Tìm về nguồn cội và những nét đặc trưng của các làng quê thuộc Bát danh hương (Phần 2)
Đăng lúc: Thứ hai - 05/10/2015 05:36 - Người đăng bài viết: bientap02Nội dung bài viết trình bày 2 vấn đề: Thứ nhất, làm rõ thời gian xuất hiện và ý nghĩa của các thuật ngữ“danh hương”, “bát danh hương”, tiêu chí của một danh hương ở Quảng Bình. Thứ hai, giới thiệu một số đặc điểm nổi bật của bát danh hương: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại ở Qủng Bình
Phần 1 đã đăng:
1. Tìm nguồn cội và những nét đặc trưng của các làng quê thuộc Bát danh hương (Phần 1)
1. Tìm nguồn cội và những nét đặc trưng của các làng quê thuộc Bát danh hương (Phần 1)
PHÂN 2. BÁT DANH HƯƠNG
Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại - một số đặc điểm, đặc trưng nổi bật
Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại - một số đặc điểm, đặc trưng nổi bật
a) Làng Lệ Sơn, nay là xã Văn Hóa, thuộc huyện Tuyên Hóa là làng có bề dày lịch sử với hơn 500 năm xây dựng và phát triển đã lắng đọng nên các đặc trưng nổi bật sau đây:
+ Lệ Sơn là làng có nhiều danh sơn kỳ tú
Quả thật Lệ Sơn có núi sông hùng vĩ, đất đai kỳ lạ “Núi giăng thành chiều tỏa bóng mông lung/ Sông uốn võng Lăn tăn triều vỗ sóng/ Làng linh địa sinh văn quan võ tướng/ Bát danh hương ngời sáng ánh sao khuê... (Phan Xuân Thuyết)
Ở Lệ Sơn gắn với dãy núi đá vôi có tới 99 đỉnh là truyền thuyết 100 con chim phượng hoàng bay về tìm chốn đỗ nhưng thiếu mất một đỉnh do đó con chim đầu dàn bay đi khiến cả đàn bay theo nên đất Lệ Sơn không thể trở thành kinh đô. Lèn Đứt chân gắn với truyền thuyết Cao Biền yềm long mạch của Lệ Sơn bằng 3 nhát kiếm chém vào núi. Núi Lệ Sơn có nhiều hang động như động Chân Linh có tới 3000 cảnh đẹp gắn và với truyền thuyết nàng tiên nữ cai quản động Chân Linh đã dâng vua Thiệu Trị ba quả đào tiên. Động có vẽ đẹp kỳ vĩ gắn với nhiều sự tích và huyền thoại; là một điểm nhấn có sức thu hút đặc biệt đối với tao nhân mặc khách đến với Lệ Sơn thuở xưa. Động Chân Linh có vẽ đẹp đến hút hồn được Dương Văn An ca ngợi:
“Động này ở nguồn Chân Linh châu Bố Chính, lưng dựa núi xanh, mặt kề sông biếc; bên dưới nước xanh như màu chàm, bên trên đá rêu như sắc thúy, cửa động nhỏ hẹp vừa một con thuyền; trong động dần dần mở rộng; người du lãm cưỡi thuyền vào cần phải thành tâm chay sạch, hễ thấy nước êm, sóng lặng, hết gió tan mù, lúc ấy mới dong đuốc đi theo khe nước mà vào, thì nghe gió thổi như muôn sáo, động vang như nghìn kèn. Đi phỏng vài dặm hiện ra một lỗ hổng trời đất sáng sủa mặt trời, mặt trăng chiếu soi, cỏ lặng mây trong, lâng lâng phong tục, chim hót chào người, hoa cười đón khách, thành hẳn một thế giới riêng. Đá lớn bằng phẳng như hình bàn cờ, xung quanh toàn đá như đẽo, có những dấu vết lấm tấm, hoặc như đồng tiền, hoặc như sợi tóc, hoặc như hình người, hoặc như chuỗi ngọc, nước lặng biếc như mắt tăng, đá xanh đậm như đầu phật, chim đi trên cát còn dấu, cá giỡn dưới nước không tăm, dẫu cảnh Đào nguyên cũng không đẹp hơn được. Tao nhân mặc khách nhiều người đề vịnh, người sau thấy chỗ ghi đề như có vết khuyên điểm. Tương truyền ở cửa động có một hộp vàng chìm xuống đáy nước, một thuật sỹ muốn đến lấy, người địa phương bảo rằng sóng gió không yên, không nên đi vào, người thuật sỹ kia tự phụ mình có pháp thuật thần diệu, cứ chèo thuyền vào thì trong chốc lát, nghe tiếng trống tiếng còi inh ỏi, đều thất kinh mà chèo thuyền ra. Động ấy linh vị như thế. Thơ cổ có câu:
“Động môn vô tỏa thược
Tục khách bất tằng lai”
Tục khách bất tằng lai”
(Cửa động không then khóa
Khách tục không thể qua) là nói về chuyện này.
Khách tục không thể qua) là nói về chuyện này.
Đất Lệ Sơn kỳ còn ẩn chứa sự kỳ lạ thể hiện qua việc ĐỨC Ông Mnhj Linh trong một chuyến công vụ qua Lệ Sơn khi đến đầu thôn Thượng Phủ chẳng may ngộ phải “cuồng phong độc vũ” (gió ác, mưa độc) mà qua đời bên một lùm cây ven đường. Chỉ sau khi Đức ông mất vài hôm, mối đã đùn đất lên phủ kín thi hài tạo thành một nấm một lớn. Kiểu mộ này được con người gọi là “thiên táng”.
+ Lệ Sơn nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng từ xưa đến nay. Ngay từ buổi đầu lập làng, cố Lê Văn Hành (Khai canh làng Lệ Sơn) đã mời cụ Trần Cảnh Huống nguyên là quan Thái học ở Quốc tử giám đang nghỉ hưu tại làng Phù Kinh về làm thầy giáo dạy học cho con em Lệ Sơn. Cố Trần Cảnh Huống nổi tiếng là người học rộng, văn chương uyên bác lại có phong cách sư phạm mẫu mực; cố là người đầu tiên đến mở trường khai trí cho con em Lệ Sơn. Làng Lệ Sơn trước đây là nơi khá cách trở về giao thông; đất canh tác nông nghiệp ít, đồng ruộng vụ đông xuân hay gặp hạn hán, vụ hè thu thì hầu như năm nào cũng bị ngập úng vì lũ lụt. Do đó mặc dù Lệ Sơn lấy trồng trọt làm ngành kinh tế chủ đạo nhưng đời sống của người dân nơi đây luôn phải đối mặt với thiếu đói trong các kỳ giáp hạt. Chính những khó khăn mà thiên nhiên tạo ra cho Lệ Sơn đã khiến các bậc làm cha làm mẹ dù thiếu thốn khổ cực đến đâu cũng ra sức động viên con, cháu chăm lo học tập để thoát cảnh nghèo đói. Truyền thống khuyến học, khuyến tài do đó sớm hình thành ở Lệ Sơn. Con em Lệ Sơn cần cù chăm chỉ chịu khó vượt lên hoàn cảnh. Tiêu biểu là cố Lương Duy Chí nhà nghèo không có tiền mua dầu nên phải lên chùa nhặt chân hương về đốt hay bắt đom đóm thả vào chai làm đèn để học tập và thành tài. Cố Lương Khắc Kiệm đi thi 8 khoa liền đỗ tú tài...
Qua thống kê chưa đầy đủ, dưới chế độ phong kiến, con em Lệ Sơn có trên 20 người đỗ cử nhân và trên 30 người đỗ tú tài. Thời nhà Nguyễn, hầu như khoa thi nào cũng có người Lệ Sơn đi thi và đỗ đạt. Mặc dù không có người đỗ đại khoa, nhưng làng Lệ Sơn có một Giải nguyên là cố Lê Thời Tập đổ năm Minh Mạng thứ 9 (1828); ba Á nguyên là cố Lê Huy Côn đỗ năm Minh Mạng thứ 6 (1825), Cố Lê Tư Duệ đỗ năm (1828) và cố Lương Nhị đỗ năm Tự Đức thứ 35 (1882). Có hai khoa thi làng Lệ Sơn có hai người cùng đỗ cử nhân. Khoa thi năm Gia Long thứ 17 (1818) có Phan Nhật Thạnh và Lê Huệ; khoa thi năm Minh Mệnh thứ 8 (1828) có Lê Thời Tập và Lê Tư Duệ cùng đỗ. Lệ Sơn dưới triều Nguyễn có hai cha con cùng đỗ cử nhân là Lê Huy Côn và Lê Huy Tuân. Đặc biệt có ông Lương Khắc Kiệm là người tám khoa liền đỗ tú tài. Lệ Sơn có quy định khuyến học bằng học điền; làng trích ruộng làm phần thưởng cấp cho người đỗ đạt. Một số phú hộ trong làng đã hiến ruộng cho làng làm học điền. Theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú thì sở dĩ Lệ Sơn được xếp vào bát danh hương vì người Lệ Sơn từ nam phụ đến lão ấu ai cũng thuộc sách Tam tự kinh và Minh tâm bảo giám phụ nữ ai cũng thuộc Truyện Kiều6
Lệ Sơn có hệ thống di tích phong phú thờ đủ cả tiên, thánh, thần, phật (miếu Chân Linh thờ tiên nữ, Văn thánh thờ Khổng Tử (thánh), đình làng thờ Thành hoàng và các vị Khai canh, Khai khẩn (thần); chùa Phúc Tự thờ Phật. Ngoài ra ở Lệ Sơn còn có một loạt di tích lịch sử - văn hóa khác như: 9 miếu thờ của tám họ lớn, miếu thờ Bà Sơn, miếu Tam Tòa thờ Đại càn quốc gia Nam Hải, miếu Hiền lương; miếu thờ Thành hoàng, Câu Kê quan, Mậu Tiên hầu, Mạnh Linh; miếu thờ Tả phủ quận công, Chấn quận công, Hoa quận công.
Dưới chế độ phong kiến, Lệ Sơn có số lượng người làm quan rất đông. Theo thống kê chưa đầy đủ làng Lệ Sơn có trên 30 võ quan giữ chức từ Thượng tướng quân đến Đề đốc, Vệ úy, Phó vệ úy, Cai đội...Thượng tướng quân có Tả phủ Trà Quận công Nguyễn Trung Trực, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ có Nguyễn Huy Tưởng. Đô đốc có Hoa Quận công Nguyễn Khắc Tuân; các võ tướng như Trung kiệt tướng quân Lê Đình Liên, Quả cảm tướng quân Lê Huy Điện, Kỵ úy tướng quân Lê Đăng Loan, Tráng kiệt tướng quân Lương Tú Lâm; các Phấn lực tướng quân Lê Đình Luyện, Lê Quốc Thạch, Lương Quốc Hậu, Lương Thiếu Huệ...
Lệ Sơn có nhiều quan văn từ Tuần phủ, Bố chính, Tri phủ, Tri huyện, đến Thừa lại. Lệ Sơn có 1 Tuần Phủ là Lê Duy Dần, 2 Bố Chính là Lê Ngọc Uẩn, Lê Tư Duệ; Án sát có Lê Thời Tập, Lê Huy Tuân,...Đốc học có Lương Nhị, Lê Bính, Tri Phủ và Đồng Tri phủ có Lương Duy Chí, Lương Khắc Khoan, Lê Huệ. Ngoài ra Lệ Sơn còn có nhiều người làm quan trong triều từ Lang trung, Thừa biện, Viện trưởng Viện đô sát, Hàn lâm viện; Hành tẩu và Thư lại các bộ. Trong số trên có những người nổi tiếng thanh liêm và trung nghĩa. Lệ Sơn có hai người được liệt thờ ở đền Trung nghĩa trong cố đô Huế là Lê Duy Dần và Lê Huệ, 4 người được vua sai làng lập miếu Hiền lương để nhân dân thờ cúng tại quê hương.
Lệ Sơn là làng có trai tài gái sắc, trai thì chăm học, chăm làm. Trai tài của Lệ Sơn phải kể đén trước tiên là Thiếu tướng Hoàng Sâm. Hoàng Sâm là người nổi tiếng gan dạ dung cảm có tài bắn súng cả hai tay. Ông đã từng vào tận sào huyệt của bọn thổ phỉ để thu phục chúng bằng việc thi cưỡi ngựa, bắn súng với bọn trùm phỉ Voòng A Sáng, Lý Xìu khiến chúng phải nể phục. Về văn học, người Lệ Sơn đóng góp cho nền văn học nước nhà các chuyên gia đầu ngành. Tiêu biểu là nhà nghiên cứu giảng dạy văn học Trung Quốc - Giáo sư Lương Duy Thứ; nhà nghiên cứu giảng dạy văn học phương Tây – Phó Giaos sư Lương Duy Trung, Phó giáo sư tiến sỹ Lương Ngọc Bính. Con gái Lệ Sơn nổi tiếng trắng da, dài tóc, có người được tuyển vào cung và được vua Nguyễn gả cho vua Ai Lao.
Lệ Sơn có nhiều phong tục tập quán tốt đó là các tập tục giúp nhau lợp nhà, bổ cau, bắt cheo. Người Lệ Sơn có những truyền thống tốt như trọng danh dự, thượng võ, giữ nếp sống thanh bạch, lịch sự hiếu khách, làng không có người ăn xin...
Tục bắt cheo các đám cưới cũng là một phong tục hay để thử tài văn học đồng thời còn thể hiện học vấn của người Lệ Sơn qua việc ra một vế câu đối buộc họ nhà trai phải đối lại khi đến làng rước dâu.
Lệ Sơn có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ Cầu đảo, Hội làng với nghi lễ tế Thành hoàng và các vị Khai canh, Khai khẩn gắn với các hội thi đấu roi, đi quyền của nam giới; thi làm bánh, nấu cỗ của nữ giới.
Lệ Sơn có nhiều sinh hoạt văn hóa văn nghệ đặc sắc như hát nhà trò, bói Kiều, đấu cờ người, hò đối đáp, sáng tác câu đố, làm câu đối: mừng thọ, mừng lên thăng quan tiến chức, mừng khai trương đình, miếu, đền thờ. Câu đối của các nhà trí thức Nho học Lệ Sơn quả thể hiện rõ sự uyên thâm về văn hóa. Xin dẫn một vài câu đối của người Lệ Sơn ở các đình miếu để chứng minh cho quan điểm đó.
“ Triệu bồi đức hợp Càn Khôn đạt
Khai tịch nhân tồn vũ trụ gian”.
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Việc xây dựng làng Lệ Sơn là phù hợp với đạo lý của Trời, Đất.
Vế đối thứ hai: Khai canh lập ấp nên làng xóm cho con người sinh sống là để tình thương yêu bao la cho hậu thế.
“ Khí tác sơn hà công minh chính trực nhi nhất
Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương”.
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Khí tạo nên núi sông và khí chất con người nơi đây công minh chính trực tuy hai mà một.
Vế đối thứ hai: Từ quan, viên, chức dịch đến đinh tráng, lão hạng; từ trên xuống dưới đồng lòng, hòa hợp thì sáng suốt, uyên bác vô biên.
“Diện bãi Linh thủy bồi hậu Mạch
Bối ngật Thần Sơn trị Phượng minh
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Miếu nhìn về phái sông Gianh hàng năm sông bối đắp nên cồn cát chạy dài bao bọc che chở cho làng Lệ Sơn.
Vế đối thứ hai: Lưng miếu dựa vào núi Thần Vì là núi có giá trị lớn khiến chim phượng hoàng phải gọi nhau về tìm chỗ đậu.
Trên Đình thánh (Văn chỉ thờ Khổng tử) của Lệ Sơn Thượng trước đây cũng được gắn câu đối:
Thánh đạo nhật trung thiên hưng giận phi quan Tần dự Hán
Tư văn vị trụy địa lưu hành hà hãn Á di Âu.
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Đạo thánh giống như mặt trời lúc 12 giờ trưa tỏa ánh sáng khắp bán cầu.
Vế đối thứ hai: Văn minh là của chung lưu hành cả địa cầu không chỉ riêng của Á, Âu.
+ Lệ Sơn nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng từ xưa đến nay. Ngay từ buổi đầu lập làng, cố Lê Văn Hành (Khai canh làng Lệ Sơn) đã mời cụ Trần Cảnh Huống nguyên là quan Thái học ở Quốc tử giám đang nghỉ hưu tại làng Phù Kinh về làm thầy giáo dạy học cho con em Lệ Sơn. Cố Trần Cảnh Huống nổi tiếng là người học rộng, văn chương uyên bác lại có phong cách sư phạm mẫu mực; cố là người đầu tiên đến mở trường khai trí cho con em Lệ Sơn. Làng Lệ Sơn trước đây là nơi khá cách trở về giao thông; đất canh tác nông nghiệp ít, đồng ruộng vụ đông xuân hay gặp hạn hán, vụ hè thu thì hầu như năm nào cũng bị ngập úng vì lũ lụt. Do đó mặc dù Lệ Sơn lấy trồng trọt làm ngành kinh tế chủ đạo nhưng đời sống của người dân nơi đây luôn phải đối mặt với thiếu đói trong các kỳ giáp hạt. Chính những khó khăn mà thiên nhiên tạo ra cho Lệ Sơn đã khiến các bậc làm cha làm mẹ dù thiếu thốn khổ cực đến đâu cũng ra sức động viên con, cháu chăm lo học tập để thoát cảnh nghèo đói. Truyền thống khuyến học, khuyến tài do đó sớm hình thành ở Lệ Sơn. Con em Lệ Sơn cần cù chăm chỉ chịu khó vượt lên hoàn cảnh. Tiêu biểu là cố Lương Duy Chí nhà nghèo không có tiền mua dầu nên phải lên chùa nhặt chân hương về đốt hay bắt đom đóm thả vào chai làm đèn để học tập và thành tài. Cố Lương Khắc Kiệm đi thi 8 khoa liền đỗ tú tài...
Qua thống kê chưa đầy đủ, dưới chế độ phong kiến, con em Lệ Sơn có trên 20 người đỗ cử nhân và trên 30 người đỗ tú tài. Thời nhà Nguyễn, hầu như khoa thi nào cũng có người Lệ Sơn đi thi và đỗ đạt. Mặc dù không có người đỗ đại khoa, nhưng làng Lệ Sơn có một Giải nguyên là cố Lê Thời Tập đổ năm Minh Mạng thứ 9 (1828); ba Á nguyên là cố Lê Huy Côn đỗ năm Minh Mạng thứ 6 (1825), Cố Lê Tư Duệ đỗ năm (1828) và cố Lương Nhị đỗ năm Tự Đức thứ 35 (1882). Có hai khoa thi làng Lệ Sơn có hai người cùng đỗ cử nhân. Khoa thi năm Gia Long thứ 17 (1818) có Phan Nhật Thạnh và Lê Huệ; khoa thi năm Minh Mệnh thứ 8 (1828) có Lê Thời Tập và Lê Tư Duệ cùng đỗ. Lệ Sơn dưới triều Nguyễn có hai cha con cùng đỗ cử nhân là Lê Huy Côn và Lê Huy Tuân. Đặc biệt có ông Lương Khắc Kiệm là người tám khoa liền đỗ tú tài. Lệ Sơn có quy định khuyến học bằng học điền; làng trích ruộng làm phần thưởng cấp cho người đỗ đạt. Một số phú hộ trong làng đã hiến ruộng cho làng làm học điền. Theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú thì sở dĩ Lệ Sơn được xếp vào bát danh hương vì người Lệ Sơn từ nam phụ đến lão ấu ai cũng thuộc sách Tam tự kinh và Minh tâm bảo giám phụ nữ ai cũng thuộc Truyện Kiều6
Lệ Sơn có hệ thống di tích phong phú thờ đủ cả tiên, thánh, thần, phật (miếu Chân Linh thờ tiên nữ, Văn thánh thờ Khổng Tử (thánh), đình làng thờ Thành hoàng và các vị Khai canh, Khai khẩn (thần); chùa Phúc Tự thờ Phật. Ngoài ra ở Lệ Sơn còn có một loạt di tích lịch sử - văn hóa khác như: 9 miếu thờ của tám họ lớn, miếu thờ Bà Sơn, miếu Tam Tòa thờ Đại càn quốc gia Nam Hải, miếu Hiền lương; miếu thờ Thành hoàng, Câu Kê quan, Mậu Tiên hầu, Mạnh Linh; miếu thờ Tả phủ quận công, Chấn quận công, Hoa quận công.
Dưới chế độ phong kiến, Lệ Sơn có số lượng người làm quan rất đông. Theo thống kê chưa đầy đủ làng Lệ Sơn có trên 30 võ quan giữ chức từ Thượng tướng quân đến Đề đốc, Vệ úy, Phó vệ úy, Cai đội...Thượng tướng quân có Tả phủ Trà Quận công Nguyễn Trung Trực, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ có Nguyễn Huy Tưởng. Đô đốc có Hoa Quận công Nguyễn Khắc Tuân; các võ tướng như Trung kiệt tướng quân Lê Đình Liên, Quả cảm tướng quân Lê Huy Điện, Kỵ úy tướng quân Lê Đăng Loan, Tráng kiệt tướng quân Lương Tú Lâm; các Phấn lực tướng quân Lê Đình Luyện, Lê Quốc Thạch, Lương Quốc Hậu, Lương Thiếu Huệ...
Lệ Sơn có nhiều quan văn từ Tuần phủ, Bố chính, Tri phủ, Tri huyện, đến Thừa lại. Lệ Sơn có 1 Tuần Phủ là Lê Duy Dần, 2 Bố Chính là Lê Ngọc Uẩn, Lê Tư Duệ; Án sát có Lê Thời Tập, Lê Huy Tuân,...Đốc học có Lương Nhị, Lê Bính, Tri Phủ và Đồng Tri phủ có Lương Duy Chí, Lương Khắc Khoan, Lê Huệ. Ngoài ra Lệ Sơn còn có nhiều người làm quan trong triều từ Lang trung, Thừa biện, Viện trưởng Viện đô sát, Hàn lâm viện; Hành tẩu và Thư lại các bộ. Trong số trên có những người nổi tiếng thanh liêm và trung nghĩa. Lệ Sơn có hai người được liệt thờ ở đền Trung nghĩa trong cố đô Huế là Lê Duy Dần và Lê Huệ, 4 người được vua sai làng lập miếu Hiền lương để nhân dân thờ cúng tại quê hương.
Lệ Sơn là làng có trai tài gái sắc, trai thì chăm học, chăm làm. Trai tài của Lệ Sơn phải kể đén trước tiên là Thiếu tướng Hoàng Sâm. Hoàng Sâm là người nổi tiếng gan dạ dung cảm có tài bắn súng cả hai tay. Ông đã từng vào tận sào huyệt của bọn thổ phỉ để thu phục chúng bằng việc thi cưỡi ngựa, bắn súng với bọn trùm phỉ Voòng A Sáng, Lý Xìu khiến chúng phải nể phục. Về văn học, người Lệ Sơn đóng góp cho nền văn học nước nhà các chuyên gia đầu ngành. Tiêu biểu là nhà nghiên cứu giảng dạy văn học Trung Quốc - Giáo sư Lương Duy Thứ; nhà nghiên cứu giảng dạy văn học phương Tây – Phó Giaos sư Lương Duy Trung, Phó giáo sư tiến sỹ Lương Ngọc Bính. Con gái Lệ Sơn nổi tiếng trắng da, dài tóc, có người được tuyển vào cung và được vua Nguyễn gả cho vua Ai Lao.
Lệ Sơn có nhiều phong tục tập quán tốt đó là các tập tục giúp nhau lợp nhà, bổ cau, bắt cheo. Người Lệ Sơn có những truyền thống tốt như trọng danh dự, thượng võ, giữ nếp sống thanh bạch, lịch sự hiếu khách, làng không có người ăn xin...
Tục bắt cheo các đám cưới cũng là một phong tục hay để thử tài văn học đồng thời còn thể hiện học vấn của người Lệ Sơn qua việc ra một vế câu đối buộc họ nhà trai phải đối lại khi đến làng rước dâu.
Lệ Sơn có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ Cầu đảo, Hội làng với nghi lễ tế Thành hoàng và các vị Khai canh, Khai khẩn gắn với các hội thi đấu roi, đi quyền của nam giới; thi làm bánh, nấu cỗ của nữ giới.
Lệ Sơn có nhiều sinh hoạt văn hóa văn nghệ đặc sắc như hát nhà trò, bói Kiều, đấu cờ người, hò đối đáp, sáng tác câu đố, làm câu đối: mừng thọ, mừng lên thăng quan tiến chức, mừng khai trương đình, miếu, đền thờ. Câu đối của các nhà trí thức Nho học Lệ Sơn quả thể hiện rõ sự uyên thâm về văn hóa. Xin dẫn một vài câu đối của người Lệ Sơn ở các đình miếu để chứng minh cho quan điểm đó.
“ Triệu bồi đức hợp Càn Khôn đạt
Khai tịch nhân tồn vũ trụ gian”.
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Việc xây dựng làng Lệ Sơn là phù hợp với đạo lý của Trời, Đất.
Vế đối thứ hai: Khai canh lập ấp nên làng xóm cho con người sinh sống là để tình thương yêu bao la cho hậu thế.
“ Khí tác sơn hà công minh chính trực nhi nhất
Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương”.
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Khí tạo nên núi sông và khí chất con người nơi đây công minh chính trực tuy hai mà một.
Vế đối thứ hai: Từ quan, viên, chức dịch đến đinh tráng, lão hạng; từ trên xuống dưới đồng lòng, hòa hợp thì sáng suốt, uyên bác vô biên.
“Diện bãi Linh thủy bồi hậu Mạch
Bối ngật Thần Sơn trị Phượng minh
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Miếu nhìn về phái sông Gianh hàng năm sông bối đắp nên cồn cát chạy dài bao bọc che chở cho làng Lệ Sơn.
Vế đối thứ hai: Lưng miếu dựa vào núi Thần Vì là núi có giá trị lớn khiến chim phượng hoàng phải gọi nhau về tìm chỗ đậu.
Trên Đình thánh (Văn chỉ thờ Khổng tử) của Lệ Sơn Thượng trước đây cũng được gắn câu đối:
Thánh đạo nhật trung thiên hưng giận phi quan Tần dự Hán
Tư văn vị trụy địa lưu hành hà hãn Á di Âu.
Tạm dịch vế đối thứ nhất: Đạo thánh giống như mặt trời lúc 12 giờ trưa tỏa ánh sáng khắp bán cầu.
Vế đối thứ hai: Văn minh là của chung lưu hành cả địa cầu không chỉ riêng của Á, Âu.
Chú thích:
- Trích (có bổ sung) trong nội dung bài viết cùng tên đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “ Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển” (được chọn tham luận tại Hội thảo ngày 25/4/2014).
- 5 Mai Đình Lê Tộ, “Lệ Sơn, vải tiến và cụ Lê Bính”, tập san Quảng Bình Quê hương tôi, Hội Đồng châu Quảng Bình, 1974, tr.5
- 6 Nguyễn Tú, Quảng Bình nước non và lịch sử, Nxb Văn hóa thông tin Quảng Bình, 1998
- Trích (có bổ sung) trong nội dung bài viết cùng tên đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “ Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển” (được chọn tham luận tại Hội thảo ngày 25/4/2014).
- 6 Nguyễn Tú, Quảng Bình nước non và lịch sử, Nxb Văn hóa thông tin Quảng Bình, 1998
Tác giả bài viết: Lê Trọng Đại (Tiêu đề do BBT đặt)
Từ khóa:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Những món ăn ngon ở Làng Lệ Sơn (06/04/2015)
- Danh sách các quan lại, các nhà khoa bảng thời phong kiến và các nhà quản lý, tri thức tiêu biểu con em Làng Lệ Sơn (01/12/2014)
- Công bố đề cương Địa chí làng Lệ Sơn (09/08/2014)
- Thông tin về hội thảo khoa học "Biên soạn địa chí làng Lệ Sơn" (06/08/2014)
- Văn bản góp ý cho Bản thảo Dư địa chí Làng Lệ Sơn (31/07/2014)
- Địa chí Làng Lệ Sơn: Miếu thờ (29/07/2014)
- Địa chí Làng Lệ Sơn: Nhà ở (20/07/2014)
- Địa chí Làng Lệ Sơn: Đình Làng (23/07/2014)
- Địa chí Làng Lệ Sơn: Chùa và Giếng làng (20/07/2014)
- Thông báo về việc nghiên cứu, biên soạn công trình “Địa chí làng Lệ Sơn” (19/07/2014)
Ý kiến bạn đọc
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 12
- Hôm nay: 1760
- Tháng hiện tại: 17117
- Tổng lượt truy cập: 8436588
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Mình làm ở đài PTTH Quảng Bình, mình rất thích phần tài liệu này rồi. Vậy nên xin BBT cho mình xin những phần tài liệu nói về những làng bát danh hương khác được không ạ! Cám ơn nhiều