Giá trị tâm linh ẩn chứa sức mạnh vô tận từ cội nguồn
Đăng lúc: Thứ bảy - 07/12/2013 10:46 - Người đăng bài viết: bientap02Giá trị tâm linh ẩn chứa trong sức mạnh của cội nguồn là chủ đề về một bài viết hàm chứa nhiều triết lý khoa học trong kiếp sống con người của tác giả Thái Việt
Lời tác giả: Với việc báo làng phát động nhiều hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, trong đó có hoạt động hướng bà con về họ tổ, về quê hương. Thái Việt xin gửi tới bà con bài viết hàm chứa nhiều triết lý khoa học trong kiếp sống của mỗi một con người có liên quan đến cội nguồn. Cảm ơn báo làng đã tạo ra sân chơi bổ ích và định hướng nhiều giá trị tốt đẹp đến với mỗi gia đình Lệ Sơn trên khắp mọi miền đất nước.
Cội nguồn là nơi thiêng liêng nhất trong mỗi con người, nơi khởi nguồn sinh ra ta và nuôi dưỡng chính bản thân mình, tạo nên sự trưởng thành trong mỗi kiếp sống. Cội nguồn gần gũi nhất là quê hương, nơi có gia đình, ông bà tổ tiên, cha mẹ, họ hàng. Nơi chúng ta được ra đời và lớn lên, già và trở về cõi sáng. Cội nguồn là mạch máu chảy xuyên suốt từ đời này qua đời khác. Mỗi một thành viên trong dòng họ là một điểm nối trong dòng chảy vô tận giữa các thế hệ, tạo nên mạch sống không ngừng nghỉ. Từ cội nguồn ta mới trả lời được câu hỏi: Ta là ai? Ta ra đời từ đâu? Và sau ta sẽ còn lại là cái gì? Chính những câu hỏi này với sự suy ngẫm nghiêm túc sẽ giúp mỗi một con người ý thức được trách nhiệm của bản thân mình để từ đó cố gắng rèn luyện nên cái tâm cái đức của mình làm sâu bền thêm gốc rễ.
Ngày nay dưới áp lực dồn dập của đời sống khiến nhiều giá trị của con người thay đổi. Nhiều gia đình sau vài thế hệ lưu lạc, dần dần quên mất quê hương, gốc gác, tổ tiên ông bà, chính quả báo đó khiến nhiều gia đình, dòng họ bị mai một, ốm yếu, vất vưởng giữa chốn cõi thiêng mà không sao tìm lại được chính mình. Cội nguồn được khoa học xem là năng lượng bí ẩn, là chỗ dựa tin cậy, gần gũi nhất, từng giây từng phút nâng đỡ con người vượt qua đau khổ, tiếp nguồn sinh lực đuổi hết bệnh tật. Con người nếu thiếu năng lượng này dần trở thành những người con bất hiếu, và có kiếp vận đau khổ trầm luân.
Cội nguồn là nơi thiêng liêng nhất trong mỗi con người, nơi khởi nguồn sinh ra ta và nuôi dưỡng chính bản thân mình, tạo nên sự trưởng thành trong mỗi kiếp sống. Cội nguồn gần gũi nhất là quê hương, nơi có gia đình, ông bà tổ tiên, cha mẹ, họ hàng. Nơi chúng ta được ra đời và lớn lên, già và trở về cõi sáng. Cội nguồn là mạch máu chảy xuyên suốt từ đời này qua đời khác. Mỗi một thành viên trong dòng họ là một điểm nối trong dòng chảy vô tận giữa các thế hệ, tạo nên mạch sống không ngừng nghỉ. Từ cội nguồn ta mới trả lời được câu hỏi: Ta là ai? Ta ra đời từ đâu? Và sau ta sẽ còn lại là cái gì? Chính những câu hỏi này với sự suy ngẫm nghiêm túc sẽ giúp mỗi một con người ý thức được trách nhiệm của bản thân mình để từ đó cố gắng rèn luyện nên cái tâm cái đức của mình làm sâu bền thêm gốc rễ.
Ngày nay dưới áp lực dồn dập của đời sống khiến nhiều giá trị của con người thay đổi. Nhiều gia đình sau vài thế hệ lưu lạc, dần dần quên mất quê hương, gốc gác, tổ tiên ông bà, chính quả báo đó khiến nhiều gia đình, dòng họ bị mai một, ốm yếu, vất vưởng giữa chốn cõi thiêng mà không sao tìm lại được chính mình. Cội nguồn được khoa học xem là năng lượng bí ẩn, là chỗ dựa tin cậy, gần gũi nhất, từng giây từng phút nâng đỡ con người vượt qua đau khổ, tiếp nguồn sinh lực đuổi hết bệnh tật. Con người nếu thiếu năng lượng này dần trở thành những người con bất hiếu, và có kiếp vận đau khổ trầm luân.
Ảnh minh họa
Từ xa xưa, coi trọng cội nguồn của mình đã trở thành đạo lý của người Việt Nam và đạo lý đó đã vượt qua khỏi không gian gia đình để vươn tới đỉnh cao của nó là hướng về cội nguồn của dòng họ, của dân tộc. Nhớ về cội nguồn, ghi nhớ công lao của tiên tổ đối với con cháu đã trở thành một đạo lý của người Việt Nam nói chung, đã trở thành "luật đời” đối với mỗi thành viên trong gia đình người Việt. Hầu như trong tâm thức của con người Việt Nam, trong cuộc sống hàng ngày và trong mỗi một thành quả lao động của chúng ta đều có công lao và sự chở che của những bậc tiền nhân đã khuất, ngay trong lễ nhập trạch (về nhà mới), trước bàn thờ tổ tiên, gia chủ thường khấn: "Con được nhập điền nương bóng cảnh đây, nhất tâm vợ chồng con xin hôm nay thỉnh mời gia tiên Cửu huyền Thất tổ cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô dì tỉ muội và thân phụ thân mẫu họ… về đây. Con mời tộc gia về thăm cửa thăm nhà yêu ngôi chính vị….”.
Với những điều tốt đẹp đó, mỗi một gia đình nên có vai trò định hướng cho thế hệ sau. Bổn phận thiêng liêng của người làm cha mẹ là giáo dục cho con cái biết cội nguồn của mình, để có đời sống hạnh phúc. Một gia đình có nền móng cội nguồn, thì con cái luôn hiếu thảo, phát tài và thành đạt vinh hiển.
Những nén hương thơm phảng phất tỏa ra giữa chốn linh thiêng của dòng họ sẽ đưa con người trở về với cội nguồn, về với đạo lý "công cha nghĩa mẹ” để rồi giúp ta tĩnh tâm mà nghĩ đến điều thiện và vươn tới cái thiện, cái vĩnh hằng như ánh sáng bao la của vũ trụ này.
Tác giả bài viết: Thái Việt
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Miếu thờ các họ đại tôn ở làng Lệ Sơn (Phần 3) (03/03/2014)
- Miếu thờ các họ đại tôn ở làng Lệ Sơn (Phần 4) (11/03/2014)
- Tìm nguồn cội và những nét đặc trưng của các làng quê thuộc Bát danh hương (Phần 1) (03/05/2014)
- Tìm về nguồn cội và những nét đặc trưng của các làng quê thuộc Bát danh hương (Phần 2) (05/10/2015)
- Miếu thờ các họ đại tôn ở làng Lệ Sơn (Phần 2) (20/02/2014)
- Miếu thờ các họ đại tôn ở làng Lệ Sơn (Phần 1) (13/02/2014)
- Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 2/4) (12/12/2013)
- Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 3/4) (18/12/2013)
- Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 4/4) (25/12/2013)
- Cụ Đặng Thị Cấp - Thân mẫu của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là dòng dõi nhà tướng ở Làng Lệ Sơn (29/04/2016)
Những tin cũ hơn
- Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 1/4) (06/12/2013)
- Những công bố quan trọng rút ra nhờ tìm hiểu nội dung địa bạ Lệ Sơn Hạ (31/08/2013)
- Một vài thông tin về tiến độ thực hiện Địa chí làng Lệ Sơn (27/08/2013)
- Câu đối - Một di sản văn hoá tinh thần độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 2) (16/07/2013)
- Câu đối - Một di sản văn hoá tinh thần độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 1) (12/07/2013)
- Động Chân Linh - Huyền thoại và lịch sử (Phần 2) (21/06/2013)
- Động Chân Linh - Huyền thoại và lịch sử (Phần 1) (17/06/2013)
- Công bố kết quả giải thưởng Tìm hiểu lịch sử văn hóa làng Lệ Sơn - Giai đoạn Khởi động (10/06/2013)
- Một số tư liệu để nghiên cứu về quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử (Phần 2) (21/05/2013)
- Một số tư liệu để nghiên cứu về quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử (Phần 1) (19/05/2013)
Ý kiến bạn đọc
Phản biện - Đăng lúc: 07/12/2013 16:36
Tác giả nói khá hay, nhưng nặng về hàm chứa triết lý. cái cảm giác xa vời vợi thực tế quê hương khá hiện hữu, bởi đọc đi đọc lại, chả có gì là của quê hương cả, không liên hệ, không so sánh, và cả kh áp dụng quê nhà.
Bài Quê hương của cố Nguyễn Nhược Pháp đã nói rõ, đành rằng sự đau đáu của tác giả là tốt, nhưng để thuyết phục, tác giả nên đi về quê để hiểu sự tình hơn và nói rõ hơn về nguồn gốc: "tại sao tôi lại yêu quê"????
Tác giả nói khá hay, nhưng nặng về hàm chứa triết lý. cái cảm giác xa vời vợi thực tế quê hương khá hiện hữu, bởi đọc đi đọc lại, chả có gì là của quê hương cả, không liên hệ, không so sánh, và cả kh áp dụng quê nhà.
Bài Quê hương của cố Nguyễn Nhược Pháp đã nói rõ, đành rằng sự đau đáu của tác giả là tốt, nhưng để thuyết phục, tác giả nên đi về quê để hiểu sự tình hơn và nói rõ hơn về nguồn gốc: "tại sao tôi lại yêu quê"????
Trần Dũng - Đăng lúc: 07/12/2013 12:28
Bài viết gây chấn động mạnh, làm thức tỉnh các bậc làm cha làm mẹ mãi theo đuổi giá trị vật chất,đồng tiền mà quên đi giá trị tâm linh bí ẩn. Sức manh vô hình của cội nguồn là thứ cần nuôi dưỡng, nâng niu, vun trồng để các thế hệ sau được trường tồn và phát triển.
Bài viết rât thích hợp cho giai đoạn vận động đóng góp cải tạo miêu đường họ Lương, một dòng họ phát mạnh và có nhiều con cháu thành đạt, giỏi giang ở làng Lệ Sơn
Cảm ơn Thái Việt
Bài viết gây chấn động mạnh, làm thức tỉnh các bậc làm cha làm mẹ mãi theo đuổi giá trị vật chất,đồng tiền mà quên đi giá trị tâm linh bí ẩn. Sức manh vô hình của cội nguồn là thứ cần nuôi dưỡng, nâng niu, vun trồng để các thế hệ sau được trường tồn và phát triển.
Bài viết rât thích hợp cho giai đoạn vận động đóng góp cải tạo miêu đường họ Lương, một dòng họ phát mạnh và có nhiều con cháu thành đạt, giỏi giang ở làng Lệ Sơn
Cảm ơn Thái Việt
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 15
- Hôm nay: 2187
- Tháng hiện tại: 28427
- Tổng lượt truy cập: 8388438
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Cảm ơn bà con đã quan tâm đến bài viết. Bài này mang triết lý chung,nhắc nhở những bậc làm cha, làm mẹ giáo dục con cái. Truyền thống nhớ về cội nguồn, hay uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây là đạo lý tốt đẹp bao đời nay của quê hương LS nói riêng và cả nước nói chung. Bài viết cộng hưởng cho các chương trình đang phát động của báo làng nên tôi cho rằng hữu ích và gửi cho BBT thì được đăng sớm. Tôi nghĩ BBT trân trong bài viết này và đăng đúng thời điểm.
Một lần nữa, cảm ơn bà con đã phản hồi. Hy vọng nhiều người nhận thức được nội hàm của thông điệp để gia đình mình, dòng họ mình, quê hương mình trường tồn và phát triển