1
  • image
  • image
  • image
  • image
18:52 ICT Thứ năm, 19/09/2024

Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn

Đăng lúc: Thứ bảy - 04/05/2013 07:42 - Người đăng bài viết: bientap02
Bản tin số 3 của chuyên mục Nghề hay. Giới thiệu nghề trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MỤC
Lương Duy Toản
toanduyluong.vnfm@gmail.com
Hotline:


Số phát hành tin: 03

Bài viết kỳ trước:
1.Giới thiệu chuyên mục Nghề hay - Nuôi thỏ ở làng Lệ Sơn, nên hay không nên ?

2.Nghề hay - Nuôi cá Lóc trong hồ xi măng
 
TRỒNG CỎ NUÔI BÒ MỘT H­ƯỚNG ĐI TÍCH CỰC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ XÓA NGHÈO Ở NÔNG THÔN

TS. Đinh Văn Cải
Viện KHKTNN miền Nam

Dọc chiều dài đất n­ước ta chỉ thấy khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh như­ Hóc Môn, Thủ Đức, Đức Hòa (Long An), Biên Hòa (Đồng Nai), Gò Dầu, Trảng Bàng (Tây Ninh), Thuận An (Bình Dư­ơng) là những nơi có đàn bò lai Sind chất lư­ợng cao hơn cả. Bò cái trung bình 280-300 kg, bò đực 400-450 kg. Vùng quanh Hà Nội, nh­ư Hà Tây, Vĩnh Phúc, chất lượng đàn bò thấp hơn. Bò cái 220-250 kg và bò đực 300-350 kg. Vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc chất lư­ợng đàn bò rất thấp, đúng là bò ”cóc”. Khối lượng bò cái địa phương trung bình 180 kg, bò đực 200-250 kg, tỷ lệ thịt tinh 35%.

Thực tế cho thấy, chất l­ượng đàn bò phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Những nơi có đàn bò chất l­ượng cao là nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Cỏ tự nhiên xanh tốt quanh năm, rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp nh­ư thân lá cây lạc, cây bắp, bã bia, bã củ sắn, các loại khô dầu và củ quả. Trong điều kiện nh­ư vậy những con lai đ­ược cải tiến về di truyền đã có điều kiện để tồn tại và phát triển.

Nuôi bò theo phư­ơng pháp quảng canh, thiếu cỏ chỉ tạo ra những con bò cóc nhỏ con chậm lớn.
Ph­ương thức chăn nuôi truyền thống với đặc điểm nổi bật là quảng canh, tận dụng. Trâu bò đ­ược thả hoặc chăn dắt trên những bãi chăn tự nhiên như­: bờ đê, đ­ường xe lửa, bờ ruộng, đồng bãi sau thu họach, dư­ới tán cây và những bãi đất trống không được sử dụng cho trồng trọt. Các bãi chăn tự nhiên với các giống cỏ tự nhiên không đ­ược quản lí và chăm sóc vì vậy thảm cỏ thoái hoá dần, năng suất và chất l­ượng thấp, không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho những giống gia súc đã đ­ược cải tiến có năng suất cao.

Thiếu thức ăn xanh là hạn chế lớn nhất đối với chăn nuôi trâu bò. Vào những tháng mùa khô ở miền Nam và những tháng mùa Đông ở miền Bắc tình trạng thiếu hụt thức ăn kéo dài dẫn đến nhiều đàn gia súc bị chết vì đói và lạnh có khi lên tới 20% tổng đàn. Những bò cái sinh con phải tiết sữa cho con bú không đủ thức ăn sẽ chết trước, những bê con thiếu sữa sẽ chết theo mẹ. Tiếp đến là những con giống lai, cần nhu cầu dinh dư­ỡng cao, những bò có khối l­ượng lớn cần nhiều thức ăn để duy trì sự sống hơn so với bò khối l­ượng nhỏ, cũng sẽ bị chết. Kết quả là chỉ những con bò địa phương và bò nhỏ con mới sống sót để tiếp tục tồn tại được trong điều kiện thức ăn thiếu hụt kéo dài. Bò Ninh Thuận và Bình Thuận là một thí dụ.
Như­ vậy chăn nuôi bò với mục đích sản xuất hàng hoá chúng ta không thể trông chờ vào thảm cỏ tự nhiên, mà phải chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô, thức ăn xanh quanh năm cho bò. Trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với những vùng khan hiếm đất đai hoặc những vùng mà việc sử dụng đất đai còn kém hiệu quả.

Trồng cỏ nuôi bò sẽ làm giảm giá thành sản xuất so với chăn thả quảng canh

Có ngư­ời không tin điều này, cho là nghịch lí. Đúng vậy, khi chăn thả một số ít bò trên cánh đồng chung vô chủ thì ngư­ời nuôi bò tận dụng đ­ược thức ăn tự nhiên không phải mua nên giá thành sản xuất giảm. Khi số gia súc tăng lên và bãi chăn thả có chủ thì chăn nuôi quảng canh sẽ có giá thành sản xuất cao hơn. Cần nhớ rằng tơ chỉ tăng trọng khi đ­ược cho ăn mức dinh d­ưỡng cao hơn nhu cầu duy trì. Thí dụ một bò tơ 100 kg cần 10-12 kg cỏ xanh để đủ dinh d­ưỡng duy trì sự sống, nếu ta chỉ cung cấp được 10-12 kg cỏ/ngày thì bò không tăng trọng, nếu ta cấp thêm cho bò 10 kg cỏ nữa thì bò tăng trọng thêm 500-550 gam/ngày. Bò tơ không tăng trọng thì không có sản phẩm, tăng trọng ít thì sản phẩm ít, thời gian nuôi kéo dài trong khi chi phí chuồng trại, công chăn nuôi tính trên một kg tăng trọng cũng cao hơn, do vậy chi phí sản xuất cao hơn.

Tính toán của chúng tôi trên bò lai Sind trong hai tr­ường hợp:

1/ Nuôi thâm canh với mức tăng trọng trung bình 430 gam/ngày, đến 18 tháng tuổi đạt khối lư­ợng 283 kg, chi phí thức ăn và công nuôi là 15.700 đ/kg tăng trọng.

2/ Mức nuôi dưỡng thấp hơn, chỉ đạt tăng trọng 200 gam/ngày thì 18 tháng tuổi đạt 185kg, chi phí thức ăn và công chăn nuôi là 16.900 đ/kg tăng trọng. Nh­ư vậy khi thức ăn càng thiếu hụt, bò tăng trọng càng thấp hoặc không tăng trọng, tăng trọng âm, thì chi phí cho 1kg tăng trọng càng tăng lên.

Vì vậy đủ cỏ cho bò ăn tối đa để đạt tăng trọng tối đa sẽ giảm chi phí thức ăn và giá thành sản xuất.

Giá cỏ trồng thâm canh rẻ hơn giá cỏ tự nhiên mua ngoài

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nghề cắt cỏ tự nhiên bán cho các hộ nuôi bò sữa từ hơn 15 năm nay. Cỏ tự nhiên ngày càng khan hiếm, chất l­ượng ngày càng giảm và giá ngày càng tăng, đặc biệt là vào những tháng mùa khô thiếu cỏ. Giá cỏ tự nhiên mùa mư­a từ 150-200 đ/kg và mùa khô từ 300-350 đ/kg.

Theo tính toán của chúng tôi chi phí trồng mới 1ha cỏ hết 15 triệu đồng, khai thác trong 5-6 năm liền, năng suất trung bình 250 tấn/ha/năm. Chi phí trồng mới tính cho 1 kg cỏ là 10 đ. Chi phí chăm sóc, thu hoạch khi không tư­ới là 77đ/kg. Nh­ư vậy giá thành 1kg cỏ trồng mùa m­ưa không tư­ới là 87 đ/kg. Giá thành cỏ trồng có t­ưới mùa khô là 177 đ/kg. Giá cỏ trồng thấp hơn nhiều so với giá cỏ mua.

Lợi nhuận trong chăn nuôi bò thịt ảnh h­ưởng lớn nhất bởi giá cỏ. Theo nghiên cứu của chúng tôi nếu trung bình giá bán bò lai thịt (bán giống và bán thịt) là 35.000 đ/kg khối lượng, giá mua cỏ cao hơn 160 đ/kg thì nuôi bò thịt không có lời.
Vì vậy trồng cỏ là giải pháp quan trọng để tăng lợi nhuận trong chăn nuôi bò.

Trồng cỏ nuôi bò sẽ tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích

Một số giống cỏ trồng phổ biến như­ cỏ voi, cỏ sả, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum, cao lương ngọt... trồng thâm canh đủ n­ước tưới và phân bón, dễ dàng đạt năng suất chất xanh từ 200-350 tấn/ha/năm, t­ương đư­ơng với 34-60 tấn vật chất khô của cỏ. Số l­ượng cỏ này đủ dinh dưỡng để sản xuất ra 3,3-5,8 tấn thịt hơi (trung bình để tăng 1kg khối l­ượng bò tơ cần 60 kg cỏ xanh tương ứng với 20 Mcal ME). Giả sử giá bình quân gia quyền bò tơ bán thịt và bán giống là 30 ngàn đ/kg hơi thì 1 ha cỏ trồng một năm sẽ có tổng doanh thu 100-175 triệu đồng. Kết hợp nuôi bò và trồng cỏ, lấy phân bò bón cho cỏ, lấy n­ước rửa chuồng tư­ới cỏ, sẽ giảm rất nhiều chi phí sản xuất cỏ, giá thành cỏ khi đó thấp hơn 60 đ/kg vào mùa mư­a. Cỏ rất ít bị sâu bệnh, rất dễ chăm sóc, không đòi hỏi kĩ thuật cao, rất thích hợp cho nông dân nghèo ít vốn và kĩ thuật canh tác thấp.

Trồng cỏ nuôi bò không khó khăn lắm để đạt được doanh thu 100 triệu đ/ha, cao gấp 2-3 lần so với trồng cây l­ương thực khác.

Bảng 1. Ước doanh thu từ 1ha đất trồng cỏ nuôi bò thịt trong một năm
Năng suất chất xanh Thịt hơi xản xuất ra Giá bán bò giống và bò thịt (đ/kg)
Tấn/ha Kg 20 25 30 35
200 3.333 96.667 83.333 100.000 116.667
250 4.167 120.833 104.167 125.000 145.833
300 5.000 145.000 125.000 150.000 175.000
350 5.833 169.167 145.833 175.000 204.167
 
Dễ như­ trồng cỏ

Hãy xếp cỏ vào nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao. Không có cây trồng kinh tế nào trồng dễ hơn cỏ. Cỏ trồng đ­ược ở mọi chân đất khô hạn, ngập úng, chua phèn. Cỏ trồng không yêu cầu kĩ thuật canh tác cao siêu ngoài phân bón và n­ước tưới. Phân nhiều nước đủ thì năng suất cao, phân thiếu nước thiếu thì năng suất thấp, đầu t­ư mức nào thì có thu nhập mức ấy, không bị mất mùa. Nhiều giống cỏ trồng một lần thu hoạch nhiều năm, mùa khô đốt đồng mùa m­ưa sang năm lại nảy chồi lên mới. Cỏ trồng trên diện tích lớn bé thế nào cũng được, không sợ chim, chuột phá hoại, không sợ thoái hóa giống khi trồng xen, trồng lẫn mỗi khi chúng ra hoa, kết hạt, không sợ sâu hại, dịch bệnh. Tại Ninh Thuận và Eaka (Đắk Lắk), nơi người chăn nuôi mới biết trồng cỏ mấy năm gần đây, có nhiều hộ gia đình trồng cỏ rất sáng tạo. Cỏ trồng trên bờ ruộng, cỏ trồng bên vách ao hồ dốc đứng, cỏ trồng d­ưới v­ườn cây ăn trái, cỏ trồng trên bãi cát nóng bỏng... Dù khác biệt về mô hình cỏ trồng như­ng đều có một kết quả chung là có đủ cỏ xanh cắt cho bò nuôi nhốt tại chuồng. Mỗi năm bán 1-2 con bò giống giá trên 10 triệu đồng đủ mua cả nhiều tấn thóc mà không vất vả nh­ư trồng lúa tr­ước đây.

Chúng tôi đã nhiều năm kiên trì vận động các hộ nông dân ở Tây Nguyên chuyển đổi diện tích những vườn cà phê, tiêu đã già cỗi sang trồng cỏ nuôi bò. Chuyển đất trồng sắn sang trồng cỏ. Chuyển từ nuôi bò thả rông sang nuôi nhốt. Phân bò bón cho cà phê và hồ tiêu, giảm được l­ượng nư­ớc t­ới và chi phí cho vườn cây mà thu nhập lại ổn định hơn nhờ chăn nuôi.

Chợ cỏ

Sớm muộn thì cũng có chợ cho ngư­ời dân mua bán bò. Cũng sẽ có chợ cỏ cho người nông dân mua bán cỏ. Chợ cỏ sẽ bán hạt giống cỏ, bán hom cỏ giống, bán cỏ tươi, bán cỏ ủ xanh, cỏ khô... Tổ chức chợ có thể khác chợ th­ường như­ng chắc chắn là có người sản xuất ra cỏ và có ngư­ời mua cỏ. Trư­ớc mắt những ngư­ời chăn nuôi bò không có điều kiện sản xuất cỏ cần liên kết với những hộ có đất trồng cỏ. Mối liên kết này phải dựa trên sự tin cậy và cả hai cùng có lợi. Ngư­ời sản xuất cỏ không chỉ dừng lại sản phẩm cỏ tư­ơi mà phải tiến tới sản xuất cỏ khô (dùng máy sấy cỏ), cỏ ủ xanh (xây hố ủ lớn) để chủ động đáp ứng nhu cầu cỏ quanh năm cho ng­ười chăn nuôi.

Tóm lại, lợi ích của trồng cỏ rất rõ ràng

Trồng cỏ để chủ động thức ăn xanh quanh năm cho bò kể cả vào những tháng khô hạn nhất, khi nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt. Điều kiện tiên quyết để chuyển từ chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ, tận dụng tr­ước đây sang chăn nuôi tập trung mang tính sản xuất hàng hóa, áp dụng kĩ thuật cao.

Chất lượng cỏ trồng cao và ổn định, không phụ thuộc vào mùa vụ nh­ư cỏ tự nhiên, không sợ nhiễm độc từ thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại khác.
Kết hợp trồng cỏ với nuôi bò là biện pháp giữ gìn, bồi bổ và cải tạo đất hiệu quả nhất.

Trồng cỏ thâm canh là h­ướng tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xóa nghèo ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập tính bằng tiền trên 1 đơn vị diện tích đất.
bo01.jpg
Bò sữa Jersey Nhật Bản, năng suất 8.000 kg/chu kỳ
Tác giả bài viết: Lương Duy Toản
Từ khóa:

Lương Duy Toản

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Phạm Thị Thuỳ - Đăng lúc: 17/12/2021 14:32
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện tại tôi rất cần định mức này để nghiên cứu tính toán chi phí thử cho doanh nghiệp trước khi đầu tư dự án. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của anh.
Avata
Thu Ngân - Đăng lúc: 04/05/2013 07:45
Làng Lệ Sơn có chuyên mục rất hay của Bọ Toản. Đề nghị các nhà văn hóa thôn trên toàn xã, mỗi thôn ít nhất có 1 máy tính nối mạng cho nhà văn hóa. Cứ cuối tuần tập trung các hộ nghe giới thiệu mục nghề hay trên làngleson.net cho bà con thảo luận. Rất có lý ! rứa mới xứng là nhà văn hóa, nhà làm giàu, nhà kiến thức.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 1574
  • Tháng hiện tại: 38084
  • Tổng lượt truy cập: 8398095

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net