Nhớ lại những kỷ niệm về chợ Vang, nhân đọc bài "Khảo luận chợ Vang" của tác giả Trần Đức Hường
Đăng lúc: Thứ tư - 17/10/2012 17:41 - Người đăng bài viết: bientap02Những kỷ niệm về chợ Vang qua lời kể của anh Nguyễn Thanh Lâm, xóm Bàu, hiện sống tại thành phố Đà Nẵng
Bài viết liên quan đã đăng:
1. Chợ Vang khảo luận
Bài viết về tác giả đã đăng:
1. Nguyễn Thanh Lâm
Những năm 1965 tôi mới 8 tuổi, học lớp 2. Cái tuổi đó thích nhất được đi chợ Vang với mệ nội. Thời đó chiến tranh ác liệt lắm nên chợ Vang họp rất sớm, tầm 3h đến bốn rưỡi là chợ đã đông người, 5h là phải giải tán. Vì từ xóm Bàu xuống chợ Vang khá xa nên tôi phải thức dậy sớm từ lúc 2h sáng. Mệ tôi lo soạn sửa thúng mẹt sắp xếp hàng: khi thì 5,7 xấp trù, vài buồng cau, khi thì nải chối, quả mít, chục trái cam..rồi đội lên đầu tất tả ra đi, tôi lon ton chạy theo mệ, bước thấp bước cao, nhiều khi ngã dúi dụi, phải đi bộ từ nhà ở xóm Bàu, qua đồng Hồ, qua Đình miệu, Trung làng, men theo một con đường nhỏ, một bên là bờ sông dốc đứng, một bên là những khu vườn rậm rạp tối om om, qua “hố” ông Lò rèn, gần nhà Hường, gần nhà mệ Sự thì đến chợ. Mọi thứ ở chợ Hường đã kể khá chi tiết.
1. Chợ Vang khảo luận
Bài viết về tác giả đã đăng:
1. Nguyễn Thanh Lâm
Những năm 1965 tôi mới 8 tuổi, học lớp 2. Cái tuổi đó thích nhất được đi chợ Vang với mệ nội. Thời đó chiến tranh ác liệt lắm nên chợ Vang họp rất sớm, tầm 3h đến bốn rưỡi là chợ đã đông người, 5h là phải giải tán. Vì từ xóm Bàu xuống chợ Vang khá xa nên tôi phải thức dậy sớm từ lúc 2h sáng. Mệ tôi lo soạn sửa thúng mẹt sắp xếp hàng: khi thì 5,7 xấp trù, vài buồng cau, khi thì nải chối, quả mít, chục trái cam..rồi đội lên đầu tất tả ra đi, tôi lon ton chạy theo mệ, bước thấp bước cao, nhiều khi ngã dúi dụi, phải đi bộ từ nhà ở xóm Bàu, qua đồng Hồ, qua Đình miệu, Trung làng, men theo một con đường nhỏ, một bên là bờ sông dốc đứng, một bên là những khu vườn rậm rạp tối om om, qua “hố” ông Lò rèn, gần nhà Hường, gần nhà mệ Sự thì đến chợ. Mọi thứ ở chợ Hường đã kể khá chi tiết.
Riêng tôi nhớ có một lần, khi mọi người trong chợ đang mua bán rộn rịp, trời mới tờ mờ sáng, thì ông bảo vệ bỗng ở đâu trong xóm chạy ra, tay cầm cái đọt nè khô kéo qua kéo lại để xua mọi người giải tán vì trời sắp sáng. Sợ máy bay đến thả bom. Vừa kéo đọt nè ông vừa la hét :
“Chặt chắt rọp róp nị, mất rọt được lòng nị, về mau kẹ chết nị, khôông thì tàu bay hắn đến thả bom, bắn rốc két, mất trôốc như nhởi nị …”.
Bữa đó mệ nội tôi còn về kể một câu chuyện mà mệ nghe được ngoài chợ. Câu chuyện như sau :
Có một nhà gần chợ, hôm qua mất một nửa buồng chuối sau nương. Cái người ăn trộm để lại nửa buồng với một tờ giấy viết tay rằng: “Mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước tui đều thuộc cả, nhưng vì con tui quá đông và quá đói nên tui xin nửa buồng chuối, còn nửa buồng để lại cho enh ả cho con nó ăn”. Mệ tôi kể hào hứng và có vẻ xúc động lắm, rồi mọi người cứ bình luận mãi về câu chuyện với niềm xót xa thông cảm cho người ăn trộm tốt tính mà bất đắc dĩ phải làm trong thời buổi chiến tranh ác liệt và đói kém triền miên. Rồi từ đó trong cái đầu nhỏ bé của tôi luôn tự đặt ra câu hỏi :Chợ Vang có từ khi nào? Tại sao chợ Vang lại nằm bên Lệ sơn,mà không nằm bên Cảnh hóa, Phù hóa? Có cái chợ bên làng mình thì quá tiện cho bà con rồi, mà mình cũng thấy oai oai một tý. Sau này đi chợ Vang, dĩ nhiên là khác xưa cả vạn lần. Hàng hóa khác, ăn mặc khác, người mua người bán cũng khác….tuy vậy, có cái gì như một thứ tình cảm rất riêng khó nói nên lời mỗi khi được về quê đi chợ Vang. Thôi thì tạm thể hiện qua mấy vần thơ vậy. Nếu không hay cũng mong bà con thể tất cho. Câu chuyện chỉ có vậy thôi mà không hiểu sao đến bây giờ đã gần 60 tuổi rồi mà tôi vẫn không quên đi được.
Tôi thương những bộn bề hối hả
Phiên chợ Vang những hàng rau hàng cá
Các chị các bà tất tả sớm hôm
Nón đội đầu quang gánh oằn lưng
Mớ cá mớ rau, rổ tôm rá tép
Bươn chải ngày đêm, chắt chiu eo hẹp
Đồng bạc nát nhàu tích góp sớm hôm
Nuôi chồng nuôi con mải miết gầy mòn
Xoay xở bán buôn, vẫn còn nghèo mãi
Vất vả không vơi được lòng nhân ái
Làm ấm lòng khách mua bán phương xa
Về chợ Vang thấy thanh thản lòng ta
Không có cảnh bon chen khốc liệt
Chợ Vang quê tôi. Tôi yêu tha thiết
Mua bán dịu dàng ấm mãi một tình quê.
“Chặt chắt rọp róp nị, mất rọt được lòng nị, về mau kẹ chết nị, khôông thì tàu bay hắn đến thả bom, bắn rốc két, mất trôốc như nhởi nị …”.
Bữa đó mệ nội tôi còn về kể một câu chuyện mà mệ nghe được ngoài chợ. Câu chuyện như sau :
Có một nhà gần chợ, hôm qua mất một nửa buồng chuối sau nương. Cái người ăn trộm để lại nửa buồng với một tờ giấy viết tay rằng: “Mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước tui đều thuộc cả, nhưng vì con tui quá đông và quá đói nên tui xin nửa buồng chuối, còn nửa buồng để lại cho enh ả cho con nó ăn”. Mệ tôi kể hào hứng và có vẻ xúc động lắm, rồi mọi người cứ bình luận mãi về câu chuyện với niềm xót xa thông cảm cho người ăn trộm tốt tính mà bất đắc dĩ phải làm trong thời buổi chiến tranh ác liệt và đói kém triền miên. Rồi từ đó trong cái đầu nhỏ bé của tôi luôn tự đặt ra câu hỏi :Chợ Vang có từ khi nào? Tại sao chợ Vang lại nằm bên Lệ sơn,mà không nằm bên Cảnh hóa, Phù hóa? Có cái chợ bên làng mình thì quá tiện cho bà con rồi, mà mình cũng thấy oai oai một tý. Sau này đi chợ Vang, dĩ nhiên là khác xưa cả vạn lần. Hàng hóa khác, ăn mặc khác, người mua người bán cũng khác….tuy vậy, có cái gì như một thứ tình cảm rất riêng khó nói nên lời mỗi khi được về quê đi chợ Vang. Thôi thì tạm thể hiện qua mấy vần thơ vậy. Nếu không hay cũng mong bà con thể tất cho. Câu chuyện chỉ có vậy thôi mà không hiểu sao đến bây giờ đã gần 60 tuổi rồi mà tôi vẫn không quên đi được.
Tôi thương những bộn bề hối hả
Phiên chợ Vang những hàng rau hàng cá
Các chị các bà tất tả sớm hôm
Nón đội đầu quang gánh oằn lưng
Mớ cá mớ rau, rổ tôm rá tép
Bươn chải ngày đêm, chắt chiu eo hẹp
Đồng bạc nát nhàu tích góp sớm hôm
Nuôi chồng nuôi con mải miết gầy mòn
Xoay xở bán buôn, vẫn còn nghèo mãi
Vất vả không vơi được lòng nhân ái
Làm ấm lòng khách mua bán phương xa
Về chợ Vang thấy thanh thản lòng ta
Không có cảnh bon chen khốc liệt
Chợ Vang quê tôi. Tôi yêu tha thiết
Mua bán dịu dàng ấm mãi một tình quê.
Tháng 9/2012
Tác giả bài viết: Thanh Lâm
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Câu chuyện về Chị gái tôi (24/07/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Đặc sản nấm mối Hung Tắt, Lệ Sơn (17/10/2012)
- Xin đừng rủ rê (16/10/2012)
- Kết quả của thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (Phần cuối) (13/10/2012)
- Chuyện quanh cây Tre Lệ Sơn (11/10/2012)
- Chùm thơ vui liên quan "Trượng mới về à ?" (10/10/2012)
- Chuyện về một thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (Phần 1) (11/10/2012)
- Xin đừng uống rượu quá đà (09/10/2012)
- Từ "Gửi em Cô gái Cao Lao" đến bài thơ "Em hãy về đi" (06/10/2012)
- Chửi những kẻ ăn trộm gà ở quê (05/10/2012)
- Cơm Lệ Sơn (03/10/2012)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 11
- Hôm nay: 553
- Tháng hiện tại: 37063
- Tổng lượt truy cập: 8397074
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Lệ Sơn nét quá, đúng là trang tin đại diện cho bộ mặt của 1 làng quê giàu truyền thống, nhiều bài viết quá, tin tức cập nhật liên tục, dày đặc và hoành tráng. Rất ngưỡng mộ tần suất làm việc, niềm say mê và sự cổ vũ lớn lao của bà con làng các bạn. Kho dữ liệu về làng các bạn có lẽ nhiều nhất Việt Nam. Chúc trang tin phát triển và xứn tầm với 1 quê hương có nhiều truyền thống như các bạn.