1
  • image
  • image
  • image
  • image
23:38 ICT Thứ ba, 23/04/2024

Văn bản góp ý cho Bản thảo Dư địa chí Làng Lệ Sơn

Đăng lúc: Thứ năm - 31/07/2014 08:46 - Người đăng bài viết: bientap02
Toàn văn bản góp ý cho bản thảo "Dư địa chí Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Niệm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
VĂN BẢN GÓP Ý VỀ BẢN THẢO: “DƯ ĐỊA CHÍ LÀNG LỆ SƠN”
 
       Kính gửi: Thạc sĩ Lê Trọng Đại – Chủ nhiệm đề tài khoa học và BBT của Dư Địa Chí làng Lệ Sơn.
       Cùng toàn thể những độc giả đã có trong tay bản thảo này.

      Tôi Lương Duy Niệm - Cử nhân Toán. Quê quán: Xóm Phúc Tự - Văn Hóa – Tuyên Hóa. Sau 9 năm nghỉ hưu tham gia viết báo làm thơ… đã có 02 tập thơ in riêng, 31 tập thơ in chung, 10 bài báo tạp chí đăng tải trên tạp chí Cộng sản và tạp chí Xây dựng Đảng. Đồng thời là bạn viết của tạp chí Văn hóa Quảng Bình. Tôi đã được in 04 bài trong tạp chí. Qua trang web langleson.net tôi đã có rất nhiều bài viết về làng Lệ Sơn để phục vụ cho việc viết Dư Địa Chí làng Lệ Sơn của thạc sĩ Lê Trọng Đại.

       Ngày 26 tháng 7 năm 2014 bản thảo Dư Địa Chí làng Lệ Sơn đã được “trình làng” tại làng Lệ Sơn xã Văn Hóa. Trước lãnh đạo cấp tỉnh, lãnh đạo sở khoa học công nghệ lảnh đạo sở thông tin truyền thông, lãnh đạo xã và các thành phần am hiểu về làng Lệ Sơn. Trong buổi hội thảo tôi đã có văn bản 08 trang viết tay được trình bày trong cuộc hội thảo này, trong bối cảnh tôi chưa có bản thảo trong tay. Tôi chỉ đề nghị BBT về những quan điểm chung cần đạt, những tiêu chí cần có của một dư địa chí. Rất phấn khởi rằng khi nghiên cứu bản thảo những điều tôi đề xuất với BBT nói chung là trùng khớp với quan điểm trình bày trong bản thảo.

     Tôi đã nghiên cứu bản thảo khá kĩ càng, tôi thấy BBT đã khá dày công sưu tầm các tài liệu tham khảo, từ các vụ, viện, thư viện lớn… trong toàn quốc để có một bản thảo đầy công phu, đầy trách nhiệm. Nhìn chung bản thảo rất thành công về mặt hiện thực của các khái niệm, các tiêu chí cần đạt của một dư địa chí tại làng quê. Nhưng như tôi đã phát biểu trong buổi hội thảo tọa đàm rằng: tôi rất mừng vì BBT hầu hết còn trẻ, đầy sức sống, năng động sáng tạo để đi nhiều nơi nhằm thu thập các tài liệu, các chứng cứ qua các văn bản của những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong toàn nước và tranh thủ ý kiến của các cụ bô lão trong làng để làm nguồn cho công trình nghiên cứu khoa học này. Các đồng chí trong BBT đều có bằng cấp, đầy đủ năng lực, đầy đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh thế mạnh ấy tôi cũng rất lo vì hầu hết tuổi đời của BBT còn quá trẻ so với bề dày lịch sử của làng, đã có 543 năm kể từ năm Hồng Đức nguyên niên – năm 1471 – năm khai canh lập ấp của làng Lệ Sơn. Với tuổi trẻ ấy chỉ thấy làng Lệ Sơn nhất là về mặt địa lí của làng hiện nay. Nhưng hơn năm trăm năm ấy đã bị tác động của thiên nhiên của lịch sử, của xã hội nên nó không thể là một khái niệm bất biến được. Qua việc nghiên cứu bản thảo thì đúng như nhận định và suy nghĩ của tôi. Tôi xin mạo muội góp ý và bổ sung một số ý sau đây:
  1. Bố cục của dư địa chí.
  • Nên chữa tiêu đề là Dư Địa Chí làng Lệ Sơn. Chứ không được ghi Địa chí làng Lệ Sơn vì Dư địa chí là một Hán Tự. Còn địa chí không có nghĩa đó.
  • Về bố cục các chương các phần là hợp lí. Logic nên được giữ nguyên như thế. Nhất là chương I rất hoàn hảo và chính xác.
  • Trình bày bố cục về mặt lịch sử gần trung khớp với các thời kì như tôi đã đề xuất trong buổi hội thảo.
  • Tôi chỉ góp ý thêm một số phần như sau:
  1. Về chương II.
  • Mục 2.1.2.2 (sau dòng 5 dưới lên trang 31) nên thêm vào đồn điền ông Thị Lượng. Ông đã có công tập hợp lực lượng dân công để mở mang bờ cõi của trang Lệ Sơn Hạ này.
  • Mục 2.4.1.1 (trang 46) trước mục diệt giặc dốt (trang 47) nên thêm vào phong trào rước tài gia phú hộ. Lễ này được làng Lệ Sơn tổ chức rất long trọng. Hàng trăm người của khối Mặt trận xã với chiêng, trống , thanh la và mỏ tre đi dọc theo đường chính của làng hô vang các khẩu hiệu với chủ đề hưởng ứng phong trào diệt giắc đói, giăc dốt của chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ tuần lề vàng do chính phủ VNDCCH phát động. Người đóng góp nhiều nhất được ngồi trên “kiệu rồng” với 12 người khiêng đi trước đoàn cổ động. Người đã ủng hộ cho tuần lễ vàng này nhiều nhất là ông Trần Tuệ (tên thường gọi là ông Kiểm Tuệ - cha đẻ của Trần Xuân Quế bây giờ) ông Tuệ được ngồi trên “kiệu rồng” này vì ông đã đóng góp cho tuần lễ vàng hơn một cây vàng.
  • Phần cuối chương II nên thêm vào mục 2.7: danh sách bí thư Đảng ủy, chủ tịch ủy ban hành chính và UBND xã qua các nhiệm kì (việc này có thể làm được vì danh sách này còn lưu lại ở Đảng ủy xã).
  • Nói vui một chút nhân dân làng Lệ Sơn có câu đồng dao trong thời bao cấp rằng: “Lôi đi – Trì lại, Hốt vô – Vót ra” nên làng không làm ăn được (ông Lôi là bí thư Đảng ủy, ông Trì là chủ tịch, nhiệm kì tiếp theo ông Hốt là bí thư Đảng ủy, ông Vót là chủ tịch).
  1. Về chương III.
  • Sau trang 95 thêm vào mục 3.1.4 nghề làm công chức, viên chức lực lượng vũ trang, lực lượng công an hưởng lương. Nếu chúng ta hiểu nghề nghiệp theo nghĩa là công việc của mỗi người để nuôi sống bản thân và gia đình thì được gọi là một nghề. Tại làng Lệ Sơn gia đình nào cũng muốn cho con học hành đỗ đạt để thoát li, gia đình nào cũng có ít nhất một vài ba người làm cán bộ, lực lượng vũ trang, lực lượng công an để hưởng lương nhà nước. Đây coi như một nghề của làng Lệ Sơn.
  • Sau chương III thêm vào mục 1.3.4: Cơ cấu địa lí, những địa danh, … có thay đổi theo điều kiện lịch sử, điều kiện thiên nhiên, điều kiện xã hội. (Vì thiếu mục này sau này con cháu của làng hỏi chúng ta: nghe nói làng Lệ Sơn có rào con, lùm mộ tổ, hố quan …thì bây giờ mất đi đâu? Liệu chúng ta trả lời với hậu thế sao đây? Nên phải thêm mục này vào dư địa chí.)
+ 1.3.4.1: Rào nậy, rào con (sông lớn, sông bé).
    Từ khi khai canh lập ấp làng Lệ Sơn đã có rào nậy, tức sông Gianh bây giờ. Do bãi cát bồi tứ xóm Lê Lợi xuống tận ghềnh đá xóm Tiền Miệu có một doi đất cát chia sông ra hai phần. Tiếp giáp với làng có rào con. Từ xóm Lê Lợi đến xóm Phúc Tự, xóm Bàu Sỏi, xóm Tiền Miệu đều nhờ vào nguồn nước rào con. Từ việc lấy nước uống (hồi ấy nước chưa nhiễm mặn) đến việc tắm giặt sinh hoạt đều nhờ vào nguồn nước rào con này. Nhưng qua thời gian năm tháng do lũ lụt bồi đắp phù sa rào con dần dần bị mất đi. Hiện nay rào con chỉ còn một đoạn ngắn từ bến Mụ Cò xuống tận Ghềnh Đá mà thôi. Người dân các xóm bây giờ muốn tắm giặt thì phải đi qua bãi cát rộng khoảng 170m để ra rào nậy mới tắm giặt được.

   Trong cuốn sách : “ Một quãng thời thơ ấu ở làng Lệ Sơn” của Lương Duy Thái có viết: “Xóm Phúc Tự của tôi nằm sát mép nước Rào Con.Cạnh mép nước,có một bãi cây bần, cây to và cao. Đến mùa bần chín bọn trẻ chúng tôi ra bến sông để tắm , lại đua nhau trèo hái bần chín để ăn . Quả Bần chín có mùi thơm dễ chiụ, ăn vào miệngcó vị chua chua ngọt ngọt chát chát rất thú vị.” Tác giả Lương Duy Thái Còn nói : “ Mấy năm trước, có nhiều người chết đuối ở đây. Có lần Thằng Vỵ đã dọa cả bọn: “ Đứa nào giám bơi qua Rào Con ra bãi cát thì tau xin bái phục. Tau nghe nói ở sông này có ma ràng quản đang bắt người xuống thế”,  Rào Con rộng và sâu nước xanh và trong veo. (Trang 25)

+ 1.3.4.2: Lùm mộ tổ: Từ khi khai canh lập ấp các vị tiền bối đã chừa lùm mộ tổ lại mà không chặt phá để ngăn thác lũ cha cà từ ga chảy xiết xuống phá hoại mùa màng và đất đai của những cánh đồng: Tiền Miệu, Đồng Chăm, Đồng Hồ, Đồng Sác … ở phía dưới. Đây là một khu rừng cổ thụ, có những cây bốn người ôm không xuể trong lùm có ba vũng Đáy lăn (Đáy là con Tê giác). Rừng có những loại gỗ quý như gõ, trắc, mun, táu,… có những loại cây ăn quả như nhót, nổ, thị,… quả nổ đồ chín lên vừa béo lại vừa bùi lại có mùi thơm dễ chịu quả to như quả thị, cây to bốn người ôm không xuể, không ai leo lên được. Duy chỉ có Lương Duy Tuệ (con thứ sáu của Lương Duy Tâm) thường ngày vào hái về đồ lên để ăn trong những ngày khó khăn của cải cách ruộng đất vì gia đình thầy Lương Duy Tâm bị quy sai địa chủ. Lùm khá rộng một hình chữ nhật, chiều dài khoảng 500m, rộng khoảng 350m, kéo dài từ xóm Bàu Sỏi ra tận nửa đồng Tiền Miệu. Sau cải cách ruộng đất lùm mộ tổ bị chặt phá để trong lúa khô, ngô, khoai …

   Trong bút ký, tác giả Lương Duy Thái mô tả: “ Lùm Mộ Tổ là một lùm cây rậm rạp, toàn cây cổ thụ. Trong lùm có nhiều loại cây, có những cây gỗ quý như lim gụ táu sến....Có những cây 4 người ôm không xuể . Nhưng loại cây đáng nhớ nhất đối với tôi là cây nổ. Cây to và cao.  Trên ngọn cây tỏa bóng xum xuê và trĩu quả. Quả to như quả chanh Tàu, đem về luộc lên ăn được. Thời kỳ gia đình tôi bị quy sai địa chủ, quả nổ trở thành quả chống đói cho gia đình tôi...”(Trang 17 )

    Trong hội nghị họp bàn phá lùm Mộ Tổ , có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong bút ký, tác giả Lương Duy Thái viết: “ Có ý kiến của ông Mẹt Liệu phát biểu: các oông đã bàn hết lẽ. Ai cũng biết chừ người đông ruộng ít, nếu các oông quyết phá lùm Mộ Tổ để lấy đất trồng trọt thì tôi đề nghị bàn với lảnh đạo xóm Bàu. Lùm Mộ Tổ , tuy thuộc địa phận xóm ta, nhưng xen cả đất của xóm Bàu.Hơn nữa khi ta chặt hết cây đi thì khi lũ lụt về nước sẽ xói hết đất màu mỡ của đồng Tiền Miệu,đông Hồ, đồng Sác...thì không khéo lợi bất cập hại. Tôi xin các oông bàn kỹ lại” ( Trang18)

+ 1.3.4.3. Hố quan.
    Xóm Phúc Tự có một con đường ngang người làng Lệ Sơn  gọi là Hố quan. Đường rộng 7m dài 300m tại Hố quan này đã có 5 vị quan lớn được sinh ra tại 5 khu vườn nối tiếp nhau có bờ rào tiếp nối với Hố quan này. Nếu kể thứ tự từ bờ sông Gianh vào là Lê Huy Tuân làm quan án sát tỉnh Thanh Hóa. Kế tiếp là vị quan bố chánh tỉnh Thanh Hóa có tên là Lê Ngọc Uẩn. Phía trên Hố quan là cậu học trò nghèo Lương Duy Chí đỗ cử nhân làm quan tri phủ Vĩnh Tường. Tiếp nối là vườn quan Án sát Quảng Nam có tên là Lê Tập. Xuống một quảng nữa có Lê Tư Tuệ làm quan bố chánh ở tỉnh An Giang. Cả 5 quan lớn này hiện đang còn chắt chút tại làng. Sau này có ông Lương Ngọc Bính là ủy viên BCH TƯ Đảng – Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cũng có vườn ở bố mình ở phía trên Hố quan này. Con đường ngang dài chưa đầy 300m ấy đã có 6 vị quan lớn sinh ra. Hố quan có nghĩa là đường quan đi nhưng sau cải cách ruộng đất, Hố quan này bị phá để lập con đường ngang khác. Theo tạp chí văn hóa Quảng Bình số 10 - năm 2009 trang 27, 28, 29 với bài viết “làng Lệ Sơn của tác giả Lương Duy Niệm”.

+ 1.3.4.4. Bốn bến đò ngang: đó là đò ngang Lèn Rồng, đò ngang Chợ Vang, đò Hà Thâu và đò ngang Lê Lợi. Bốn đò ngang này phục vụ người dân qua lại và trong cuộc chiến tranh chống Pháp chuyên chở hàng nghìn bộ đội ta sang phía bên kia sông để phục vụ cho chiến dịch đánh đồn Phú Trịch. Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, cũng 4 đò ngang này dùng để chuyên chở thương binh về viện 559 đóng tại làng Lệ Sơn, đồng thời cũng phục vụ chuyên chở thương binh trong trận chiến đấu với máy bay đế quốc Mĩ đánh vào các tàu thủy quân đóng ở lèn Đứt Chân và hói Phúc Tự vào ngày 5 tháng 8 năm 1964. Từ năm 2013, khi cầu Sông Gianh khánh thành thì 4 đò ngang này không còn nữa. Suốt mấy trăm năm , 4 đò ngang đã trở thành một mốc lịch sử khó phai mờ.

+ 1.3.4.5. Chợ Vang. Đây là chợ truyền thống có từ khai canh lập ấp của các làng về họp chợ như xã Châu Hóa, Tiến Hóa, Cảnh Hóa, Phù Hóa, Quảng Tiên Quảng Liên. Ngày xưa chợ Vang đóng tại bến Lò Rèn thuộc xóm Xuyên Tổng nhưng vì không trung tâm nên lãnh đạo xã quyết định dời chợ Vang lên xóm Trung Làng – ngay tại nền nhà và vườn ở của Lương Duy Ủy đã di cư vào Nam năm 1955.

+1.3.4.6. Hung Tắt, Hung Cày và dân cư làng Hạ Trang. Trước đây dân cư Hạ Trang ở rải rác phía trong giáp với đền Bà Sơn. Hung Tắt, Hung Cày chỉ để trồng khoai trồng sắn trồng ngô … nay nhà máy xi măng về đóng tại nơi này nên dân cư Hạ Trang được dời ra phía ngoài gần sát với đường tàu hỏa, nhà cửa tập trung đường ngang lối dọc như một thị trấn thu nhỏ. Hung Tắt, Hung Cày nay là nơi nhà máy xi măng bốc khói.

+ 1.3.4.7. Lùm và đền Cây Trôi ở đồng Tiền Miệu. Đây là một ngôi đền lớn và đẹp dưới bóng cây trôi (cây xoài) hai người ôm không xuể tỏa bóng sum suê do đền này nên xóm trước được gọi là xóm Tiền Miệu và cánh đồng xung quanh được gọi là cánh đồng Tiền Miệu. Đền này sau cải cách ruộng đất cũng bị dỡ bỏ để lấy đất sản xuất.

     Trong hồi ký của mình, tác giả Lương Duy Thái mô tả : “ Cồn Tiền Miệu là một doi đất cao. Có lẽ những trận lũ trước đây , do lùm Mộ Tổ đã cản dòng nước lại, nước lũ chỉ xói mòn hai phía tạo thành hai vệt ruộng trũng hai bên . Trên cồn Tiền Miệu chỉ trồng ngô và đậu các loại. Cuối cồn này có một cái miếu to, xung quanh trồng cây găng, cây dứa dại để bảo vệ miếu. Trước sân miếu, có cây trôi to và cao, cành lá tỏa bóng um tùm . Cây trôi rất nhiều quả, nhưng chẵng ai giám hái và ăn những quả rụng xuống . Vì dân làng bảo nhau ở miếu có cặp rắn có mào đỏ trông rất giữ . Thằng Vỵ bảo, có lần đem chó đi săn, chó lỡ chạy vào miếu, chủ đứng ngoài,nghe chó kêu ăng ẳng rồi mất tích. Những câu chuyện thần bí ấy truyền miệng nhau, đã biến miếu thành nơi linh thiêng....” (Trang 24 )

+ 1.3.4.8. Trong mục chùa và giếng làng (trang 115) bổ sung tên cụ Từ của chùa Phúc Tự có tên là cụ Đuồn.
  1. Chương IV. Văn hóa tinh thần.
-Mục 2.2.5.1 Thú chơi cu gáy, cuối trang167, nên thêm vào:Tú chơi cu gáy và sập cu gay thì có nhiề người , nhưng  trong số người chơi nay phải kể tới  ông Lê Cương ( con trai của quan bố chánh ). Trong hồi ký : “Một quảng thời thơ ấu ở làng Lệ Sơn”, Tác giả có đoạn viết : “Ông Cương là một người thấp bé và vui tính. Ông có 2 niềm đam mê là đi săn thú và bẩy chim cu gáy. Trong nhà ông nuôi 3 con chim cu gáy mồi.Tiếng gảy rất vang, giọng ngân rất trong và dài. Con nào cũng có vòng cườm óng ánh, lấp lánh như chuỗi cườm ngọc. Ông thường đi bẩy chim cu có khi hàng tuần mới về. Ông bẩy được nhiều , Vợ ông dem ra chợ bán...”

-Mục2.2.5.4 nên thêm vào : Những người đánh roi nổi tiếng của làng Lệ Sơn như ông Mẹt Liệu ( người làng thường gọi tên con ), ông Mẹt Lim , ông trần Sự ở xóm Xuyên Tổng, ông Thợ Rèn ( ông làm thợ rèn nên người dân gọi tên ông như thế...Trong hồi ký của Lương duy Thái, có đoạn viết : “ Oông mẹt Liệu và ông Thợ Rèn vào xới, họ đứng đối diện nhau, chắp hai tay chào 4 phía của sân vận động, rồi quay lại  đặt tay trái ngang ngực, cúi gập người chào nhau. Tiếp đó , 2 người đón roi từ tay trọng tài, rồi xem lại nùi giẻ có tẩm bồ hóng , dựng cây roi thẳng đứng theo người rồi lùi lại 3 bước đứng chờ hiệu lệnh của trọng tài. Sau một hồi trống dài chuẩn bị, 3 tiếng trống vừa dứt,  hai ngọn roi đan chéo vào nhau thủ thế,bỗng ông thợ rèn hạ thấp roi xuống thọc mạnh vào ngực ông mẹt Liêu rất nhanh,bỗng Ông Mẹt Liệu  cầm ngang thân roi , bất ngờ gạt nhanh mũi roi đối phương, rồi nhanh như cắt, roi ông Mẹt Liệu đâm thẳng roi vào ngực đối phương trong tiếng vỗ tay và reo hò nổi lên như sấm. Giữa ngực ông Thợ Rèn có một chấm tròn đen. Thế là Ông Mẹt Liệu thắng.... Đôi roi khác lại vào xới. Có 4 đôi đấu với nhau, 4 người vào bán kết. Sau đó có trận chung kết và tranh giải ba tư...”
  • Truyền thuyết lèn Đứt Chân II (trang 171) nên chữa lại là truyền thuyết trừ yểm mạch rồng phun (vì lèn Đứt Chân trên hầm Lệ Sơn không có liên quan gì đến mạch rồng phun tại xóm Phúc Tự).
  • Trước phần Lê Khai (trang 195) thêm vào phần: Ủy viên BCH TƯ Đảng Lương Ngọc Bính (nếu cần thì nói với Danh cung cấp các sự kiện và tôi sẽ viết bài này).
  •  Sau phần Lê Khai nên thêm vào phần Lương Duy Tâm (trước phần Lương Duy Thứ trang 198).
       Lương Duy Tâm Sinh năm 1905, ông đỗ đip loông tại trường Huế đã từng làm quan đốc học thời Pháp thuộc ở khu tự do. Cách mạng tháng 8 thành công ông giữ chức trưởng ti giáo dục – bình dân học vụ của tỉnh Quảng Bình. Ông là một học giả Hán Nôm uyên thâm và uyên bác đã từng dịch nhiều sách Hán Nôm sang Tiếng Việt với nhiều tác phẩm có giá trị.

      Ông đã viết tác phẩm: “Lịch sử địa lí Quảng Bình” tác phẩm này cũng là một dư địa chí của tỉnh. Sau này sở GDĐT Quảng Bình đã quyết định cho các nhà trường Trung học làm giáo trình giảng dạy môn lịch sử địa phương và môn địa lí địa phương. Ông lấy con gái của quan Thượng thư bộ lại ở làng Thọ Linh làm vợ. Khi đang yêu nhau, ông Lương Duy Khang ( cha của ông Tâm) không đồng ý, vì ông sợ : “...Nhà nghèo dù có ân cần /Làm gì đủ chiếu trải dần lạy quan...”

 Ông sinh được chín người con, cả chín người con đều có bằng cử nhân trở lên và thành đạt cả đó là 2 người con trai giáo sư, nhà giáo ưu tú Lương Duy Thứ và phó giáo sư Lương Duy Trung cả giáo sư và phó giáo sư đều là cán bộ giảng dạy tại trường đại học sư phạm Hà Nội I nhiều năm.
        Lúc về hưu ông tham gia hội dịch giả Hán Nôm tại Hà Nội và năm 1997 ông  mất tại thủ đô, hưởng thọ 92 tuổi

 
  • Trước phần “sang thời hiện đại” (trang 232) nên thêm phần nhà thờ chi tộc họ Lương Duy (vì lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã công nhận dòng họ Lương Duy là một dòng họ khoa bảng (theo tạp chí văn hóa Quảng Bình số 3 năm 2010 – trang 25).
  • Miếu thờ chi tộc Lương Duy có câu đối ở 2 cột nanh chính diện:
  •  
+ Đưa mắt ngắm sông Gianh, bến nước êm đềm, uốn khúc mạch rồng lượn.

+ Dựa lưng êm Thần Lĩnh, núi non cao ngất, âm vang tiếng phượng thoảng trời cao.

     Trước những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước đây chính là ngôi nhà của cụ Lương Duy Chí dựng cho mẹ ở trong những năm đi làm quan. Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mĩ dòng họ Lương Duy đã cho viện 559 dùng nhà thờ này làm bệnh viện. Tại đây đội ngũ y bác sĩ đã cứu chữa, mổ xẻ cho hàng trăm thương binh từ chiến trường Trị Thiên chuyển về. Sau đó nhà thờ bị giặc Mĩ phá hoại. Hòa bình thống nhất dòng họ đã tôn tạo xây lại nhà thờ của cụ.

    Cụ Lương Duy Chí là một tấm gương hiếu học được các thế hệ trong xã lưu truyền cho đến tận bây giờ. (Nên đưa vào dư địa chí bài viết với tiêu đề: “Một dòng họ khoa bảng ở làng Lệ Sơn của tác giả Lương Duy Niệm – tại tạp chí văn hóa QB số 3 năm 2010 trang 25, 26. Vì bài viết này có tính giáo dục rất cao cho con cháu muôn đời tại làng Lệ Sơn và toàn xã hội. Hoặc đưa bài viết này sau mục 2.4.1 – “hiếu học” (trang 280 trước phần 2.4.2. Bài này cũng có trong langleson.net với tựa    đề: “Cụ Lương Duy Chí…” để khỏi mất công đánh máy.
  1. Chương V.
  • Bài thơ “Con trâu lễ tế Lục Ngoạt” (trang 297 của ông Lương Kỉnh là bài khác (thuộc trang 23 – Lệ Sơn xuân vọng – tháng 4 – 1999) còn nội dung bài thơ này có tiêu đề là : “Lễ tế Lục Ngoạt” bài thơ là của tác giả Lương Duy Niệm không phải của ông Lương Kỉnh như trong dư địa chí (trang 297).
  • Sau mục 22 (trang 326) bổ sung thêm đại tá Lương Duy Tưởng nguyên phó hiệu trưởng trường Lục quân 2.
  • Sau mục 30 trước phần 3 tổng luận nêu thêm mục 3.2.4.3: Các tước danh có sách báo đăng trên NXB TƯ (vì điều này rất hiếm – hiếm hơn các chức tước) đó là:
+ Lương Duy Tâm với cuốn “lịch sử địa lí QB” – NXB Thuận Hóa và dịch giả các sách Hán Nôm sang Tiếng Việt.

+ Lương Duy Thứ với cuốn tiểu thuyết tác gia “Cù Thu Bạch” và nhiều sách khác cùng với các giáo trình giảng dạy môn văn học Trung Quốc.

+ Lương Duy Trung với cuốn tiểu thuyết tác gia “Shakespeare” (Sếch – pia) (NXB Hội Nhà Văn) nổi tiếng được dịch sang nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa.

+ Lương Duy Niệm với tập thơ “Từ quy vọng nhớ” NXB Văn học 2006 – tập thơ “Hồ sen thoảng gió” – NXB Văn học 2009 và nhiều sách báo in chung ở nhiều tuyển tập. Năm 2010 đạt giải 3 cuộc thi thơ “Ngàn năm Thăng Long Hà Nội” được bộ Văn hóa thông tin và du lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội mời ra dự đại lễ tại Hà Nội và nhận giải thưởng giải 3 này.

+ Lương Ngọc Đệ với tập thơ “Tiếng lòng” NXB Thuận Hóa.

+ Lương Thịnh với tập thơ “Sông Linh thi tập” NXB Thuận Hóa – 2005.

+ Lê Khai (như đã nêu ở trang 195, 196, 197).

…. (nếu ai biết thêm những người có sách báo in thì in vào mục này).

 Phần III. Tổng luận. (Đang để trống). Tôi đề nghị thêm vào chất thánh, thần, tiên, phật được kết hợp hài hòa với đạo nho, đạo học và đạo Khổng Tử trong con người của làng Lệ Sơn… (như trong bản tham luận của Lương Duy Niệm tại buổi hội thảo ngày 26 tháng 7 năm 2014) với mở đề là:
Đất Lệ Sơn
Đất Lệ Sơn trời xây cảnh lạ
Tứ danh hương Cảnh Thổ Sơn Hà
Vải thơm nhãn ngọt mùa cam chín
Sông lượn núi vờn trải rộng ra.
 (Lương Duy Niệm)

Và kết luận với bài thơ sau:
Người Lệ Sơn
Đất luôn sinh nữ tú trai tài
Sông núi… khí thiêng vượng tháng ngày
Lớp lớp văn nho đời sẵn có
Tầng tầng võ tướng xứng ngày mai
(Lương Duy Niệm)
  1. Góp ý về tỉ lệ của cấu trúc bố cục.
  1. Mục 2.3.1.2 thể loại suy lí (17 trang chiếm 5,1% số trang của dư địa chí). Phần này nên gọt bớt lại và kiểm tra lỗi chính tả vì không có từ gồm hai chữ a liền nhau (trang 180).
  2. Phần thơ 27 trang chiếm 8% số trang.
  • Nguyễn Hàm Ninh là khách quý của làng Lệ Sơn chứ không phải là người làng Lệ Sơn cho nên nên đăng một bài đã dịch nghĩa “mùa xuân đứng trên núi Lệ Sơn” là đủ vì đất Lệ Sơn có phong cảnh đẹp hữu tình luôn được đón các du khách và các bậc quan lớn về thăm và làm thơ ca ngợi quê hương.
  • Cậu cả Hăng chỉ nên trích đoạn hoặc chỉ đăng một bài “Luyện bản thổ thành hoàng làng” là đủ không nên đăng cả trường ca như thế sẽ rất nhàm chán.
  • Trần Mạnh Đàn cũng vậy, giống như Nguyễn Hàm Ninh, dư địa chí không nên đưa vào giới thiệu thân thế, sự nghiệp và chỉ đăng bài “Vịnh núi Lệ Sơn” là đủ.
  • Trần Huân cũng nên đăng trích đoạn không nên đăng cả trường ca bốn trang này.
  • Lê Ngọc Mân nên đăng bài “Về thăm Phúc Tự” thay cho bài thơ quá dài trong dư địa chí.
  1. Phần từ vựng Lệ Sơn (trang 243: 36 trang chiếm 16,9%). Phần này làm lạc lõng trọng tâm của dư địa chí. Phần 3 này không đề tiêu mục “từ vựng” mà nên thay tiêu mục này là thổ ngữ và nên chọn lọc những từ điển hình của làng Lệ Sơn mà thôi. Còn hầu hết các thổ ngữ trong dư địa chí các xã lân cận của vùng này vẫn dùng như vậy.
Tóm lại cả ba mục này chiếm tới 80 trang chiếm gần 24% số trang. Như vậy ba mục không trọng tâm này chiếm gần ¼ của số trang là bất hợp lí.
Đó là toàn bộ ý kiến góp ý rất có trách nhiệm, có hiếu với tổ tông, có tình với làng xóm và càng làm cho dư địa chí càng sinh động hơn càng nâng thêm uy tín cho BBT. Mong thạc sĩ Lê Trọng Đại và BBT nghiên cứu, phần nào nhất trí thì đưa vào sửa chữa  và lọc lại, thêm vào các mục như văn bản đã góp ý, đó là quyền của BBT, đừng để khi dư địa chí ra đời sẽ có ý trái ngược xỏ xiên...
Tôi xin cảm ơn.  
Tác giả bài viết: Lương Duy Niệm Tel :0523670139- 01657607867
Từ khóa:

Lương Duy Niệm

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
duy luong - Đăng lúc: 01/08/2014 13:09
Toi nghi nen bo sung mot cong trinh co ten la genh, cong trinh nay rat co gia tri ve khoa hoc chinh tri song. Chong xoi lo bo.bao ve lang xom ven song. Chung to ong cha ta da biet cach tri thuy tu khi lang ta hinh thanh va cho den nay cong trinh van dang ton tai va van tac dung.
Avata
Lương Duy Bảo Khang - Đăng lúc: 31/07/2014 10:46
Chợ vang bây giờ, trước đây là nhà của ông Lương Duy Uỷ, ông Uỷ đã xây 02 cái nhà, sau này một cái làm cửa hàng Htx thương nghiệp,một cái làm trạm y tế xã, vậy mà chính quyền không hề thông báo cũng chẳng thấy có đền bù khi thu hồi. Thời đấy căn cứ vào điều khoản nào ấy nhỉ ?

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1188
  • Tháng hiện tại: 34906
  • Tổng lượt truy cập: 8043940

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net