Cơm Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ tư - 03/10/2012 04:10 - Người đăng bài viết: bientap02Tìm về hương vị quê qua bài thơ của tác giả Trần Dũng Sỹ
Lời bình của nhà báo Lương duy Cường: Nhà thơ Đỗ Trung Quân cảm tác: “Quê hương là gì hỡi mẹ, sao cô giáo bảo con yêu; Quê hương là gì hở mẹ, sao đi xa lại nhớ nhiều…”. Quê hương !. Hai tiếng ấy thân thương trong mỗi người con xa xứ. Đấy là tiếng đồng vọng của con tim hoang lạc với nơi chôn nhau cắt rốn. Nhưng nỗi nhớ thương da diết ấy sẽ rung lên ở mỗi con tim là những cung bậc khác nhau. Với Đỗ Trung Quân ấy là chùm khế ngọt lúc lĩu bên góc vườn, dịu chua nắng hè những bát canh mẹ nấu. Ở Trần Dũng Sỹ ấy là một nồi ốc chuối, là chén chắt chắt xào, là cá đồng kho tộ với lá nghệ thơm môi. Nỗi nhớ quê ở Trần Dũng Sỹ là nỗi nhớ của một người con nhớ về quê mẹ nghèo với những hình ảnh thân thương, những vị, những mùi cụ thể. Bài thơ ngắn nhưng đọc lên nghe thấy đủ hương vị quê, thấy như mẹ già đang run run bưng trên tay chén canh rau muống chắt chắt, nghe như thấy bóng tre quê đang ôm ấp giấc ngủ của ta giữa bao bon chen xô bồ của cuộc đời. Chỉ có ai đã từng sống ở một vùng quê nghèo như Lệ Sơn, và phải da diết yêu quê hương như Trần Dũng Sỹ mới cảm được cái hay của bài thơ ngắn ngủi và mộc mạc ngôn từ này.
Bài thơ cùng tác giả đã đăng:
1. Chùm thơ mừng đại hội Hội ĐH Lệ Sơn tại TPHCM và vùng phụ cận
CƠM LỆ SƠN
Về nhà ăn được bữa cơm
Món ăn dân giã ngon hơn nhà hàng.
Cà muối bóp tỏi thơm vàng
Mắm tôm chấm đọt khoai lang tuyệt vời.
Chắt chắt-bánh tráng người ơi
Món ăn đặc sản ngàn đời chợ Vang.
Cá đồng kho nghệ, tép rang
Canh chua dút mít ngon ngang yến sào.
Xa về ta thỏa ước ao
Bên nồi ốc chuối, nhớ bao thág ngày.
Giữa nhà chiếu trải mâm bày
Anh em, bè bạn ngồi xoay quây quần.
Tiếng quê da diết tình thân
Hân hoan trò chuyện xích gần nắm tay.
Rượu nồng chưa uống mà say
Cũng ngà ngà giọng, bởi say nghĩa tình.
Đi xa yến tiệc linh đình
Về ăn các món quê mình ngon hơn!
Tác giả bài viết: Trần Dũng Sỹ
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Câu chuyện về Chị gái tôi (24/07/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Những bài thơ hay trong mục bình luận "Gửi em cô gái Cao Lao" (02/10/2012)
- Diễn biến mới nhất từ bài thơ "Gửi em cô gái Cao Lao" (28/09/2012)
- Những hình ảnh về sinh hoạt mua bán tại chợ Vang (27/09/2012)
- Chợ Vang khảo luận (25/09/2012)
- Mẹ ơi (22/09/2012)
- Hang Oong, một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo của Làng Lệ Sơn (22/09/2012)
- Chân quê (24/09/2012)
- Thơ 20 năm làm rể Lệ Sơn (20/09/2012)
- Lệ Sơn qua những bức ảnh (18/09/2012)
- Kỹ thuật chơi chim Cu ở Làng Lệ Sơn (18/09/2012)
Ý kiến bạn đọc
bạn đọc - Đăng lúc: 03/10/2012 13:32
Bạn Lê Hữu ơi. Giáo sư Vũ Khiêu chứ, lần sau có trích thì cố gắng đừng viết sai nhé
Bạn Lê Hữu ơi. Giáo sư Vũ Khiêu chứ, lần sau có trích thì cố gắng đừng viết sai nhé
Lê Hữu - Đăng lúc: 03/10/2012 13:17
Tôi tâm đắc câu nói của GS.Vũ Nho: Ở làng tôi, giàu có chưa chắc đã được trọng bằng có chữ. Thậm chí, trọc phú thì dễ bị coi thường. Những gia đình khá giả có con gái ngoan cũng thường tìm gả cho các hàn sĩ, tiền ít nhưng chữ nhiều. Các cô gái đẹp cũng hay yêu những nhà nho, không phải chỉ vì hy vọng rồi chồng mình sẽ đỗ đạt, hiển danh. Thi đậu hay trượt thì là do may rủi, nhưng những người có học thường sống “nhân tình thế thái hơn”. Câu ca dao này có thể dễ bị xuyên tạc theo hướng không hay lắm, nhưng quả thực người xưa từng nói: “Một đêm quân tử nằm kề,/ Còn hơn thằng ngốc vỗ về trăm năm”. Người quân tử ở đây là người có học! Tất nhiên, nhà nho ngày xưa cũng gần với lao động chân tay lắm, nhiều nhà nho cũng cày ruộng cuốc vườn như ai, nhưng dù làm gì thì nhà nho vẫn được người đời trọng vọng vì họ tin rằng, đã là nhà nho thì có đạo làng nho, biết cách ăn ở đối xử đối với bố mẹ, vợ con, họ mạc, xóm giềng, đồng bào tốt
Tôi tâm đắc câu nói của GS.Vũ Nho: Ở làng tôi, giàu có chưa chắc đã được trọng bằng có chữ. Thậm chí, trọc phú thì dễ bị coi thường. Những gia đình khá giả có con gái ngoan cũng thường tìm gả cho các hàn sĩ, tiền ít nhưng chữ nhiều. Các cô gái đẹp cũng hay yêu những nhà nho, không phải chỉ vì hy vọng rồi chồng mình sẽ đỗ đạt, hiển danh. Thi đậu hay trượt thì là do may rủi, nhưng những người có học thường sống “nhân tình thế thái hơn”. Câu ca dao này có thể dễ bị xuyên tạc theo hướng không hay lắm, nhưng quả thực người xưa từng nói: “Một đêm quân tử nằm kề,/ Còn hơn thằng ngốc vỗ về trăm năm”. Người quân tử ở đây là người có học! Tất nhiên, nhà nho ngày xưa cũng gần với lao động chân tay lắm, nhiều nhà nho cũng cày ruộng cuốc vườn như ai, nhưng dù làm gì thì nhà nho vẫn được người đời trọng vọng vì họ tin rằng, đã là nhà nho thì có đạo làng nho, biết cách ăn ở đối xử đối với bố mẹ, vợ con, họ mạc, xóm giềng, đồng bào tốt
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 4
- Hôm nay: 1401
- Tháng hiện tại: 37911
- Tổng lượt truy cập: 8397922
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Anh sỉ nói đúng, Lệ Sơn ta có nhiều món ăn mang hương vị rất đặc trưng có thể nói là "không đụng hàng".sống giữa chốn sài thành phồn hoa đô hội, nếm biết bao cao lương mỹ vị nhưng chưa thấy món nào ngon bằng "cá đồng kho nghệ tép, rang. Canh chua dút mít, chắt chắt xào hành ".bài thơ rất thực ! xin cam ơn anh.