Lệ Sơn mùa Kỵ - Trạp (Giỗ kỵ - Chạp mã)
Đăng lúc: Thứ tư - 23/01/2013 19:55 - Người đăng bài viết: lehongveLLS.NET trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả NguyễnThanh Lâm, đưa không khí tết cổ truyền về trên quê hương Lệ sơn. Niên lai chu đáo/Sái tảo mộ phần. Câu nói đó từ xa xưa của ông bà chắc con cháu Làng Lệ sơn không ai không nhớ.
Cứ mỗi năm , đầu tháng chạp cả làng lại rộn ràng chuẩn bị cho một mùa trạp kỵ .Hồi còn nhỏ , đây là dịp tôi rạo rực mong ước từ trong năm. Cứ đến 23 tháng Chạp cả làng đi tảo mộ ( xủi mả), không khí hết sức rộn ràng , vui vẻ . Hồi đó dòng họ nào cũng có mộ mả của ông bà tổ tiên nằm rải rác khắp các cánh đồng. Từ dưới Đình Thánh, Hạ Trang, Đồng mua, Đồng Chăm, Lạ Lả, Phục lùm, Mộ tổ, Đồng bàu, Đình Đá, Đồng Choi, Đẩu, Cổ ngựa…..Những cái tên nghe mộc mạc nhưng thân thiết lại âm vang trong lòng .Cả cánh đồng làng rộng mênh mông đâu đâu cũng có mồ mả, cây cỏ mọc xanh um .

Đồng ruộng Lệ sơn cũng có khác các nơi ở chỗ đó, nhìn trên cánh đồng thấy mồ mả nhiều hơn ruộng. Những ngôi mộ đa số đắp đất cao cỡ hơn 1 mét. Truông vuông cỡ 2m x2m, ở giữa có một chỏm tròn đắp nổi lên gọi là rốn mả. Có khi cày , bừa một khoảnh ruộng phải nhắc cày , bừa hàng chục lần mỏi tay , mồm luôn “ tắc – rì” nạt nộ trâu bò vòng đi , vòng lại vì một đám ruộng có tới 2, 3 cái mả. Nghe khắp nơi không khí làm ăn rất rộn ràng náo nức , nhất là những ngày giáp tết , cố cày bừa cho xong để chuẩn bị đón Xuân . Đa số mồ mả ông bà tổ tiên xa xưa ,cây cối mọc um tùm. Nào là cây Trơng, cây ngụ vị, cây nổ, cây mắt đĩa,cây hóp…. mùa này có khi có thêm cả nấm mối. Một ngôi mả rậm rạp có khi phải phát cây cả tiếng đồng hồ mới xong, cũng có ngôi ,chỉ phải cuốc đám cỏ dại, cỏ mật, cỏ cú, đám cỏ bi bi , mùi hương xông lên hăng hắc rất dễ chịu. Mỗi họ có một đoàn đi tảo mộ gồm 5 đến 7 người, có khi cả chục người. Họ không quên cầm theo rạ ,vác theo cuốc , xẻng . Các ông, các chú ,các bác các Họ trong Làng gặp nhau chuyện trò, chào hỏi râm ran ,vui đáo để. Các bà các mệ thì ở nhà chuẩn bị tất bật, nấu nướng. Những lần như vậy tôi chỉ mong được đi theo ông nội và các chú để đi đây đó khắp các cánh đồng làng.

Được ngắm nhìn thỏa mắt cánh đồng mênh mông xanh tốt màu ngô ở RÌ Rì, màu lúa non mơn mởn ở Bồ Bồ, Nước Sống. Ngắm trời đất bao la kéo dài xuống tận vùng Hạ bạn, hay những rặng núi âm u mây mù phủ kín phía thượng nguồn Sông Gianh , gây cho tôi một cảm giác nao nao, buồn buồn khó tả, mà khi nhỏ chỉ quanh quẩn chơi trong xóm tôi không bao giờ biết được. Hít căng lồng ngực không khí mát lạnh, người vả mồ hôi, lũ trẻ lon ton chạy theo các đoàn người đi tảo mộ , lăng xăng nhặt cỏ, đốt rác, làm những gì chúng ưa thích. Tâm hồn non nớt được bồi đắp thêm tình yêu quê hương , tổ tiên ông bà mẹ cha qua những lần như vậy bởi một truyền thống Tâm linh đáng quý đã tồn tại từ hàng nghìn năm để lại.
Ngày nay, việc tảo mộ đã được UBND xã thống nhất cho tất cả các Họ trong làng là ngày mồng 2 tháng 12 âm lịch . Đa số mồ mả đã được quy tập , xây thành một khu Lăng riêng cho từng họ một. Chủ yếu tập trung ở Đồng Choi và Đình Thánh. Nhà thờ các Họ Bát Đại Tính cơ bản vẫn vị trí như ngày xưa , nhưng đã được tu sửa ,tôn tạo đẹp hơn. Việc tảo mộ cũng khá nhẹ nhàng , con cháu vào Lăng chủ yếu chỉ thắp hương khấn vái . Không phải cuốc, phát và đi khắp làng như hồi xưa nữa . Xong việc thì về Nhà Thờ Họ tổ chức làm lễ Cúng Khấn Tổ tiên ông bà, gặp mặt , ăn uống cỗ bàn vui vẻ . Một số Họ lớn làm khá linh đình như họ Trần , họ Lê, họ Nguyễn làm tới 15 – 16 mâm , con cháu về cả trăm rưởi, hai trăm người, có cả cờ quạt, chiêng trống, áo mũ cân đai rất hoành tráng . Cô em dâu tôi nói họ Trần bên Tiến Hóa làm tới 80 mâm, con cháu cả nước ,cả bên Thái, Lào cũng về dự và đóng góp rất vui vẻ.

Năm nay lần đầu tiên tôi được về giỗ chạp theo kiểu mới tại nhà thờ Tộc Họ Nguyễn , Nhánh I . Nhánh họ Nguyễn Bàu sỏi có nhà thờ Tổ riêng ( do con cháu Cố Sáng ở Lào , Thái và trong nước đóng góp ). Con cháu ở xa về khá đông đủ . Một số người khá thành đạt như : PGS-TS – Bác sỹ Nguyễn Tư Thế, Tiến sỹ Nguyễn Văn Ngọc, Thạc Sỹ Nguyễn Minh Khâm, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Thạc sỹ Nguyễn thanh Hải, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Minh. Đại tá Nguyễn Hữu Lộc , trung tá Nguyễn Thọ Toàn và nhiều thầy cô giáo, công chức, kỹ sư, bác sỹ, cử nhân còn đang công tác …. Đó là niềm tự hào chung của dòng họ. Có như vậy mới có dịp để nhận ra họ hàng anh em cùng chung một gốc , mà trước đây do điều kiện xa cách , cứ tưởng là người dưng nước lã. Một dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn công sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ tổ tiên ,cho dù ai có đi xa khắp 4 phương trời vẫn đau đáu nhớ về ngày giỗ chạp ông bà. Câu đối trên bàn thờ Tổ luôn nhắc nhở con cháu phải nhớ về gốc gác Tổ tiên của mình :
“Kiều mộc thiên chi quy nhất bản
Trường giang vạn thái tổng đồng nguyên”
Hay là :
“Cây có gốc mới tươi cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.. v..v.
Mới đó mà bây giờ tôi cũng đã gần 60 rồi, nghĩ lại thời gian trôi đi thật nhanh quá .Việc giỗ trạp bây giờ cũng có nhiều khác trước . Xã hội có vẻ hiện đại hơn, văn minh hơn. Con người ăn mặc đẹp hơn, sáng sủa hơn. Cái đói cái nghèo tuy còn nhưng không nặng nề như thuở trước. Những tình cảm gắn bó dòng tộc họ hàng thì vẫn thế, không bao giờ thay đổi. Tôi cũng không thể nào quên những tháng ngày thơ ấu được đi tảo mộ với ông nội. Kỷ niệm tuy đã xa xưa lắm rồi, nhưng vẫn còn nhớ mãi, cứ mỗi kỳ về giỗ trạp ở Lệ Sơn , trong lòng lại dâng trào da diết bao cảm xúc không thể nào quên.
Mồng 2 tháng 12 Nhâm Thìn
Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Lâm
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Quốc khánh trên quê hương. Tết độc lập dành cho mọi người, mọi nhà (01/09/2017)
- Danh hương văn vật Lệ Sơn dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử (01/02/2015)
- Nét văn hóa tốt đẹp của muôn đời được hun đúc hơn bởi ngày 30. (07/02/2015)
- Vài nét khái quát về lịch sử hình thành làng Lệ Sơn (29/04/2015)
- Một ngôi làng đặc biệt: Đệ nhất bát danh hương (19/09/2013)
- Ma làng Lệ Sơn - Câu chuyện: Tiếng gọi nơi không người (28/07/2013)
- Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn (22/06/2017)
- Ký ức về chùa Phúc Tự (26/12/2014)
- Chùa Phúc Tự (03/11/2015)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 6/7) (18/12/2014)
Những tin cũ hơn
- Tế lễ Bản Thổ Thành Hoàng Làng Lệ Sơn (Phần 3) (31/12/2012)
- Tế lễ Bản Thổ Thành Hoàng Làng Lệ Sơn (Phần 2) (20/12/2012)
- Tế lễ Bản Thổ Thành Hoàng Làng Lệ Sơn (Phần 1) (17/12/2012)
- Đình Làng Lệ Sơn: Ký ức và suy ngẫm (08/12/2012)
- Miếu thờ người khai trí làng Lệ Sơn (27/11/2012)
- Lệ Sơn, tên Làng: Chữ và Nghĩa (13/09/2012)
- Lệ Sơn - Đệ nhất bát danh hương (16/08/2012)
- Tìm hiểu xuất xứ tên Làng Lệ Sơn qua sắc phong thứ hai của Làng (06/08/2012)
- Sắc phong bổ nhiệm làm quan của Nhân Thần Lệ Sơn (01/08/2012)
- Sắc phong Làng Lệ Sơn, hé lộ minh chứng xuất xứ tên chữ của Làng từng gây nhiều tranh cãi (29/07/2012)
Ý kiến bạn đọc
Mã an toàn:
- Ma làng Lệ Sơn - Câu chuyện: Tiếng gọi nơi không người - Gửi bởi: ha hoa
Bài viết làm tôi nhớ lại thủa nhỏ cũng hay sợ ma - Chạp Họ - Một phong tục đẹp trong đời sống văn hóa ở làng Lệ Sơn - Gửi bởi: tran van
tháng chạp đã vào, tháng chạp họ đã và đang diên ra. Là người con đất Lệ dù ở đâu cũng không thể quên tháng tụ họp để gắn nối tình cảm họ hàng của làng. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc mong rằng con cháu đời sau mãi mãi lưu truyền. Tiết trời se lạnh, phụ nữ chuẩn bị... - Danh sách các quan lại, các nhà khoa bảng thời phong kiến và các nhà quản lý, tri thức tiêu biểu con em Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: le trong dai
Đề nghị mọi người cứ bổ sung thông tin để sau này tái bản có được đầy đủ chính xác hơn. Còn danh sách hiện đẳng ở đây là từ 2014. Chỉ có ban quản trị trang Langleson.nét mới có quyền chỉnh sửa được còn Đại không chỉnh sửa được mong bà con thông cảm! - Sắc phong Làng Lệ Sơn, hé lộ minh chứng xuất xứ tên chữ của Làng từng gây nhiều tranh cãi - Gửi bởi: van tran
Vệ ơi, bạn là người con ưu tú của làng đó. Bạn làm một việc khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Một người trẻ tuổi tài năng và hiếm hoi của làng! - Động Chân Linh và tín ngưỡng cầu mưa của cư dân làng Lệ Sơn - Gửi bởi: van tran
Cảm ơn bạn Vệ đã cho người con đất lệ biết thêm nhiều nét đẹp tâm linh của quê hương. - Sơ đồ gia phả họ Trần, chi họ tại xã Văn Hoá - Gửi bởi: Trần Dũng
Cho tôi số điện thoại anh Trần Phi Hùng, người mà đưa trang phả họ Trần Lệ Sơn để tôi có thể tham khảo - Một số tư liệu để nghiên cứu về quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử (Phần 1) - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Thứ tự các hình ảnh( ở bài trên) trên xuống ở các trang chữ Hán nôm có 2 trang 8a và 8b là lấy từ Ô châu cận lục rồi đó là chụp từ ô châu cận lục ở quyển 4 - bản đồ của Dương Văn An rồi bạn đọc nhìn kỹ ở góc bên phải hình 2 trên xuống sẽ thấy chữ Ô CHÂU CẬN LỤC. Đây... - Danh nhân khoa bảng làng Lệ Sơn, niềm tự hào của đất nước - quê hương - Gửi bởi: Lê Chung
Chào quý vị, Bà ngoại tôi là người làng Lệ Sơn. Tôi dự định về thăm làng cùng mấy người bạn. Quý vị có thể hướng dẫn cách đi từ sân bay Đồng Hới hay Tp Đồng Hới về làng Lệ Sơn được không? Trân trọng cảm ơn. - Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Nguyễn Xuân Phước
Lương Duy Thắng hiện nay ở Đà Nẵng, chồng của Tuất ở lê lợi phải không? Đình làng sắp khánh thành rồi
Thống kê
- Đang truy cập: 15
- Hôm nay: 1278
- Tháng hiện tại: 16267
- Tổng lượt truy cập: 4417960
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Bài của anh Lâm hay nhỉ ?
Cây có gốc mới tươi cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Em thích câu đối của họ cố Sáng, nhánh 1