Tản mạn về Thôn Phúc Tự làng Lệ Sơn, một mảnh đất nhân văn
Đăng lúc: Thứ bảy - 23/04/2016 07:29 - Người đăng bài viết: bientap02Bài viết đặc sắc của tác giả Lương Duy Thắng về vùng đất và con người xóm Phúc Tự, làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình
Bài viết cùng tác giả đã đăng:
1. Làng vườn Lệ Sơn
2. Hoa khôi lầm lạc hay lời sám hối muộn màng
3. Một lần đi đốt than củi lèn ở Hung Tắt
4.Ký ức về chùa Phúc Tự
TẢN MẠN VỀ THÔN PHÚC TỰ - MẢNH ĐẤT NHÂN VĂN
1. Làng vườn Lệ Sơn
2. Hoa khôi lầm lạc hay lời sám hối muộn màng
3. Một lần đi đốt than củi lèn ở Hung Tắt
4.Ký ức về chùa Phúc Tự
TẢN MẠN VỀ THÔN PHÚC TỰ - MẢNH ĐẤT NHÂN VĂN
Có lần, cũng đã khá lâu lắm rồi, tôi còn nhớ thầy giáo Lê Ngọc Mân – thuộc diện “Nhà văn hóa làng“ nói với tôi rằng: “Chú Thắng ạ ! Cái câu của cụ Nguyễn Du: “Văn chương nếp đất, thông minh tính trời ...” rất chi là đúng với cái thôn Phúc Tự ở cái làng này ! “.Nay về già ngẫm lại, nhìn từ xóm trong ra xóm ngoài của thôn Phúc Tự, tôi càng thấy ví von của thầy Mân, quả không sai !
Trước hết, phải nói rằng: Làng Lệ Sơn là đất học, nên nói chung thôn nào, xóm nào cũng có người tài giỏi, thành danh. Nhưng điều dễ nhận là số người có tiếng tăm về văn chương thì thôn Phúc Tự, chiếm số đông.
Thời Phong kiến, có cụ Lương Duy Chí, đậu cử nhân, làm quan Tri phủ, hậu duệ của cụ là các vị giỏi cả Hán Nôm lẫn tiếng Pháp, đỗ Tú tài thời Pháp thuộc như ông Lương Duy Tâm, nguyên là đốc học thời Pháp, sau là Trưởng ty Giáo dục Quảng Bình, về hưu ông ra Hà Nội, tham gia trong Ban soạn thảo từ điển Hán - Việt. Ông là người đầu tiên và có thể nói là duy nhất biên soạn cuốn “Địa lý Quảng Bình”.
GS Lương Duy Trung - con trai của ông, kể tôi nghe, có lần GS Hoàng Như Mai - một cây đại thu Văn học, một nhà giáo khả kính đã từng ca ngợi tài học của ông cụ như sau: “Này anh Trung, vốn tiếng Pháp của anh và tiếng Hán của giáo sư Thứ cọng lại có bằng ông cụ không ? “ (Giáo sư Trung và Thứ là anh em ruột con trai ông Lương Duy Tâm) hay ông Lương Duy Khánh, thầy giáo dạy Văn, liệt sỹ thời chống Pháp ( cha của Lương Thị Trâm, giảng viên Đại học Thương mại - Hà Nội ) và ông Lương Duy Ủy (vào Nam trước 1945, làm tỉnh trưởng chế độ VNCH ).
Ngoài ra, phải kể đến các thầy cựu giáo của chế độ mới như thầy Lương Duy Ý, thầy Lương Duy Duyệt, Lương Duy Quyền, Lương Duy Niệm ...và các giáo sư nổi tiếng như GS Lương Duy Trung (tác giả của cuốn “ Sech-spia” và các giáo trình văn học phương Tây) GS Lương Duy Thứ ( tác giả của các giáo trình văn học Trung Quốc và mới đây là cuốn “ Bèo dạt mây trôi “, LLS.Net đã đăng lời giới thiệu và trích đăng nội dung tại đây) và GS Lương Duy Cán (Văn học Việt Nam). Xóm ngoài, còn phải kể đến Giáo sư Lương Ngọc Bính, người thành danh cả văn chương và chính trị là con trai của “ Nhà văn hóa làng “Lương Ngọc Đệ, người có bề dày đóng góp cho ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung và làng Lệ Sơn nói riêng, rất đáng ghi nhận. Cuối đời, ông còn để lại tập thơ “Tiếng lòng “ người con Lệ Sơn. Một nhân vật hậu sinh không thể không nói tới, đó là nhà báo, thông minh, sắc sảo : Lương Thị Bích Ngọc.
Xóm trong, (Thôn Phúc Tự có 2 xóm - phân chia theo quan niệm dân gian, 2 xóm cách nhau cánh đồng) cũng không hiếm người “có tiếng” ở làng về văn chương, thơ phú. Đó là cụ Quýt, một người nổi tiếng về “bồ chữ Hán Nôm “. Hậu duệ của cụ là Lê Hồng Vệ, hiện đang kế thừa “bồ chữ “ của ông nội, cũng nổi tiếng trên LLS. Net, hay ông Nghè Lê Chất (Sau Cách mạng hình như làm cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh ( ?)) . Ông Lê Độ, một sỹ quan quân đội nhưng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (Hình như về hưu với hàm Đại tá, Cục trưởng Giáo dục Bộ tư lệnh Công an vũ trang (?) ) là cha ruột của Th.S Lê Trọng Đại, giảng viên Đại học Quảng Bình, người đang là trưởng nhóm biên soạn “Dư điạ chí Lệ Sơn “ và các thầy giáo chế độ mới như thầy Lê Dũng Huế, Lê Di, Lê Ngọc Mân.v..v...là những giáo viên dạy Văn giỏi, có tiếng ở huyên, tỉnh nhà. Trong tập thơ “Lệ Sơn xuân vọng “ đều có bài của các thầy, viết về Lệ Sơn rất... Lệ Sơn !
Vì sao “nếp đất “ thôn Phúc Tự lại có nhiều người thành danh như vây ? Nhân đây, tôi cũng muốn nói lên cái suy nghĩ có phần tản mạn, hoài cổ của mình đó là : Phải chăng, chùa Phúc Tự ẩn chứa điều thiêng liêng, đặc biệt so với các làng, xã khác trong huyện ( theo đạo Phật ) nên người dân làng Lệ Sơn đã được Phật phù hộ ? và thôn Phúc Tự, nơi được chọn để xây chùa và mang tên chùa được hưởng “lộc” Phật ? Đó cũng là điều tâm linh, đáng để suy ngẫm !
Vài lời lượm lặt dông dài, gọi là chút quà xuân góp vui cho LLS.Net, nhằm giới thiệu, quảng bá con người Lệ Sơn- nhân kiệt, không ngoài mong muốn “ Trời, Phật “ tiếp tục phù hộ, độ trì cho con cháu làng ta./.
Mùa chạp, Nhâm Thìn
Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Khu vườn Lệ Sơn, ngày hôm qua đâu rồi ? (04/08/2017)
- Giếng Hồ, một thời xa vắng (22/05/2016)
- Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 1) (13/06/2016)
- Chạp Họ - Một phong tục đẹp trong đời sống văn hóa ở làng Lệ Sơn (15/01/2018)
- Cây Da đồng Chăm (12/05/2016)
- Ngóng trông ngày trở về (15/12/2016)
- Lại lũ lụt, kí ức đau thương năm ấy lại hiện về! (19/10/2020)
- Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên (05/06/2016)
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Tôi sẽ viết về quê Lệ với tất cả kí ức tuổi thơ (17/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Một số khám phá mới về Văn hóa và Lịch sử làng Lệ Sơn (10/04/2016)
- Tục bắt cheo đám cưới xưa ở Lệ Sơn (26/02/2016)
- Nhớ cà muối Lệ Sơn (17/10/2015)
- Khi Làng có Web (11/01/2015)
- Kỷ niệm xưa trên quê nhà (25/11/2014)
- Phượng đỏ Nậm Chu (21/11/2014)
- Tiếng gọi "Đò ơi" ! (14/11/2014)
- Truyền thuyết về Dường Cao ở Làng Lệ Sơn (06/10/2014)
- Truyền thống hiếu học của làng Lệ Sơn trong dòng lịch sử của Quảng Bình (05/09/2014)
- Đến Quảng Bình thăm làng Lệ Sơn hữu tình (28/07/2014)
Ý kiến bạn đọc
Luong Duy Cuong - Đăng lúc: 29/12/2013 07:43
Gửi bạn Nguoileson: Thực tình tôi cũng nhiều lần thấy anh em mình viết bài đưa những thông tin trên làngleson.com hoặc .net về sự thành đạt trong khoa bảng của con em quê mình nên tôi rất lưu tâm để biết mà tự hào. Nhưng tôi cần sự chính xác để khoe khỏi hố mà thôi. Riêng trong dòng họ Lương, các vị được kê trong bài này đều có người là thầy dạy tôi lúc đại học, có người khg dạy nhưng tôi phải học sách của họ. Hiện tôi cũng chưa có nguồn tư liệu nào để biết chính xác nhưng cụ Lương Lương Duy Thứ thì đúng là có học hàm giáo sư và không có học vị tiến sĩ nhưng cũng đã từng hướng dẫn thành công 4 luận án tiến sĩ. Anh Bính thì đúng là PGS-TS chứ không phải GS; cụ Lương Duy Trung thì đang sống TPHCM với chúng tôi nhưng tôi chưa nghe nói cụ có học hàm GS, TS thì hẵn là không rồ. Cả cụ Lương Duy Cán trước đây cũng có người nói là GS nhưng tôi cũng chưa thấy ghi nhận ở đâu. Tất nhiên là tôi đã lưu tâm thì sẽ tìm cách hỏi cho chính xác, bạn nào có thông tin chính xác trước thì cung cấp giùm nhé.
Gửi bạn Nguoileson: Thực tình tôi cũng nhiều lần thấy anh em mình viết bài đưa những thông tin trên làngleson.com hoặc .net về sự thành đạt trong khoa bảng của con em quê mình nên tôi rất lưu tâm để biết mà tự hào. Nhưng tôi cần sự chính xác để khoe khỏi hố mà thôi. Riêng trong dòng họ Lương, các vị được kê trong bài này đều có người là thầy dạy tôi lúc đại học, có người khg dạy nhưng tôi phải học sách của họ. Hiện tôi cũng chưa có nguồn tư liệu nào để biết chính xác nhưng cụ Lương Lương Duy Thứ thì đúng là có học hàm giáo sư và không có học vị tiến sĩ nhưng cũng đã từng hướng dẫn thành công 4 luận án tiến sĩ. Anh Bính thì đúng là PGS-TS chứ không phải GS; cụ Lương Duy Trung thì đang sống TPHCM với chúng tôi nhưng tôi chưa nghe nói cụ có học hàm GS, TS thì hẵn là không rồ. Cả cụ Lương Duy Cán trước đây cũng có người nói là GS nhưng tôi cũng chưa thấy ghi nhận ở đâu. Tất nhiên là tôi đã lưu tâm thì sẽ tìm cách hỏi cho chính xác, bạn nào có thông tin chính xác trước thì cung cấp giùm nhé.
Người Lệ Sơn - Đăng lúc: 27/12/2013 14:36
úi anh Cường lại hơi lạm dụng nghề nghiệp rồi, anh đưa ra quá nhiều văn chương chủ nghỉa,lịch sử địa lý triết lý nhân văn quá. Ngắn gọn chỉ là thế này, anh là người cùng họ, lai là dân văn chương, nếu không phải học trò thì là thầy vì thế mà anh biết quả rỏ ai không có học hàm ( hoặc có mà không xứng đáng) thì góp ý luôn chứ cứ hỏi đi hỏi lại em không thích.
úi anh Cường lại hơi lạm dụng nghề nghiệp rồi, anh đưa ra quá nhiều văn chương chủ nghỉa,lịch sử địa lý triết lý nhân văn quá. Ngắn gọn chỉ là thế này, anh là người cùng họ, lai là dân văn chương, nếu không phải học trò thì là thầy vì thế mà anh biết quả rỏ ai không có học hàm ( hoặc có mà không xứng đáng) thì góp ý luôn chứ cứ hỏi đi hỏi lại em không thích.
Luong Duy Cuong - Đăng lúc: 27/12/2013 06:47
Ôi người Lệ Sơn: Sao tự dưng lại lôi chuyện giòng, nòi giống vào đây làm gì thế. Đang nói chuyện khác kia mà. Tôi cũng có giờ từ chối là con của cha tôi đâu (Lương Trọng Cẩm chứ không phải Lương Ngọc Cẩm). Nhân bạn nhắc đến giòng, nòi,giống thì bạn lưu ý kẻo nhầm vì trong 18 đời họ lương ở làng Lệ Sơn có rất nhiều nhánh. Cụ thể ở đời thứ 10 có cụ Lương Duy Chí thì họ Lương chúng tôi có 234 đầu đinh (con trai), trong đó có cụ Chí (228) và ông nội tôi (Lương Xuân Du-213). Nhưng dù là Lương gì thì tất cả 18 đời hậu duệ chúng tôi vẫn đang chung tay nhau thờ phụng Lương Đại tôn (là cụ Lương Bá Phiếm) đấy thôi. Giòng, nòi, giống là nó nằm ở chỗ ấy. Vì là con cháu trong họ nên chúng tôi hay buộc tranh luận những việc liên quan đến giòng họ để rõ hơn, biết chính xác mà thờ phụng cho đúng vai vế chứ không còn mục đích gì khác cả. Trong 10 người con trai của cụ Lương Duy Chí cũng có anh con trai thứ 5 tên Lương Trọng Hiếu. Bố của cụ Chí là cố Lương Tôn Thành. Vì thế, việc Lương Duy hay không Lương Duy chưa đủ cơ sở để có một sự phân chia nào trong tổng thể Lương Đại tôn chỉ mới 18 đời. Nhánh con cháu cụ Chí hiện là nhánh mạnh nhất của Lương Đại tôn về nhiều nghĩa, nhưng không vì thế mà hiểu rằng có một dòng họ Lương uy tồn tại song song với họ Lương Đại tôn ở Lệ Sơn. Trước đây nhiều người hiểu như thế nhưng bây giờ thì nhờ thông tin dòng họ tốt hơn nên đã khác rồi.
Ôi người Lệ Sơn: Sao tự dưng lại lôi chuyện giòng, nòi giống vào đây làm gì thế. Đang nói chuyện khác kia mà. Tôi cũng có giờ từ chối là con của cha tôi đâu (Lương Trọng Cẩm chứ không phải Lương Ngọc Cẩm). Nhân bạn nhắc đến giòng, nòi,giống thì bạn lưu ý kẻo nhầm vì trong 18 đời họ lương ở làng Lệ Sơn có rất nhiều nhánh. Cụ thể ở đời thứ 10 có cụ Lương Duy Chí thì họ Lương chúng tôi có 234 đầu đinh (con trai), trong đó có cụ Chí (228) và ông nội tôi (Lương Xuân Du-213). Nhưng dù là Lương gì thì tất cả 18 đời hậu duệ chúng tôi vẫn đang chung tay nhau thờ phụng Lương Đại tôn (là cụ Lương Bá Phiếm) đấy thôi. Giòng, nòi, giống là nó nằm ở chỗ ấy. Vì là con cháu trong họ nên chúng tôi hay buộc tranh luận những việc liên quan đến giòng họ để rõ hơn, biết chính xác mà thờ phụng cho đúng vai vế chứ không còn mục đích gì khác cả. Trong 10 người con trai của cụ Lương Duy Chí cũng có anh con trai thứ 5 tên Lương Trọng Hiếu. Bố của cụ Chí là cố Lương Tôn Thành. Vì thế, việc Lương Duy hay không Lương Duy chưa đủ cơ sở để có một sự phân chia nào trong tổng thể Lương Đại tôn chỉ mới 18 đời. Nhánh con cháu cụ Chí hiện là nhánh mạnh nhất của Lương Đại tôn về nhiều nghĩa, nhưng không vì thế mà hiểu rằng có một dòng họ Lương uy tồn tại song song với họ Lương Đại tôn ở Lệ Sơn. Trước đây nhiều người hiểu như thế nhưng bây giờ thì nhờ thông tin dòng họ tốt hơn nên đã khác rồi.
người Lệ Sơn - Đăng lúc: 24/12/2013 18:12
Anh Cường là dân văn chương, chắc không lạ gì Ông Thứ, Ông Trung.? Bên cạnh đó là cũng người cùng họ, dù là khác Giòng, Nòi, Giống (theo tôi biết lương duy là chi họ của ông quan tri phủ Lương Duy Chí, xóm Phúc Tự trong lúc anh Cường là người xóm bàu con ông Lương Ngọc Cẩm). Vậy sao anh Cường cứ hỏi đi hỏi lại nhỉ.?
Anh Cường là dân văn chương, chắc không lạ gì Ông Thứ, Ông Trung.? Bên cạnh đó là cũng người cùng họ, dù là khác Giòng, Nòi, Giống (theo tôi biết lương duy là chi họ của ông quan tri phủ Lương Duy Chí, xóm Phúc Tự trong lúc anh Cường là người xóm bàu con ông Lương Ngọc Cẩm). Vậy sao anh Cường cứ hỏi đi hỏi lại nhỉ.?
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 25
- Khách viếng thăm: 24
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 300
- Tháng hiện tại: 26540
- Tổng lượt truy cập: 8386551
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
" Văn chương NẾT đất , thông minh tính trời "