Làng vườn Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ sáu - 21/09/2012 04:26 - Người đăng bài viết: bientap02Bài viết Làng vườn Lệ Sơn của tác giả Lương Duy Thắng
Lời dẫn của BBT: Ngay sau khi đề án xây dựng NTM của UNBD xã Văn Hóa công bố lên mạng LLS.NET để lấy ý kiến đóng góp của con em quê hương. Ban biên tập nhận thấy ý kiến đóng góp của anh Lương Duy Thắng khá sát thực và đáng lưu tâm. "..Theo tôi, xã ta nên tập trung phát triển kinh tế , nâng cao đời sống nhân dân là tiêu chí ưu tiên. Như tôi đã có viết trong bài "Làng ta xây dựng nông thôn mới" là; Dân lấy ăn làm đầu, một khi kinh tế phát triển người dân no đủ thì phú quý sinh lễ nghĩa, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mang tính cộng đồng cũng tự thân phát triển. Cứ xem, quốc gia nào, địa phương nào kinh tế phát triển thì quốc gia đó, địa phương đó hoạt động văn hóa cộng đồng phát triển sâu và rộng. Một điều tôi thắc trong đề án phát triên kinh tế không thấy nói đến kinh tế Vườn, một thế mạnh về đất đai và truyền thống của làng ta...".
Việc tận dụng quỹ đất dồi dào để phát triển kinh tế theo mô hình lấy nông nghiệp làm nền tảng, dịch vụ làm động lực là hướng phát triển kinh tế khá phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương ta. Trên tinh thần đó chuyên trang trân trọng giới thiệu lại bài viết Làng vườn Lệ Sơn của tác giả Lương Duy Thắng như là một tham luận để làm căn cứ cho bà con trao đổi thêm về vấn đề này.
Bài viết liên quan:
Trên mảnh đất Cồn Vang, bao đời nay người Lệ Sơn đã khai phá và trồng trọt khá nhiều loại cây trái. Ngoài cây lương thực trồng trên đồng, ruộng còn nhiều loài cây ăn quả được trồng trong nương, vườn nhà. Đã có thời, làng Lệ Sơn nổi tiếng trong vùng về nghề làm vườn, từ làng trên, xóm dưới, mỗi nhà là một khoảnh vườn, rộng thì vài sào,hẹp thì cũng vài trăm mét vuông, tổng thể cả làng như là một rừng cây trái với đủ loại, mà nhiều nhất là : tre, cau, cam, tắt, mít, chuối …Những năm được mùa cau, vào kỳ thu hoạch làng trên, xóm dưới chong đèn dầu đổi công cho nhau bổ cau suốt cả đêm, được mùa cam, tắt thì đi đâu, vườn nào cũng vàng rực, trĩu quả chín mọng. Mùa nào thức đấy, sản phẩm vườn Lệ Sơn bày bán nơi chợ làng, hoặc theo đò dọc xuôi về góp mặt ở chợ Sải, chợ Đồn, sau này còn theo tàu chợ vào tận Đồng Hới và là nguồn thu nhập đáng kể cho mỗi gia đình.
Nhưng hiện nay, do điều kiện thời tiết ngày càng khốc liệt, giống cây ngày một thoái hóa, nên vườn tược ở làng ta đang ngày một suy kiệt, xác xơ. Có những loại cây gần như ít người trồng mới hoặc đã bị tuyệt giống, đã có nhiều nhà dọn vườn chặt bỏ cây lâu năm để trồng rau xanh. Nguyên nhân, có lẽ do thu nhập từ vườn không cao mà sâu xa là do tập quán canh tác, bao đời nay người dân làm vườn vẫn mang tính chất tự sản tự tiêu, người ta có cây gì mình có cây đó, người ta có ăn mình cũng có, khỏi phải đi xin hay mua. Vì thế, vườn không được đầu tư thâm canh để có sản phẩm hàng hóa nên làm vườn không đưa lại hiệu quả kinh tế là đương nhiên.
Không rõ trong quy hoạch nông nghiệp của làng và chủ trương của Chính quyền trong việc phát triển kinh tế vườn, như thế nào? Tôi có một vài suy nghĩ, hầu mong góp một phần trong việc duy trì nghề truyền thống làm vườn của làng ta như sau: Theo tôi, trước hết người dân cần thay đổi tư duy, cải tạo lại vườn nhà, mạnh dạn chặt bỏ những cây không hiệu quả, những cây già cỗi, thoái hóa v.v..chọn một, hai loại cây chính phù hợp trồng tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng KHKT về giống, chăm sóc, thu hoạch …để có sản phẩm hàng hóa " ra tấm ra món" hẵn hoi. Nên nhớ, với sự phát triển kinh tế vùng, đó là các nhà máy, xí nghiệp, các khu đô thị tương lai thì một bộ phận dân cư cơ học tăng lên đáng kể sẽ là nguồn tiêu thụ dồi dào các sản phẩm hàng hóa của làng ta.
Về loại cây trồng, có lẽ với đặc điểm thời tiết lũ lụt thường xuyên thì loại cây thích hợp phải là cây ngắn ngày, tránh lũ lụt, chủ động trong khâu thu hoạch. Qua tìm hiểu, tôi được biết tại Huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam sau những năm cây quế "hết thời vang bóng" dân tình khó khăn sau nhờ trồng chuối dân đã hết khổ, thoát nghèo và cây chuối hiện nay được coi là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương. Cây chuối dễ trồng, mau ăn " trẻ trồng na, già trồng chuối" sau một năm là cho trái, dễ thu hoạch, dễ tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cao (khoảng 80 triệu đồng/ ha). Một loại cây nữa theo tôi cũng rất phù hợp với thị trường trong tương lai, lại phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng làng ta là trồng rau xanh - một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của mọi gia đình. Ở các thành phố, thị xã người ta đã phải quy hoạch vùng trồng rau tập trung, đầu tư lớn cho nó đế có sản phẩm cung cấp cho thị dân. Ở đồng bằng Sông Hồng, trước đây người dân được chia ruộng 5% họ đều trồng rau, mùa nào rau đó, không cho đất nghỉ và có hiệu quả kinh tế .
Mong sao, làng Lệ Sơn chúng ta nổi tiếng về làng học, trong tương lai sẽ nỗi tiếng là làng vườn giàu có và tươi đẹp.
Việc tận dụng quỹ đất dồi dào để phát triển kinh tế theo mô hình lấy nông nghiệp làm nền tảng, dịch vụ làm động lực là hướng phát triển kinh tế khá phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương ta. Trên tinh thần đó chuyên trang trân trọng giới thiệu lại bài viết Làng vườn Lệ Sơn của tác giả Lương Duy Thắng như là một tham luận để làm căn cứ cho bà con trao đổi thêm về vấn đề này.
Bài viết liên quan:
1. Đề án xây dựng Nông thôn mới tại xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
2. Làng ta xây dựng nông thôn mới
2. Làng ta xây dựng nông thôn mới
Trên mảnh đất Cồn Vang, bao đời nay người Lệ Sơn đã khai phá và trồng trọt khá nhiều loại cây trái. Ngoài cây lương thực trồng trên đồng, ruộng còn nhiều loài cây ăn quả được trồng trong nương, vườn nhà. Đã có thời, làng Lệ Sơn nổi tiếng trong vùng về nghề làm vườn, từ làng trên, xóm dưới, mỗi nhà là một khoảnh vườn, rộng thì vài sào,hẹp thì cũng vài trăm mét vuông, tổng thể cả làng như là một rừng cây trái với đủ loại, mà nhiều nhất là : tre, cau, cam, tắt, mít, chuối …Những năm được mùa cau, vào kỳ thu hoạch làng trên, xóm dưới chong đèn dầu đổi công cho nhau bổ cau suốt cả đêm, được mùa cam, tắt thì đi đâu, vườn nào cũng vàng rực, trĩu quả chín mọng. Mùa nào thức đấy, sản phẩm vườn Lệ Sơn bày bán nơi chợ làng, hoặc theo đò dọc xuôi về góp mặt ở chợ Sải, chợ Đồn, sau này còn theo tàu chợ vào tận Đồng Hới và là nguồn thu nhập đáng kể cho mỗi gia đình.
Nhưng hiện nay, do điều kiện thời tiết ngày càng khốc liệt, giống cây ngày một thoái hóa, nên vườn tược ở làng ta đang ngày một suy kiệt, xác xơ. Có những loại cây gần như ít người trồng mới hoặc đã bị tuyệt giống, đã có nhiều nhà dọn vườn chặt bỏ cây lâu năm để trồng rau xanh. Nguyên nhân, có lẽ do thu nhập từ vườn không cao mà sâu xa là do tập quán canh tác, bao đời nay người dân làm vườn vẫn mang tính chất tự sản tự tiêu, người ta có cây gì mình có cây đó, người ta có ăn mình cũng có, khỏi phải đi xin hay mua. Vì thế, vườn không được đầu tư thâm canh để có sản phẩm hàng hóa nên làm vườn không đưa lại hiệu quả kinh tế là đương nhiên.
Không rõ trong quy hoạch nông nghiệp của làng và chủ trương của Chính quyền trong việc phát triển kinh tế vườn, như thế nào? Tôi có một vài suy nghĩ, hầu mong góp một phần trong việc duy trì nghề truyền thống làm vườn của làng ta như sau: Theo tôi, trước hết người dân cần thay đổi tư duy, cải tạo lại vườn nhà, mạnh dạn chặt bỏ những cây không hiệu quả, những cây già cỗi, thoái hóa v.v..chọn một, hai loại cây chính phù hợp trồng tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng KHKT về giống, chăm sóc, thu hoạch …để có sản phẩm hàng hóa " ra tấm ra món" hẵn hoi. Nên nhớ, với sự phát triển kinh tế vùng, đó là các nhà máy, xí nghiệp, các khu đô thị tương lai thì một bộ phận dân cư cơ học tăng lên đáng kể sẽ là nguồn tiêu thụ dồi dào các sản phẩm hàng hóa của làng ta.
Về loại cây trồng, có lẽ với đặc điểm thời tiết lũ lụt thường xuyên thì loại cây thích hợp phải là cây ngắn ngày, tránh lũ lụt, chủ động trong khâu thu hoạch. Qua tìm hiểu, tôi được biết tại Huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam sau những năm cây quế "hết thời vang bóng" dân tình khó khăn sau nhờ trồng chuối dân đã hết khổ, thoát nghèo và cây chuối hiện nay được coi là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương. Cây chuối dễ trồng, mau ăn " trẻ trồng na, già trồng chuối" sau một năm là cho trái, dễ thu hoạch, dễ tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cao (khoảng 80 triệu đồng/ ha). Một loại cây nữa theo tôi cũng rất phù hợp với thị trường trong tương lai, lại phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng làng ta là trồng rau xanh - một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của mọi gia đình. Ở các thành phố, thị xã người ta đã phải quy hoạch vùng trồng rau tập trung, đầu tư lớn cho nó đế có sản phẩm cung cấp cho thị dân. Ở đồng bằng Sông Hồng, trước đây người dân được chia ruộng 5% họ đều trồng rau, mùa nào rau đó, không cho đất nghỉ và có hiệu quả kinh tế .
Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Câu chuyện "Cho và nhận" nghĩ về "khu công nghiệp kiểu mới ở Hạ Trang" (30/04/2013)
- Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn (04/05/2013)
- Giới thiệu Chương trình tài trợ trực tiếp (DAP) dành cho các dự án nhỏ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) (09/05/2013)
- Nghề hay: sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu (31/05/2013)
- Nghề hay - Nuôi cá Lóc trong hồ xi măng (02/04/2013)
- Giới thiệu chuyên mục Nghề hay - Nuôi thỏ ở làng Lệ Sơn, nên hay không nên ? (14/03/2013)
- Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ? (10/07/2014)
- Một gia đình cần được cộng đồng Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình và cả nước quan tâm (27/10/2012)
- Các tài liệu về chiến lược phát triển nông thôn tầm nhìn đến năm 2020 (05/11/2012)
- Hình ảnh còn lại về câu đối trên hai cột cổng Đình Làng Lệ Sơn (01/01/2013)
Những tin cũ hơn
- Giải pháp đảm bảo an toàn cho bà con Lệ Sơn khi mùa lũ về (10/09/2012)
- Tìm lại mái đình xưa (11/06/2012)
- Xây dựng nông thôn mới tại Làng ta (17/05/2012)
Ý kiến bạn đọc
Độc giả - Đăng lúc: 18/06/2012 16:23
Nghe tin TS. Lưu Đức Hải không chỉ là nhà tư vấn chuyên môn cho chuyên trang mà con là kiến trúc sư của Bộ kế hoạch và đầu từ, chuyên quy hoach phát triển kinh tế cho nhiều địa phương. Nhân có bài viết này, mong TS có vài góp ý trên quan điểm của nhà quy hoạch để bài viết có thêm nhiều thông tin. Trân Trọng !
Nghe tin TS. Lưu Đức Hải không chỉ là nhà tư vấn chuyên môn cho chuyên trang mà con là kiến trúc sư của Bộ kế hoạch và đầu từ, chuyên quy hoach phát triển kinh tế cho nhiều địa phương. Nhân có bài viết này, mong TS có vài góp ý trên quan điểm của nhà quy hoạch để bài viết có thêm nhiều thông tin. Trân Trọng !
Ngô Hải - Đăng lúc: 18/06/2012 14:28
Ước mong làng vườn của anh Thắng là rất hay, Lệ Sơn ta đất đai màu mỡ, phù sa nhiều. Hướng phát triển này sẽ gắn liên với du lịch, với sinh thái và với môi trường trong lành. Cái này mới bền vững. Tôi rất tâm đắc với bài viêt của anh,1 bài vết đi trước chương trình NTM hơn 2 năm mà vẫn nguyên giá trị. cảm ơn anh rất nhiều !.
Ước mong làng vườn của anh Thắng là rất hay, Lệ Sơn ta đất đai màu mỡ, phù sa nhiều. Hướng phát triển này sẽ gắn liên với du lịch, với sinh thái và với môi trường trong lành. Cái này mới bền vững. Tôi rất tâm đắc với bài viêt của anh,1 bài vết đi trước chương trình NTM hơn 2 năm mà vẫn nguyên giá trị. cảm ơn anh rất nhiều !.
Xứ Lệ - Đăng lúc: 18/06/2012 10:45
Anh Thắng nói đúng, nhưng xem ra quê ta khí hậu khắc nghiệt, khó lắm anh ạ, cũng nghĩ nát hết bài rồi, nay chỉ thích hợp trồng rau quả đồ laghim thôi. Ngắn ngày, đầu tư ít nhưng có vẻ hay hơn các thứ khác. Quê Lệ sơn mình lâu đời nay cũng nhờ con em thoát ly về chia sẻ với bố mẹ và gia đình, còn để phát huy làm giàu trên đất này, em sợ không thực hiện được, hơn nữa vấn đề môi trường môi sinh bị đảo lộn do phải bằng mọi giá để cho giàu lên. Cách này cũng không ổn cho "Đôi bờ sông Gianh" Anh ạ. Anh khỏe không. Lâu nay không thấy Anh, vừa có cái trang langleson.net do các thế hệ trẻ, tài năng của con em yêu quê mới ra đời, nhưng ổn định và chửng chạc, lại đàng hoàng và uy tín, thấy Anh xuất hiện trở lại, các em mừng lắm. Từ nay anh em mình sinh hoạt bên này Anh nhé. Không biết trong Miền Nam các Anh Cường, Anh Lộc, Phong Trần và bà con mình trong đó đã biết đến bên NÉT chưa? Chúc Anh và gia đình luôn khỏe và có thêm nhiều tin bài cho quê nhà.
Anh Thắng nói đúng, nhưng xem ra quê ta khí hậu khắc nghiệt, khó lắm anh ạ, cũng nghĩ nát hết bài rồi, nay chỉ thích hợp trồng rau quả đồ laghim thôi. Ngắn ngày, đầu tư ít nhưng có vẻ hay hơn các thứ khác. Quê Lệ sơn mình lâu đời nay cũng nhờ con em thoát ly về chia sẻ với bố mẹ và gia đình, còn để phát huy làm giàu trên đất này, em sợ không thực hiện được, hơn nữa vấn đề môi trường môi sinh bị đảo lộn do phải bằng mọi giá để cho giàu lên. Cách này cũng không ổn cho "Đôi bờ sông Gianh" Anh ạ. Anh khỏe không. Lâu nay không thấy Anh, vừa có cái trang langleson.net do các thế hệ trẻ, tài năng của con em yêu quê mới ra đời, nhưng ổn định và chửng chạc, lại đàng hoàng và uy tín, thấy Anh xuất hiện trở lại, các em mừng lắm. Từ nay anh em mình sinh hoạt bên này Anh nhé. Không biết trong Miền Nam các Anh Cường, Anh Lộc, Phong Trần và bà con mình trong đó đã biết đến bên NÉT chưa? Chúc Anh và gia đình luôn khỏe và có thêm nhiều tin bài cho quê nhà.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 13
- Hôm nay: 516
- Tháng hiện tại: 37026
- Tổng lượt truy cập: 8397037
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Anh Lương Duy Thắng là một cây bút đa chức năng, ở lĩnh vực nào anh cũng tham gia được mà lại hay nữa mới lạ. Đây là người tâm huyết với tờ báo mới của Lang LS. Trong một thời gian ngắn đã có một số người tham gia viết báo làm cho tờ báo hấp dẫn hơn, có thể kể ngoài anh Thắng còn có GS TS Lương thế Trung, PGS TS Nguyễn Tư Thế, Anh Hoàng ở Vũng tàu, Trần Thị Thanh Liêm , Thầy Giới Hiệu trưởng ở Tây Nguyên, Luật gia nhà báo Lương Duy Cường Anh Lê Hồng Vệ, Thầy Quế, Bác Lương Duy Thái, Lê Văn Thái, Thầy Nguyễn Duy Xuân, Trần Đức Hường, Lương Duy Hiếu, Trần Dũng sỹ...đã làm nên tờ báo làng có diên mạo mới, tin rằng LLS.net sẽ còn phát triển hơn nữa khi độc giả LS biết thêm tờ báo này để cùng LS.com làm phong phú thêm thông tin từ quê nhà. Mong rằng cộng tác viên của 2 tờ báo làng đặc biệt BBT của 2 báo trao đổi kinh nghiêm với nhau để cho 2 tờ báo cùng tồn tại và phát triển.