1
  • image
  • image
  • image
  • image
11:10 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Câu đối - Một di sản văn hoá tinh thần độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 2)

Đăng lúc: Thứ ba - 16/07/2013 04:57 - Người đăng bài viết: bientap02
Bài khảo cứu các câu đối của các bậc tiền nhân Lệ Sơn để lại cho hậu thế nhằm khám phá sâu thêm về lịch sử, con người Lệ Sơn xưa của tác giả Lê Trọng Đại
Bài viết kỳ trước
1. Câu đối - Một di sản văn hoá tinh thần độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 1)


CÂU ĐỐI - MỘT DI SẢN VĂN HÓA TINH THẦN ĐỘC ĐÁO CỦA LÀNG LỆ SƠN
Tác giả Lê Trọng Đại

(Tiếp theo phần 1 ...)

+ Ở đình trung có câu đối thứ hai:

Tiên tổ khai canh ngời hậu thế
Tử tôn kế nghiệp rạng tiền nhân.

Tạm dịch: Công đức khai canh của thủy tổ sáng ngời mãi với các thế hệ sau. Con cháu kế tục được truyền thống làm sáng ngời sự nghiệp của cha ông.

+ Ở đình hậu có 2 câu đối.

* Câu đối thứ nhất:


Thủy tổ khai canh lập ấp miếu
Trung hưng dực bảo linh phù thần.

Tạm dịch: Ngài thủy tổ có công khai canh lập ấp, dựng tôn miếu. Được Triều đình sắc phong là “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”.

*  Câu đối thứ hai ở đình hậu:


Công minh thạch bảng Bảng sơn cao
Đức dụ nhân sinh Sinh thủy tú.

 
Tạm hiểu: Phẩm chất công minh cứng rắn cao vời như lèn Bảng. Người sống có đức thì sẽ sinh được con cháu tốt đẹp.

- Miếu thờ họ Phan.

+ Câu đối thứ nhất:


Công cao thùy vạn cổ
Đức hậu hiển ức niên.

Tạm dịch: Công lao của tổ tiên cao vời vợi. Đức lớn của tổ tiên để lại vinh hiển cho con cháu hàng vạn năm.

+ Câu đối thứ hai:
 
Tổ tông công đức bách thế bất thiên
Tử hiếu tôn từ vạn đại như kiên.

Tạm dịch: Công đức của tổ tiên muôn đời không thay đổi. Con hiếu cháu hiền vạn đời hưng thịnh

- Miếu họ Bùi có cặp câu đối:


Tiên tổ phúc dày lưu hậu thế
Cháu con đức sáng rạng tiền nhân.

Câu đối này thuần quốc ngữ hiện đại nên không cần giải nghĩa nữa. Trên Đình thánh (Văn chỉ thờ Khổng tử) của Lệ Sơn Thượng trước đây cũng được gắn hai câu đối:

Thánh đạo nhật trung thiên hưng giận phi quan Tần dự Hán
Tư văn vị trụy địa lưu hành hà hãn Á di Âu.

 
Tạm dịch: Đạo thánh giống như mặt trời lúc 12 giờ trưa tỏa ánh sáng khắp bán cầu. Văn minh là của chung lưu hành cả địa cầu không chỉ riêng của Á, Âu. Hậu duệ đời thứ 12 của cố Lê Văn Hành là cố Lê Bính - người chủ trì việc trùng tu đình làng đầu thế kỷ XX, cũng là tác giả của câu đối được khảm sành ở hai cột nanh đình làng:

Khí tác sơn hà công minh chính trực nhi nhất
Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương.

Tạm dịch: Núi sông hun đúc nên con người nơi đây cái khí chất công minh chính trực được xếp hàng đầu. Từ quan, viên, chức dịch đến đinh tráng, lão hạng; từ trên xuống dưới đồng lòng hòa hợp thì sáng suốt, uyên bác vô biên.

- Tại miếu thờ Đức ông Mạnh Linh xưa các bậc Cự Nho đã cúng một câu đối bằng chữ Hán được phiên âm là:
 
Cửu trùng hoa tuấn thiên thân Mệnh
Giang sơn chung tú địa dị Linh.

 
Tạm giải nghĩa là: Dưới gầm trời này những người tài giỏi tuấn tú vẫn không thể vượt qua số phận (Thiên mệnh) ý của vế đối này còn muốn nói Đức ông Mệnh Linh qua đời là do số trời định sẵn vì ông “ngộ phải cuồng phong độc vũ”.

 Đất Lệ Sơn kỳ lạ và linh thiêng bỡi sông núi tươi đẹp. Đất Lệ Sơn linh dị vì sau khi Đức ông qua đời bên lùm cây lập tức được mối đùn đất lên thành một ngôi mộ tự nhiên. Mộ của Đức ông người xưa thường gọi là “mộ thiên táng”. Câu đối này lấy chữ cuối cùng trong mỗi vế ghép lại sẽ được tên của Đức ông là Mạnh Linh.

Thời hiện đại Lệ Sơn vẫn có những câu đối hàm súc mà cũng khá uyên bác, ca ngợi quê hương và giáo huấn thế hệ trẻ. Tiêu biểu là các câu đối:

+ Câu đối thứ nhất do nhà giáo Lê Ngọc Di sáng tác được viết trên cổng chào thôn Phúc tự:

 
Quê hương cẩm tú sinh nhân kiệt
Quần chúng cần lao dưỡng anh hùng.

 
+ Câu đối thứ hai của nhà nghiên cứu Hán - Nôm là cụ Lê Doạn:

Núi Vải tiềm tàng đầy quả ngọt
Vườn Chùa ấp ủ đủ hoa thơm.

 
+ Câu đối thứ ba của tác giả Đào Nguyên:
 
Vui xuân cùng bè bạn viếng động Chân Linh
Đón tết với cháu con thăm chùa Phúc Tự

+ Câu đối thứ tư là của ông Lê Hữu Nguyên:

Lệ Sơn linh địa truyền muôn thuở
Văn Hóa tài nhân nối vạn thời

+ Câu đối thứ 5 của cố Lê Bảo:

Tiền bối khai canh dựng làng Lệ Sơn văn hiến
Hậu sinh kế nghiệp xây xã Văn Hóa anh hùng.

 
Với hiểu biết hạn hẹp về Hán ngữ chắc rằng phần dịch nghĩa của tác giả một số câu đối chưa thật chuẫn xác. Mặt khác Hán ngữ là loại ngôn ngữ bác học đa nghĩa; một chữ có nhiều nghĩa nên mỗi câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau đo đó việc giải nghĩa thấu đáo quả không dễ chút nào. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu tham khảo
  1. Tư liệu điền dã dân tộc học tại các di tích văn hóa của Lê Trọng Đại ở làng Lệ Sơn, 2013
  2. Trần Xuân Quế (sáng tác, sưu tầm và tuyển chọn), Lệ Sơn Kỳ thú thơ, bản chép tay, 2012.
  3. Lê Doạn, Giải nghĩa một số câu đối chữ Hán của miếu thờ Lê tộc, 2013.
  4. Phan Xuân Thuyết, Giải nghĩa một số câu đối chữ Hán, 2013
Tác giả bài viết: Lê Trọng Đại
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lê Trọng Đại - Đăng lúc: 19/07/2013 17:13
Nội dung: Cảm ơn gợi ý của anh Hường. Khi bắt tay viết địa chí Đại đã liên lạc với chú Lương Duy Trung và chú Lương Duy Thái thông qua đó để liên Hệ với giáo sư Lương Duy Thứ; Nhưng đáng tiệc là sức khỏe của Giáo sư Lương Duy Thứ quá yếu không thể trao đổi trực tiếp được nếu có gì liên hệ thì chỉ viết bằng giấy để Giáo sư đọc thôi nhưng phía gia đình cho biết là không thể trao đổi được cho nên đành bó tay.anh ạ. Bạn Xây dựng nói mà chẳng xây dựng chút nào. VIệc tham khảo ý kiến các học giả là điều cần thiết dựa vào đâu để nói Đại không có chính kiến, mặt khác có những lĩnh vực không thể nghiên cứu trong một vài tháng vài năm đã đủ do đó không phủ nhận là mình không đủ kiến thức để thẩm định phần Hán Nôm nên tôi phải tham chiếu nhiều quan điểm khác nhau. Việc tìm ra tài liệu gốc về câu đối ở đình làng là việc không dễ vì hiện nay dấu tích còn lại thiếu đi một phần thậm chí cả mấy chữ đầu như "khi tác" thì cũng có người đọc thành âm khác.Cách công phu nhất nếu không còn tài liệu nào tin cậy chỉ có nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hỏi cố Lê Bính xem câu đối mà cố đã cho khảm sành ở đình làng Lệ Sơn là gì có lẽ là 1 cách truy tìm nhanh nhất mà thôi. Tuy nhiên để làm được việc này cũng không dễ chút nào.
Avata
LESONTRAN - Đăng lúc: 19/07/2013 08:12
@chú Đại !
Bài Ký ức về đình làng Lệ Sơn đăng lại ngày 30/05/2012 , bài Tiêng vọng mái đình xưa đăng đăng ngày 31/05/2013 đến 08/06/2013 , bài Đình làng Lệ Sơn : Ký ức và suy ngẫm đăng ngày 09/12/2012 . Các tác giả đăng sau đã xem bài đăng trước .
Avata
Xây dựng - Đăng lúc: 19/07/2013 07:33
@LTD, theo tôi, làm nghiên cứu thì phải có chính kiến của chính mình chứ, sao lại đi nghe người này người nọ, nếu là cầu thị, thì LTD nên có động thái in dập hoặc chụp lên đưa vào bài là biết ngay. Hán nôm rất phức tạp không thể không biết mà nói được, rất mong sự xây dựng và lắng nghe mới có kết quả tốt được
Avata
Lê Trọng Đại - Đăng lúc: 18/07/2013 16:00
Xin lỗi vì thông tin ở phần bình luận trước bị thiếu địa chỉ. Đại muốn anh Hường và Vệ đọc lại phần bình luận của bác Trường lưu Cao Lao và Lê Chiêu Chung trong bài viết có tên Ký ức về đình làng để xem lại phần bình luận của 2 người. về Hán Nôm tôi nghĩ chưa thể khẳng định là ai chính xác hơn ai cho nên chưa vội kết luận.
Avata
LESONTRAN - Đăng lúc: 18/07/2013 13:00
Th.s Đại thân mến !
Làng ta có GS Lương Duy Thứ là người chuyên về văn học TQ , đã đào tạo ra nhiều TS cho nước nhà . Theo anh , ngoài việc tham khảo cậu Doạn , chú nên liên lạc với GS Thứ và nhờ ông giúp cho chuyện CHỮ và NGHĨA của câu đối đình làng . Nói thế bởi ngoài kiến thức ra , trước đây ông cũng đã tiếp xúc với câu đối này , có khi lại còn có cả tài liệu gốc . Phải tìm ra chữ trước .
1, 2, 3  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 348
  • Tháng hiện tại: 38960
  • Tổng lượt truy cập: 7994243

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net