Đặc sản sông nước Làng Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ năm - 04/10/2012 21:40 - Người đăng bài viết: bientap03Giới thiệu những đặc sản sông nước Làng Lệ Sơn của tác giả Trần Đức Hường
Những bài viết của cùng tác giả đã đăng:
1. Cồn Vang, một trời hoài niệm
2. Lệ Sơn, tên Làng: Chữ và Nghĩa
3. Mẹ ơi
4. Chợ Vang khảo luận
1. Cồn Vang, một trời hoài niệm
2. Lệ Sơn, tên Làng: Chữ và Nghĩa
3. Mẹ ơi
4. Chợ Vang khảo luận
Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi Mẹ già
Cũng mua cho được để nuôi Mẹ già
Làng Lệ Sơn là một dải đất có phong thủy đẹp: Lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra sông. Sông thì ”ngọa như long phi”. Núi thì ”quỳ như hổ phục”. Thật hùng ! Thật thiêng ! Thật thơ mộng !
Sông Gianh đoạn chảy qua làng cũng mang một nét rất riêng. Đó là điểm giao hòa giữa hai nguồn nước: Mặn từ biển và ngọt từ nguồn. Sự giao thoa tạo ra một vùng nước đặc hữu với những loài thủy sản nước lợ đặc trưng, hiếm có ở những khúc sông khác chỉ một bề con nước.
Xin liệt kê ra đây những đặc sản mà sông Gianh đã mang đến cho người Lệ Sơn như một lời tri ân dòng sông và cũng để được ngược dòng thời gian trở về sống với một thời đầu xanh, tuổi trẻ.
CÁ NƯỚC LỢ
Cá buôi
Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước nên ruột rất sạch . Cá buôi sống thành từng cặp . Cá buôi không ăn mồi nên người ta chỉ có thể đánh bắt , chứ không câu được . Cá buôi có thịt rất ngon nên nó rất được ưa chuộng . Trước đây chợ Vang bán nhiều . Chỉ tiếc hiện nay ít gặp .
Cá loi
Cá loi từa tựa cá buôi nhưng thân to , tròn hơn , vảy trắng , toàn thân trắng , ruột cũng rất sạch . Thịt thơm , ngon , rất béo . Trước đây chợ Vang bán nhiều. Nay cũng ít gặp.
Cá trẻnh
Cá trẻnh trông giống như cá chép nhưng màu nhạt hơn, lớn hơn. Nhiều con nặng đến hơn 5 kg. Cá trẻnh kho, chiên, nướng, hấp đều ngon, nhưng nấu cháo thì ngon tuyệt. Trước đây chợ Vang bán nhiều. Nay cũng ít gặp.
Cá vược
Cá có thân dài, dẹt, cuống đuôi khuyết sâu, đầu nhọn. Cá vược rất bổ dưỡng, thịt ngọt và và vị thơm đặc trưng, thích hợp để hấp, kho, chiên, nướng hoặc nấu canh. Trước đây cá vược chỉ có trong tự nhiên , nay cá vược cũng có thể nuôi trong lồng, bè, hồ và có thể đạt đến 3-5kg/con. Trước đây chợ Vang bán nhiều. Giờ cũng ít gặp.
Cá hanh
Cá hanh trông rất đẹp. Cá được coi là có hương vị thơm ngon, phù hợp với chế biến các món ăn. Món cá hanh hấp nấm mèo và bún tàu tươm mỡ, món cá hanh ướp nghệ kho rim, món cá hanh chiên vàng thơm lựng chỉ mới nghe thôi đã thấy thèm. Cá hanh thường được câu và rất khó câu. Trước đây chợ Vang bán nhiều. Nay cũng ít gặp
Cá móm
Cá móm thân dẹt và hơi bầu, vảy bạc ngời lên một màu lấp lánh, thịt rất ngon. Do miệng nó quá nhỏ, hai mép lại hơi vêu ra nên người ta đặt tên như thế. Cá móm chiên, hấp, kho nghệ, nướng … đã được ghi vào sổ tay ẩm thực của nhiều người. Cá móm sống thành đàn, len lỏi kiếm ăn quanh những bãi cạn triền sông. Trước đây chợ Vang bán nhiều. Nay cũng ít gặp.
NHUYỄN THỂ HAI MẢNH
Chắt chắt
Là nhuyễn thể hai mảnh, bé bằng đầu đũa. Ruột của nó xào lên ăn với bánh đa rất ngon, nhiều người ưa chuộng. Nếu có quy hoạch, có thể nuôi ở quy mô lớn được
Rop róp
Là nhuyễn thể hai mảnh, dài bằng đốt ngón tay, màu vàng, sống ở bãi cát nhưng ở tầng sâu hơn chắt chắt. Ruột của nó nấu canh khoai lang rất ngọt. Là món ăn bình dân nhưng cũng rất thú vị. Khi xào, hương vị của nó có khi còn hơn chắt chắt, ăn với bánh đa cũng rất tuyệt, tuy nhiên số lượng ít hơn chắt chắt do khai thác khó hơn.
Những năm gần đây, do bãi cát trước bến chợ ( khu vực Rú Vắp nhìn sang ) xuống đến lèn Rồng bị xói lở nên không còn thấy loài này bán ở chợ Vang. Hỏi mọi người thì họ đều trả lời rằng loài này không thấy nữa. Đáng tiếc ! Thật đáng tiếc !
THAY LỜI KẾT:
Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền tạo ra lợi thế. Ai có lợi thế sẽ dễ dàng nắm phần thắng. Trong tự nhiên, đặc hữu cũng là một thứ độc quyền. Nếu có cách nhìn đúng để tận dụng lợi thế đó sẽ cho phép người ta tạo ra những việc làm, những sản phẩm có giá trị nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống.
Với tư cách là người tiêu dùng, tôi ( và có lẽ nhiều người nữa ) sẵn sàng chấp nhận chi tiêu để có thể nhận được những sản phẩm mang hương vị rất riêng của sông nước Lệ Sơn. Ngược lại, để nó ngày một mất dần thì…. Đáng tiếc ! Thật đáng tiếc !
TP. HCM, tháng 10/2012
Tác giả bài viết: Trần Đức Hường
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Lại lũ lụt, kí ức đau thương năm ấy lại hiện về! (19/10/2020)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 5/7) (08/11/2012)
- Chợ Vang trong tâm hồn người xứ Lệ (08/01/2014)
- Bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 540 năm ngày khai canh lập làng Lệ Sơn của Ban chấp hành họ Lê (05/06/2013)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Tản mạn đôi điều về nét đẹp của người Lệ Sơn (16/05/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Truyền thống hiếu học trên đất làng cổ Lệ Sơn (14/05/2013)
- Tôi sẽ viết về quê Lệ với tất cả kí ức tuổi thơ (17/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Chợ Vang khảo luận (25/09/2012)
- Kỹ thuật chơi chim Cu ở Làng Lệ Sơn (18/09/2012)
- Cồn Vang, một trời hoài niệm (17/09/2012)
- Chuyện lạ chép ở Lệ Sơn (02/08/2012)
- Thương lắm Lệ Sơn ơi ! (06/09/2012)
- Vẻ đẹp sông Gianh (28/07/2012)
- Hồi ức về thời chăn trâu cắt cỏ (04/10/2012)
- Đường về quê ngoại (06/08/2012)
- Món quà dành tặng Ba, Mẹ thân yêu (24/06/2012)
- Thư gửi các bạn Hạ Sông Gianh (19/06/2012)
Ý kiến bạn đọc
Tran Minh - Lâm Đồng - Đăng lúc: 07/10/2012 09:34
Anh Hường ra tiếp đặc sản Lệ Sơn phần 2 đi, nhiều loài cá chưa được anh nhắc đến như cá Trê, cá rô, cá diếc, cá mè ...Lệ Sơn mình có hết. Tui có một mong muốn làm mần răng phục hồi nguyên sinh, để các loài cá sinh sôi phát triển, bà con ta không sợ đói.
Anh Hường ra tiếp đặc sản Lệ Sơn phần 2 đi, nhiều loài cá chưa được anh nhắc đến như cá Trê, cá rô, cá diếc, cá mè ...Lệ Sơn mình có hết. Tui có một mong muốn làm mần răng phục hồi nguyên sinh, để các loài cá sinh sôi phát triển, bà con ta không sợ đói.
Thanh Lâm - Đăng lúc: 05/10/2012 08:43
Nhà ở gần sông nên Đức Hường có vẻ rất thông thạo và am hiểu về các loài cá sông .Mình về quê thích đi chợ lắm .Nhưng các loại cá kể trên rất hiếm. Muốn mua cũng không có. Hôm nào có cũng chỉ vài con bé tý, mọi người tranh nhau mua bằng được ,mặc dù giá rât đắt.Hình như dân Lệ sơn không thích ăn cá biển. Vì thấy rất ít người mua
Nhà ở gần sông nên Đức Hường có vẻ rất thông thạo và am hiểu về các loài cá sông .Mình về quê thích đi chợ lắm .Nhưng các loại cá kể trên rất hiếm. Muốn mua cũng không có. Hôm nào có cũng chỉ vài con bé tý, mọi người tranh nhau mua bằng được ,mặc dù giá rât đắt.Hình như dân Lệ sơn không thích ăn cá biển. Vì thấy rất ít người mua
Đặng Thái Sơn - Đăng lúc: 04/10/2012 22:03
Nghe nói có LLs.NET ra đời được nhiều người truy cập lắm, hôm no vô quả không sai, bài vở đậm chất Lệ Sơn, đọc từng mô khóc từng nớ. Nhớ mạ, nhớ rộng, nhờ đồng quá.
Anh Hường viết bài ni em khóc to lắm, vì ở nhà em chuyên đi nơm cá, bữa mô cũng đầy oi về cho mạ nấu canh chua.
Cảm ơn bà con, lầng mềng thật độc đáo. Nhớ Bọ mạ quá !
Nghe nói có LLs.NET ra đời được nhiều người truy cập lắm, hôm no vô quả không sai, bài vở đậm chất Lệ Sơn, đọc từng mô khóc từng nớ. Nhớ mạ, nhớ rộng, nhờ đồng quá.
Anh Hường viết bài ni em khóc to lắm, vì ở nhà em chuyên đi nơm cá, bữa mô cũng đầy oi về cho mạ nấu canh chua.
Cảm ơn bà con, lầng mềng thật độc đáo. Nhớ Bọ mạ quá !
Lâm Tới - Đăng lúc: 04/10/2012 21:56
Vừa mới xuất hiện mà bác Hường làm nhiều bài độc đáo và hay quá trời, đọc sướng. Bài này có tác dụng giới thiệu cho bạn bè biết Lệ Sơn ta có cái chi hay. Cá mà bác giới thiệu đúng là hàng hiếm rồi, ngon, không chê vào đâu được.
Giờ các nhà khoa học mần răng là tạo giống và nuôi nhỉ ? Em thèm cá buồi quá bác hường ơi
Vừa mới xuất hiện mà bác Hường làm nhiều bài độc đáo và hay quá trời, đọc sướng. Bài này có tác dụng giới thiệu cho bạn bè biết Lệ Sơn ta có cái chi hay. Cá mà bác giới thiệu đúng là hàng hiếm rồi, ngon, không chê vào đâu được.
Giờ các nhà khoa học mần răng là tạo giống và nuôi nhỉ ? Em thèm cá buồi quá bác hường ơi
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 9
- Hôm nay: 1545
- Tháng hiện tại: 38055
- Tổng lượt truy cập: 8398066
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Cá rô ,cá diếc,cá mè,cá trê thì nơi nào cũng có nên nếu nói ở chuyên trang LLS thì cò gì là "độc" nữa anh TRÂN MINH.còn chuyện đễ phục hồi nguyên sinh như anh nói thì khó lắm !hơn 1 thế kỷ qua đã có hàng trăm loài động vật trên thế giới bị tuyệt chủng và "thuỷ sản sông gianh"ũng không ngoại lệ.