1
  • image
  • image
  • image
  • image
18:23 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Lại lũ lụt, kí ức đau thương năm ấy lại hiện về!

Đăng lúc: Thứ hai - 19/10/2020 05:40 - Người đăng bài viết: bientap01

Đên nay, một mình nơi xứ người nghe tin về cơn lũ ở quê nhà những kí ức về cơn bão lũ lịch sử ấy cứ như thước phim quay chậm hiện về trong tôi. Cố nhắm mắt, cố ngăn dòng suy nghĩ ấy nhưng tôi không làm được và nước mắt lại rơi… Sẻ có người thắc mắc, kỉ niệm đau thương ấy như một “ngày xưa đáng quên” ấy nhắc lại để làm gì? Nhưng với tôi, kí ức đau thương ấy lại có có ý nghĩa như cho tôi một thêm sức mạnh trước những khó khăn và biết đâu lại có người đồng cảm với tôi.

1

 Đó là ngày đầu tháng 8/2007. Lúc đó tôi đang tham dự tập huấn hè cho giáo viên ở Đồng Hới. Buổi chiều nghe tin báo có lũ tôi gọi điện về nhà ba tôi nói trời hãy còn nắng con ạ, đừng lo. Buổi trưa trời mưa nặng hạt hơn nhưng lúc tạnh vẫn còn vương nắng. Vậy mà 3 giờ chiều, gọi điện về ba tôi đã bảo nước lên rồi, 5h được nghỉ tôi gọi về nhà nói sẽ về, ba bảo không có thuyền đâu con, hơn nữa có anh con đang ở nhà. Tôi ở lại mà lòng bồn chồn không yên. Bảy giờ gọi điện về, nước đã vào nhà rồi, nước lên rất nhanh. Một lúc sau, tôi không gọi được nữa, điện thoại đã bị cắt. Tin bão từ tivi báo liên tục, tôi không đủ can đảm để nghe. 8h30, bạn tôi ở nước ngoài gọi về, “nước ở nhà mình đã dâng lên hơn 7.5 mét”. Trời, tôi nhẩm tính, nhà tôi đến nóc chỉ khoảng 3 mét, mà nhà tôi cũng có nền cao so với mọi người xung quanh, vậy là quê tôi chìm trong lũ rồi, sạch trắng rồi (lúc đó tôi hoảng quá không nghĩ được là họ tính theo mực nước biển). Đêm chìm trong mưa và bão, tôi mù tịt thông tin, rối bời.

 Bốn giờ sáng tôi quyết định ra về, ông bảo vệ khách sạn dù bực mình vì bị đánh thức quá sớm nhưng cũng đủ ái ngại để ngăn tôi. Mưa tối, một mình cố gắng lắm hơn 7 giờ tôi mới về tận Ba Đồn, đường từ Ba đồn lên hãy còn ngập nước. Các đoàn xe cứu trợ vừa tiến lại vừa lùi, nước đã rút vào lúc đêm khuya nhưng vẫn còn mênh mông nước. 8h30 tôi lên tới bến đò, bên kia sông một màu nước lũ trắng xóa, nước vẫn còn ngập tận mái nhà. Bên này sông, bộ đội, công an thay phiên nhau để lên thuyền cứu hộ. Tôi chạy theo năn nỉ một chú, có vẻ là chỉ huy “ Chú ơi, cho cháu qua với, bên kia là quê cháu”. Chắc bị làm phiến nên chú ấy quát lên “Đưa người sang không được, sang đó làm gì”. Tôi nói liều “Cháu biết bơi, cháu thuộc đường, cháu biết cấp cứu, cháu là bác sĩ”. Chú ấy mềm giọng hơn nhưng cương quyết “Chúng tôi có bác sĩ rồi”. Tuyệt vọng, tôi ngồi bệt xuống đường. Lúc sau, thấy Minh, anh Hải cũng từ Đồng Hới ra. Ba người chúng tôi cứ chạy lên, chạy xuống theo chiều từ đầu làng đến cuối làng, nhìn theo dòng nước mà bất lực. Lúc sau, anh Hải biết tin cả nhà anh ấy đã an toàn, anh lên nhà chị Hương. Vậy là còn hai đứa con gái, tôi và Minh bắt đầu khóc. Chúng tôi năn nỉ mấy người chèo đò nhưng họ không chịu.

10h, hết ca trực một đoàn các anh trên nhà máy xi măng cũng về. Tôi, anh Cọt, Hảo và cu Linh (con cô Luận) năn nỉ anh Hiệp cho qua sông. Chắc có mấy người con trai nên anh Hiệp đồng ý. Trời đã tạnh mưa, nhưng do nước xoáy gần một giờ chúng tôi mới về tận nhà. Ngồi trên thuyền nhìn thấy nhà cửa tan hoang quá,rác rưởi cây cối đổ quật ngang đường, xác mấy con lợn, con gà lèo phèo trong nước. Ai cũng im lặng. Nhà tôi nước vẫn còn chạm ngói. Thấy tôi về ba mẹ mắng tôi sa sả, tôi xuống nền nhà mà bùn ngập đến đầu gối, tôi phải đi cẩn thận kẻo giẫm mảnh chai trong bùn. Mọi thứ bẩn thỉu, ướt át, bừa bộn. Mạ tôi bảo “ Bác Tới mất rồi mà chưa kịp làm đám tang thì lụt vào”.

Tôi bang hoàng, bác ở cạnh gần nhà tôi, bác sống khốn khó cả một đời. Hôm tôi đi học bác hãy còn vào nhà xin cây chuối cho bò. Vậy mà…Định bụng nước rút sang thắp cho bác nén nhang mà đến giờ tôi vẫn lỗi hẹn. Cả đêm tôi không ngủ để cào bùn ra khi nhà hãy còn nước. Sáng ra, nước đã rút ra khỏi vườn. Mới 7h, anh Dần thôn trưởng chạy vào bảo mệ Lưu mất rồi. Cũng thật xót xa, hai ông mệ già đến phút cuối đời phải chống chọi với cơn lũ. Cứ năm phút thì lại có vài người ghé qua chia sẻ, hỏi han về cơn lũ. Ba tôi bị ho, mẹ thì gần như kiệt sức sau cơn lũ nên tôi được cử đi quanh xóm. Dọc đường cây cối, nhà cửa tan hoang, nhìn thấy khuôn mặt ai cũng lo lắng, mệt mỏi, đau thương.

Đồ đạc lúa gạo, trâu bò, nhiều người gần như mất trắng. Lên tới chợ tôi gặp bác Vĩnh, bác quả quyết “Sau đợt này là khiếp rồi, bỏ làng mà đi thôi, tôi khiếp lắm rồi”. Người Quê tôi quê tôi đã quen sống chung với lũ, vậy mà với cơn lũ này ai ai cũng khiếp đảm.
Nghỉ được hai tuần tôi đưa ba xuống chữa bệnh ở Ba Đồn, chỉ hơn một tuần sau lên nhà, dù vẫn còn đó những dấu tích của cơn lũ nhưng mọi thứ gọn gang nhanh đến không ngờ. Bẵng đi một thời gian tôi gặp lại bác Vĩnh, tôi hỏi bác ở đâu bác bảo cười “ Nói thế thôi có rước kiệu bằng vàng bác cũng chẳng đi”. Tôi cũng cười “ Mấy cơn lũ ấy làm gì quật được người quê mình bác hè”, bác gật gù “Đúng, đúng”. Người dân quê tôi, những con người lam lũ, bình dị ấy luôn làm cho tôi khâm phục và kính nể. Qua chiến tranh, qua bão lũ, lại nhanh chóng hồi sinh, vươn dậy. Vậy mà chính tôi người luôn tự hào là dòng máu chảy trong mình là của Quê tôi, có nhiều khi trước những khó khăn tôi lại….

Cầu trời sẽ lần mưa lũ này lại không hằn thêm trong tôi kí ức đau thương nào nữa. Nếu không tôi biết mình chắc chắn sẽ gục ngã.


Tác giả bài viết: Theo Blog: Trần Thị Thanh Thỏa

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 1660
  • Tháng hiện tại: 51822
  • Tổng lượt truy cập: 8007105

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net