống biệt Hành - Đăng lúc: 22/08/2013 23:38
Bức ảnh cổ động cho mùa Vu Lan của báo làng đã chạm trái tim nhiều người về tình mẫu tử giản dị nhưng rất đỗi chân thành. Cảm ơn BBT, đặc biêt là đôuui ngũ ky thuật.
Cảm ơn tât cả,

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 476
  • Tháng hiện tại: 49757
  • Tổng lượt truy cập: 8005040

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net