1
  • image
  • image
  • image
  • image
03:38 ICT Thứ tư, 24/04/2024

Ký ức về chùa Phúc Tự

Đăng lúc: Thứ bảy - 27/12/2014 04:03 - Người đăng bài viết: bientap03
Theo "Lịch sử Việt Nam đại cương " thì vào khoảng thế kỉ XIV- XV ( làng ta hình thành trong giai đoạn này ) đạo Phật rất phát triển, làng xã đua nhau xây cất chùa chiền. Làng Lệ sơn không ngoài số đó - chùa Phúc Tự (cũng là tên của xóm mà ngay cái tên đã mang hơi hướng, màu sắc phật giáo). Trong ký ức của tôi, ngôi chùa vẫn hiện hữu với nhiều cật vấn chưa được lý giải: Chùa được xây dựng vào năm nào, do ai đề xướng và bỏ tiền của ; có nhiều sư sải, phật tử không? Và chùa lấy tên xóm hay xóm lấy tên chùa?

Bài viết liên quan đã đăng:
1.
Chùa Phúc Tự của tác giả Lương Duy Niệm

Ký ức về chùa Phúc Tự

Chùa Phúc Tự, xây cất trên một gò đất rộng chừng 1 sào Trung bộ, gò này cao hơn măt ruộng đồng Chùa  trên 2m, phía trước là cánh đồng Chùa , xa xa là con Hói  đầu nguồn nên nước từ khe chảy ra quanh năm ; phía bên phải chùa là đất trống trồng tre có tên lùm Lả Lả. Nói chung, vị trí chùa là nơi cao raó, yên tĩnh, xa dân cư . Chùa được xây dựng với quy mô vừa phải, không chạm trổ, cẩn sứ hoa lá rồng phượng gì nhưng kết cấu thì khá kiên cố: Nhà 3 gian, bố trí theo lối như nhà ở của dân: tiền khách hậu chủ .Cột  kèo bằng gỗ tốt; tường xây bao 4 phía ( không nhớ là bằng đá hay gạch ) sân chùa khá rộng (có lẽ rộng bằng nửa sân đình làng).

Mặt tiền, phía trước sân chùa là cổng tam quan ( 3 cửa ) cửa chính giữa rộng, 2 cửa bên hẹp hơn, 1 người đi lọt. Cổng tam quan cao hơn chùa, trên cao có gác chuông  nhưng không hiểu vì sao tôi nhớ quả chuông đồng không treo ở đó mà treo thấp trên một nhánh  cây bòng  già phía trước chùa. Chuông chùa kêu to, bọn trẻ chúng tôi đùa nghịch không dám gỏ chuông vì chỉ lấy tay vỗ vào núm chuông thôi cũng đã cất tiếng  ngân "co..ong " kéo dài cả phút , không biết hiện nay chuông nằm ở đâu, còn hay mất?

 Còn nói về  việc thờ phụng trong chùa, nếu tôi nhớ không nhầm thì phía trong chính giữa, có điện thờ khá cao, hình như làm 2 bậc thì phải .Bậc trên có đặt một tượng Bụt bán thân, đầu đội mủ  như vỏ quả na, mặt nghiêm nghị, hình như tượng được làm bằng đá đẽo vì không thấy sơn phết gì ( nếu bằng gỗ). Bệ dưới thì nhiều tượng bụt dung mạo như tượng bụt lớn nhưng được thu nhỏ. Lớn lên, từng vãn một số chùa trong Nam ngoài Bắc, điều lạ  là các chùa đều thờ tượng  Phật Bà Quan Thế âm, trong khi chùa Phúc Tự thì không. Thời tôi ở làng , chùa đã bỏ hoang  không có sư sải, không có phật tử hay bá tánh cúng bái, nên đó là  nơi sinh hoạt của thiếu nhi Phúc Tự do anh Liên ( con ông Uyển) phụ trách.

Ngay hồi đó tôi đã  có suy nghĩ là tại sao người ta lại xây cái nhà này rồi bỏ hoang? Bây giờ thì tôi tự lý giải rằng ( không biết có đúng không ) : Xa xưa, một bộ phận cư dân Lệ Sơn , nếu không là phật tử thì cũng mộ đạo, lễ, tết , ngày rằm mồng một cũng có lên chùa cúng bái.Trụ trì chùa và sư sải thì có lẽ không phải là người làng vì làng ta có truyền thống hiếu học, cha mẹ nào cũng mong muốn con cái học chữ, không ai muốn con đi tu. Còn tại sao Chùa trở thành hoang phế và nay đã không còn vết tích ? (nghe đâu đã có người làm nhà ở trên nền chùa ). Điều này không nên nhắc lại vì nhận thức con người vào thời điểm đó, giai đoạn lịch sử đó phải như vậy! Thật đáng tiếc, khi bây giờ chùa chiền khắp nơi đang đua nhau trùng tu, trở thành những điểm tham quan du lịch hoặc sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn …

1

Nói về Chùa Phúc Tự, không thể không giới thiệu cái giếng nước- giếng Chùa, nằm cạnh chùa nhưng ngoài khuôn viên. Giếng được xếp khan đá cục cỡ quả mít , từng lớp sâu chừng 5-6 m. Nước giếng rất trong và lạ là không bao giờ cạn hoặc vơi kể cả vào năm hạn hán .Trước đây, khi còn tập quán ăn uống bằng nước sông, thì những  khi nhà có đám  hoặc những tháng nắng nước triều lên cao làm sông Gianh bị mặn, người  xóm ngoài phải vào giếng Chùa lấy nước.

Người dân thôn Phúc tự ( xóm trong ) rất tự hào với địa dư của mình, nên có câu ca rằng : 

   "Nước giếng Chùa vừa trong vừa mát

    Đường xóm Chùa lắm cát dễ đi…"

Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng
Từ khóa:

Lương Duy Thắng

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lê Trọng Đại - Đăng lúc: 27/12/2014 18:21
bÀI VIẾT CỦA TÔI KHÔNG ĐƯA RA NIÊN ĐẠI CHÍNH XÁC NHƯNG tôi chỉ khẳng định là chùa được xây dựng trước khi chuông chùa được hoàn thanh làng có hội phật. Chùa của lệ Sơn là chùa làng đơn thuần được xây dựng theo phong trào chung. nếu thế kỷ XVI NẾU Lệ Sơn có chùa thì đã được thống kê rồi trong Ô châu cận lục rồi nhưng theo tài liệu này thì cả tỉnh Quảng Bình chỉ mới có 3 ngôi chùa (Chùa Kính Thiên, chùa Đại Phúc và chùa Hóa). do đó Chùa ử mà nói có từ thế kỷ XVI THÌ ĐẶT TRONG TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CỦA CHÙA Ở QUẢNG BÌNH LÀ THIẾU CƠ SỞ DO ĐÓ CHÍNH XÁC LÀ CHÙA LỆ sƠN CÓ TRƯỚC LÚC ĐÚC CHUÔNG MÀ CHUÔNG CÓ NIÊN ĐẠI ĐƯỚC KHẮC RÕ THỜI GIAN vIẾT VỀ CHÙA KHÔNG CĂN CỨ VÀO TƯ LIỆU CHÍNH SỬ THÌ THEO XÁC VỊ TA NÊN DỰA VÀO SUY ĐOÁN HAY LÀ TRUYỀN MIỆNG Ư?
Avata
Bạn đọc - Đăng lúc: 27/12/2014 15:42
Anh đại kính mến, vì anh làm lịch sử nên cứ "trọng chứng hơn trọng cung". anh cứ khăng khăng dựa vào "cái chuông" của họ Trần để gắn cho rằng chùa PT có theo niên đại ấy là vô cùng phiến diện. Lịch sử làng Lệ sơn có từ lâu đời, văn hoá cũng ngần đấy mà ra. Cớ sao anh lại lấy mốc đấy. nếu làm nghiên cứu, anh phải soi lại....."trước đây đã có gì ....
Avata
Nghiên - Đăng lúc: 25/01/2013 21:59
Hiểu sơ đẳng về quá khứ mà nhầm lẫn tung tung cả, liệu nhóm soạn thảo có đủ khả năng để tạo ra 1 công trình có cái móng chắc không đây các bọ. Hy vọng nhóm cầu thị tiếp thu và nên đặt lợi ích chung lên trên để có cuốn đại chí xứng tầm.
Avata
NPY - Đăng lúc: 25/01/2013 19:50
Giai thoại đã có câu: "LỪ ĐỪ NHƯ ÔNG TỪ VÀO ĐỀN". Ông Từ là người coi giữ Đền hoặc Miếu, không phải Chùa.
Avata
Bạn đọc - Đăng lúc: 25/01/2013 16:28
Ông Từ là coi sóc ở đình chứ Anh Đại, còn chùa nếu không có sư trụ trì thì chỉ có sãi thôi
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 318
  • Tháng hiện tại: 35239
  • Tổng lượt truy cập: 8044273

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net