1
  • image
  • image
  • image
  • image
06:40 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Chợ Vang trong tâm hồn người xứ Lệ

Đăng lúc: Thứ tư - 08/01/2014 07:01 - Người đăng bài viết: lehongve
Cảm nhận về chợ Vang trong cơ chế mới của tác giả Lê Hồng Vệ
Cùng với biết bao làng quê bình dị khác. Chợ Vang nằm trong vùng đất “đệ nhất bát danh hương xứ Quảng". Tuy chưa đi vào sử sách bằng những dòng chữ chói ngời. Bởi cái vốn khiêm nhường thuần phác bốn mùa chịu thương chịu khó một nắng hai sương. Nhưng chợ Vang đã quy tụ được các vùng phụ cận, để trao đổi giao thương trên bến dưới thuyền từ những buổi đầu sơ khai.
 
Tác giả trong một sự kiện cuối năm 2013
 
Chỉ vậy cũng đủ để giới thiệu với bạn gần xa sản phẩm quê nhà mà theo dân gian truyền miệng rằng: "Chắt chắt Phù hóa –Nón lá Ba đồn – Cau trù (trầu) Cồn Vang”. Cái miếng ăn được đứng đầu trong các mối quan hệ giao tiếp. Một hình ảnh được bước chân vào không gian văn hóa với tính đa diện tầm cao.
 
Theo từ điển chữ Nôm. Chữ Cồn bao gồm chữ (thổ) ghép với chữ (tồn). Hay chữ thổ ghép với chữ (quần). Theo như hai chữ trên, thì cồn của làng ta họp chợ nên phải dùng chữ  (cồn) là đúng nhất. Chữ thổ là ý, còn chữ quần và chữ tồn đều là mượn âm. Tất cả đều có nghĩa là nổi lên.

Còn chữ Vang gồm có chữ (vinh) ghép với chữ (văn) hay chữ (thanh) ghép với chữ vinh đều có nghĩa là tiếng đồn tươi tốt, vang dậy khắp nơi. 
Chợ cồn Vang hay chợ Vang đều là một chợ, thuộc xã Văn hóa, huyện Tuyên hóa, tỉnh Quảng bình. Chợ nằm giữa trung tâm làng, khu vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả làng. Chợ nằm sát sông (cận giang) và gần trục đường chính của xã. Biết bao đời nay, chợ đã đồng hành cùng sinh hoạt buôn bán của người dân nơi đây, và đầy ắp ký ức tuổi thơ của bao thế hệ.


 

Chợ Vang tuy không lớn và hiện đại, nhưng bên ngoài với cái vẻ xuyềnh xoàng ấy, tiềm tàng một không gian văn hóa làng quê không lẫn vào đâu được. Chợ cũng là nơi trao đổi mọi thông tin xóm làng để thăm nom khi xóm làng có ma chay hiếu hỉ, con cháu ốm đau....Chợ Vang là nơi in dấu đậm nhất đôi chân trần của mẹ. Khung cảnh chợ bao đời nay vẫn luôn diễn ra buôn bán đầy ắp nghĩa tình (mua mớ bán mớ). Nói đến chợ là tiền trao cháo múc. Ấy vậy mà cái chợ nhỏ xinh ấy, lại là nơi sẻ chia cho tặng dù những thứ vật chất rất bé nhỏ: Củ khoai, con cá, quả bầu, và vài miếng trầu cau. Hình như đó đã đi sâu vào văn hóa làng và tạo nên một đặc thù vùng miền khó thay đổi.

Đến giờ vẫn vậy, ngoài không gian chợ đúng nghĩa, nam thanh nữ tú xa nhà về quê, hôm sau diện bộ áo quần mới đẹp. Phấn chấn ra chợ dù có mua bán gì đâu. Vậy mà cứ ra để ngắm, để thăm hỏi. Vì vậy mà chợ đã vun vén cho bao lần gặp gỡ hò hẹn yêu thương nên vợ nên chồng. Là tất cả mỗi tuổi đi qua đời mình. Nam nữ Lệ Sơn không nhiều lần ra chợ mới là chuyện lạ và rất lạ.


 
  
Quay lại (miếng trầu là đầu câu chuyện). Làng Lệ Sơn được tạo hóa ban cho một vùng đất trù phú màu mỡ. Cây cối xanh ngắt một màu xanh. Là thứ hàng hoa giá rẻ, nhưng đối với cây trầu cây cau lại được các gia đình rất coi trọng. Bởi nhiều lẽ. Là vùng quê giàu tình giàu nghĩa, nên ngoài việc để trồng bán. Cau trầu là chiếc cầu nối mọi quan hệ. Một loài cây không thể thiếu trong mỗi gia đình. Cũng từ đấy mà kinh nghiệm chăm trồng đã vượt trội. Tạo nên những quả cau to, đẹp và tròn trĩnh. Miếng ăn ngọt mát và đủ (phê) mỗi khi mưa lạnh tràn về. Cây cau còn là một hình ảnh hồn quê trong trẻo yên bình vừa đẹp vừa kinh tế. Chắc nhiều người còn nhớ ông nội tôi từng nói: "không gì đẹp bằng cảnh cau- không gì đẹp bằng rau trầu- không gì đẹp bằng nuôi bồ câu gà" Thật là có lý và cách nhìn nhiều từng trãi đúc kết.

Người Lệ Sơn ta không phải đi bán khắp nơi như mọi người vẫn tưởng, bởi con gái Lệ Sơn e thẹn và nhút nhát, thật thà không biết dối gian. Nhiều người buôn phụ cận đến làng thu mua sản phẩm, đều được mời lại nghỉ ngơi cơm nước trò chuyện thân mật. Thật dịệu kỳ những con người Lệ Sơn thuần phác. Một hình ảnh rất đẹp đã có trong văn học nước nhà. Và cũng từ đó quả cau lá trầu Lệ Sơn không phải là thứ ăn tầm thường nữa, nó đã được đẩy lên một tầm cao đẹp linh thiêng.


 

Vài năm gần đây có dip về thăm quê hương, vẫn áo đẹp, vẫn phấn chấn ra chợ. Nhưng không khí chợ đã thay đổi, cơ chế thị trường đã len lỏi vào khung cảnh chợ quê yên ả. Sự bán mua mời chào đã khác, sự chi ly thách thức, giành dựt đã làm xáo trộn mối quan hệ "Tối lửa" có nhau thủa nào.
Không thể đổ lỗi cho cái cơ chế, đổ lỗi cho cái sự đổi mới không thể nói được bằng lời ấy. Trước đây cũng tại cồn Vang này. Người người gặp nhau với cả tấm lòng thành gần gũi, nhưng sao nay lại thấy nó xa lạ, khoe mẽ, thô thiển và phô trương. Tại cái gì nhỉ? Không biết trong thẳm sâu mọi người: Chợ Vang đúng nghĩa còn Vang....

 
Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ
Từ khóa:

Lê Hồng Vệ

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Bác Tùng - Đăng lúc: 10/01/2014 03:14
Nhửng việc làm, nhửng đau đáu lo lắng về quê nhà của Anh Vệ thực sự luôn làm tôi xúc động. Không ngờ anh còn trẻ mà có tấm lòng nhân hậu, lại tài giỏi, rất quý mến nhường nào. Tôi tin tưởng, làng lệ sơn luôn có hậu. Cảm ơn anh và càng ngày, càng quý mến về anh với những gì anh đang nghỉ và lo cho quê hương.
Avata
Em Hương - Đăng lúc: 09/01/2014 00:44
Trượng Vệ tết về không? nhớ tổ chức anh em nhé. Dạo này thấy "Trượng" phong độ hè
Avata
Thanh Lâm - Đăng lúc: 08/01/2014 21:10
Dù đã từng đi qua các siêu thị lớn nhỏ, chợ tỉnh ,chợ quê khắp nơi mọi chốn... nhưng mỗi lần về quê , cái háo hức đầu tiên là được sáng dậy đi chợ Vang.Cùng các đoàn người, các mẹ, các chị từ khắp các nẻo đường thôn xóm kéo về chợ Vang với vô vàn câu chuyện không bao giờ dứt... Đến chợ được xem, thỏa thích. Rôi mua những mớ cá sông, cá đồng tươi nguyên về nấu canh chua.Dù có đi xa 4 phương trời lòng ta vẫn luôn nhớ về chợ Vang.Đó là một nét văn hóa rất riêng biệt của người Lệ sơn. Cảm ơn Hồng Vệ.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 1998
  • Tháng hiện tại: 19042
  • Tổng lượt truy cập: 8028076

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net