1
  • image
  • image
  • image
  • image
03:02 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Giếng Hồ, một thời xa vắng

Đăng lúc: Chủ nhật - 22/05/2016 06:00 - Người đăng bài viết: bientap02
Sau bữa cơm chiều, tôi tha thẩn một mình trên con đường vắng đi ra Đồng Rộôc. Những con đường của Xóm Bàu đã gắn bó một thời tuổi thơ tôi. Mỗi lần về thăm quê, tôi vẫn thích thú tản bộ trên những con đường nhỏ thân thương ấy.
Hoàng hôn buông xuống, bóng tối như ngưng đọng lại trên từng ngọn cây trong các khu vườn tươi tốt. Hàng cau đứng im phăng phắc, lùm tre thôi xào xạc, chim chóc mải miết theo nhau bay về lèn tìm chốn ngủ. Đường quê vắng vẻ hiện lên cảnh vật thanh bình yên tĩnh của một vùng thôn quê. Sau một ngày làm việc vất vả ngoài đồng, giờ ai đã về nhà nấy, quây quần sum họp bên mâm cơm, ấm áp cảnh gia đình. Cánh Đồng Rôộc lãng đãng màn sương trắng, giếng Hồ đứng đơn côi , buồn bã, không có lấy một bóng người. Bỗng nhiên bao kỷ niệm năm tháng chợt ùa về trong ký ức của tôi…
 

Ảnh Giếng Hồ xóm Rooc - Thuộc Bàu Sỏi

Cách đây gần 40 năm, giờ này giếng Hồ đông vui lắm. Dân cả xóm Bàu giờ đây đã tập trung chật kín xung quanh giếng. Người người đua nhau đi gánh nước, tắm rửa giặt giũ. Xung quanh giếng râm ran câu chuyện các bà các chị, tiếng la hét inh ỏi, nghịch ngợm của lũ trẻ con, tiếng gàu va chạm vào thành giếng, tiếng ọ ẹ của mấy con bò được uống nước mát…quanh giếng tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, đông vui như hội. Lũ trẻ tắm truồng tồng ngồng, các chị các bà tranh thủ dội nước cho mát rồi để nguyên quần áo, gánh nước về nhà. Cả đồng Rộc có tới 4 cái giếng đều đông kín người, nhưng đông nhất vẫn là giếng Hồ. Giếng ông Lầu, ông mẹt Thinh, mệ Nọi số người tắm ít hơn, nhưng cũng rất vui, cả đồng Rộc râm ran tiếng nói cười, ồn ào náo nhiệt. Tối nào cũng vậy, dân xóm Bàu cứ sau giờ làm việc lại tập trung về các giếng, riêng giếng Hồ nước không bao giờ cạn. Thành giếng xây cao, xung quanh có láng xi măng, có một cái bể cạn nhỏ để giặt ,rất sạch sẽ,mạch nước dồi dào, nước giếng trong mát tắm khỏe cả người. Đó là một niềm vui lớn mà chúng tôi coi giếng Hồ như Thủ đô của xóm Bàu ngày xưa.
 

Ảnh Giếng Hồ xóm Rooc - Thuộc Bàu Sỏi

Hôì đó, cả xóm Bàu đều ăn nước giếng Hồ, chưa ai có giếng riêng. Gánh nước là công việc nặng nhọc, vất vả nhưng lại đặt lên vai của người phụ nữ. Từ bà cố bảy tám mươi đến các chị, các o, đến các em bé gái 14,15 tuổi. Không thấy đàn ông gánh nước bao giờ. Gánh nước vừa nặng vừa khó. Nếu đi không đúng nhịp, về đến nhà chẳng còn giọt nào, nhiều ông lóng ngóng còn làm vỡ cả trình, mà trình thì đắt lắm, lại khó mua, nên các ông được miễn. Chỉ có phụ nữ là làm tốt nhất công việc này. Con gái xóm Bàu ngay từ nhỏ đã được bà và mẹ tập cho cách gánh nước 13,14 tuổi đã tập gánh, lúc đầu gánh ít, về sau gánh nhiều dần lên, cho đến khi trở thành thiếu nữ gánh nước thành thạo, có bước đi uyển chuyển, duyên dáng phải mất 3,4 năm. Nhiều o đẹp lại gánh nước có duyên nên rất nổi tiếng xóm Bàu như o Nhượng, o Hân, o Thanh, o Trà, o Vỵ, o Lý…. . Gánh nước ngoài vẻ đẹp hình thể còn là tiêu chí siêng năng, thước đo phẩm hạnh của các o biết thương yêu giúp đỡ cha mẹ, o nào hay đi gánh nước cũng được bà con khen ngợi. Khi đã thành thiếu nữ các o cũng được bố mẹ sắm cho bộ đồ gánh nước đẹp hơn, 2 cái trình phải tròn đều,không được méo.
 

Ảnh Xóm anh Muôn (Bàu Sỏi)

Trình có màu da lươn óng mượt mua tận Lò Độôc hoặc Thọ Linh. Gióng thắt bằng mây Sụ Nghệ, đòn triêng làm bằng tre đực già, chặt tận trên lưng lèn đá Lệ sơn. Triêng, dóng được xông khói 3 năm rất bền, dẻo dai , chịu nước . Hồi đó nhà ai có cặp thùng làm bằng ống pháo sáng, được coi là nhà giàu rồi. Cả xóm may ra có một hai nhà có mà thôi. Chiều chiều trên con đường thôn trang rợp bong tre xanh,từng toán các thôn nữ áo nâu, quần phíp má đỏ hây hây, tóc dài chấm lưng thon, với chiếc nón che nghiêng, yểu điệu, duyên dáng gánh nước trên vai ,vừa trò chuyện vui vẻ rất nên thơ , gợi cảm :

Nước giếng Hồ vừa trong, vừa mát
Gái xóm Bàu vừa trắng vừa xinh
Tóc dài, da trắng lưng thon,
Ai vô đến đó thì không muốn về.

Những đêm trăng sáng, giếng Hồ là nơi hò hẹn của biết bao đôi lứa tình tự . Bao lớp thanh niên rủ nhau đối đáp những câu hò vang vọng khắp làng quê yên ả một thời. Cô bạn gái bé nhỏ của tôi, với búi tóc đuôi gà, gánh nước đi qua nhà tôi, làm trái tim tôi bồi hồi xao xuyến. Kỷ niệm êm đềm theo năm tháng mãi không bao giờ quên được.

 

Ảnh Xóm Thầy Tâm (Bàu Sỏi)

Mùa mưa rét gánh nước rất vất vả. Phải gánh 5,6 gánh mới đổ đầy chum vại cho bọ mạ. Chân các o phải bấm xuống đường trơn trượt đau nhói. Có mệ cố gánh nước cả đời, chân tòe ra như chân giao chỉ. Ở xóm Bàu mọi gia đình đều có ít nhất 3 đời gánh và ăn nước giếng Hồ. Mùa hè , nước giếng Hồ trở nên giá trị, đi làm về ,trời oi bức, múc một gáo nước trong chum trong vắt , ngửa cổ uống ừng ực mát, khỏe cả người.

Biết bao người con xóm Bàu đã lớn lên khỏe mạnh , tắm mát, ăn uống bằng nước giếng Hồ,nay đã là bác sỹ, kỷ sư, sỹ quan, thầy giáo…, biết ơn ông cha đã tìm ra mạch nước nguồn trong mát cho bao thế hệ con cháu. Trong khi nhiều nơi khác, cho đến tận ngày nay vẫn dùng nước ao hồ ô nhiễm , mất vệ sinh, con cháu lớn lên với bao bệnh tật ,giun sán trong người . Thế mới biết cái tâm đức của ông bà Tổ tiên để lại cho chúng ta lớn chừng nào. Ai là người đã khảo sát mạch nước, chọn địa điểm, thiết kế kiến trúc , đào, xây nên giếng ? Lịch sử giếng Hồ đến nay vẫn còn là một ẩn số.

 

Giếng Hồ, biểu tượng cho sinh hoạt cộng đồng một thời ở thôn quê, là bộ 3 “ CÂY ĐA – GIẾNG NƯỚC – SÂN ĐÌNH” đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng lâu đời thuần hậu, trong sáng, vô tư ,vui vẻ rất đáng yêu ở xóm Bàu, đã mất đi vĩnh viễn. Hệ thống giếng đồng Rộôc đã bị san lấp hết, chỉ còn lại giếng Hồ. Ngày nay, nhà ai cũng đào giếng riêng. Cho dù nước không ngon họ cũng dùng vì tiện lợi. Giếng Hồ đứng sừng sững một mình giữa đồng Rộôc lẻ bóng cô đơn, trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhìn xa như phế tích của một pháo đài cổ, nhân chứng cho một thời đã qua. Cái thời nhờ có nó mà con người trong thôn xóm gắn bó với nhau, hòa đồng , tinh thần vui vẻ. Nay ai về nhà nấy, kiểu sống như chui vào vỏ ốc, tuy thực dụng và tiện lợi nhưng những mất mát đi các giá trị tinh thần nhân văn trong sáng, những nét đẹp có tự ngàn đời, thì không phải ai cũng nhìn thấy được.

Giếng Hồ kỷ niệm một thời đã mãi mãi lùi xa. Giếng Hồ, một thời xa vắng.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Lâm
Từ khóa:

Nguyễn Thanh Lâm

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lưu Quang Vinh(làng caolaoha) - Đăng lúc: 04/07/2013 11:17
Lâm à, hàng ngày anh vào www.langleson.net thấy tình cảm của bà con LLS tật cao cả và vĩ đại biết bao khi nhận được hung tin này. Sự sẻ chia kịp thời đã phần nào làm dịu cơn đau đang từng giờ hành hạ gia đình anh Vũ. Ở Đà Nẵng em sẽ là cầu nố vận động bà con mình quyên góp nhé, có lẽ anh nói hơi thừa nhưng là tấm lòng của anh, mong em đồng thuận.

Thân mến
Lưu Quang Vinh
Avata
Thanh Lâm - Đăng lúc: 02/07/2013 06:38
Cảm ơn anh Quang Vinh rât nhiều. Thật là có duyên nợ với nhau nên anh em mình đã gặp lại nhau sau 35 năm xa cách. Hai trang mạng LLS.net và Cao lao hạ đã kêt nối tình cảm của 2 làng cũng là kết nối tình cảm những người con 2 quê. Không ngờ được gặp anh ở đây , đúng là quả đất tròn. Chúc anh và gia đình sức khỏe, hẹn ngày tái ngộ.
Avata
Lưu Quang Vinh - Đăng lúc: 29/06/2013 11:16
Lâu lắm rồi, có lẽ gần 35 năm tôi mới tìm được Thanh Lâm người bạn đã học cùng trường HVKTQS. Hồi đó số anh em Quảng Bình rất ít nên rất thân nhau. Cứ mỗi tuần vào tối thư 7 anh em chúng tôi lại gặp nhau để hàn huyên tâm sự. Hiện tại bây giờ chỉ động lại ký ức xưa chứ gặp nhau chắc phải rất lâu mới nhận ra nhau được. Thanh Lâm à, hai làng chúng mình thật giống nhau bởi vậy mằnhnhg trang tin về quê hương đều làm cho những người con xa quê luôn trân trọng nâng niu. Đặc biệt là ký ức tuổi thơ lại là gốc rẽ để cho ta tìm về. Được đọc Giếng Hồ, một thờ xa vắng của em anh rất cảm động, có lẽ từ nay anh sẽ ghé thăm Lệ Sơn nhiều nhiều. Chúc em và đại gia đình an lành sức khỏe vạn sự như ý. Xin cảm ơn BBT
Avata
Bạn đọc - Đăng lúc: 21/05/2013 08:27
yêu quê là bảo tồn những giá trị và nét đẹp ở quê, cám ơn TL

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 328
  • Tháng hiện tại: 27933
  • Tổng lượt truy cập: 8036967

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net