1
  • image
  • image
  • image
  • image
04:58 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Danh nhân khoa bảng làng Lệ Sơn, niềm tự hào của đất nước - quê hương

Đăng lúc: Chủ nhật - 17/07/2016 19:22 - Người đăng bài viết: lehongve
Tuy không phải là mục đích cuối cùng, nhưng đi học đi thi, đỗ đạt để được lưu danh bảng vàng bia đá là một mốc son rất quan trọng của kẻ sĩ. Vì vậy, việc biểu dương, lưu danh đối với các nhà trí thức – nhân tài của đất nước luôn là trách nhiệm của muôn đời.

Trải qua 10 thế kỷ, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, khoa cử đã góp phần thể hiện chính sách tuyển chọn và sử dụng nhân tài. Sự hùng mạnh của một triều đại cũng tùy thuộc vào chính sách dùng người. Tính từ đời Lý Nhân Tông, khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Ất Mão (1075) và đến khoa thi cuối cùng vào năm Kỷ Mùi (1919). Lịch sử khoa cử đã để lại cho chúng ta niềm tự hào về những lớp ông nghè, ông cống thuở xưa.

Trong môi trường lịch sử văn hóa của Việt Nam thời phong kiến, việc học hành, thi cử gắn liền với đường hướng tiến thủ của những người đã bước chân vào cửa Khổng sân Trình, chỉ có khoa danh là con đường chính đáng, tạo cơ hội cho người có tài năng, hoài bão vươn lên thực hiện lý tưởng của danh phận. Và đây cũng là lý do để các thế hệ không ngừng trau dồi kiến thức hoàn thiện chính mình trong xã hội đương đại.
Chính vì vậy mà Đại học sĩ Thân Nhân Trung cho rằng: " Đó chính là phép lớn để rèn dũa người đời và là điều rất may cho Nho học. Thần tuy vụng về nông cạn, đâu dám chối từ. Kính cẩn cúi rập đầu mà ghi rằng:Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết".



Ảnh có tính chất minh họa

 
Trong khi biên soạn cuốn Quảng Bình Đăng Khoa Lục, nhóm biên soạn chúng tôi thấy các vị quan khoa của làng Lệ Sơn đỗ đạt khá nhiều, nên kính cẩn thống kê lại theo nguyên tác mộc bản Duy Tân năm thứ ba để độc giả tự hào thêm về các bậc tiên sinh của quê hương mình.
Chúng tôi căn cứ vào nguồn tư liệu chính là mộc bản đời Duy Tân tam niên ghi chép Quảng Bình khoa lục để biên soạn danh sách người đỗ. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào nguồn tư liệu khác như Trạng nguyên – Tiến sĩ – Hương cống Việt Nam để bổ sung những người còn thiếu ở thời trước mà Quảng Bình khoa lục không ghi. Thống kê được sắp xếp theo thứ tự ABC.
Thành kính.
Hậu sinh Lê Hồng Vệ


 
1. NGUYỄN THẾ AN
Nguyễn Thế An người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Cử nhân khoa Quý Mão niên hiệu Thiệu Trị 3 (1843) đời Nguyễn Hiển Tổ do Hình bộ Tham tri Phạm Duy Trinh làm chủ khảo, Hàn lâm viện Trực học sĩ Đỗ Quang làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Tri phủ.

2. LÊ BÍNH
Lê Bính người xã Lệ Sơn, huyện Tuyên Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa). Năm 25 tuổi thi Hương tại trường Bình Định đậu Cử nhân khoa Nhâm Tý niên hiệu Duy Tân 6 (1912) đời Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San). Làm quan đến chức Đốc học.
Theo Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam

3. LƯƠNG DUY CHÍ
Lương Duy Chí người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa), thi Hương đậu Cử nhân giải Á nguyên khoa Mậu Ngọ niên hiệu Tự Đức 11 (1858) đời Nguyễn Dực Tông do Tổng đốc Bình Phú Phạm Quý làm Chủ khảo, Tham biện các vụ Phạm Thanh làm Phó chủ khảo. Ông làm quan đến chức Tri phủ rồi về hưu.

4. LÊ HUY CÔN
Lê Huy Côn người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Hương cống giải Á nguyên khoa Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh 6 (1825) đời Nguyễn Thánh Tổ do Công bộ Thượng thư Nguyễn Xuân Thục làm Đề điệu, Lễ bộ Tham tri Phan Huy Thực làm Giáp thí, Lại bộ Thiêm sự Đặng Văn Nguyên và Công bộ Thiêm sự Phạm Quang Nguyên làm Giám khảo. Ông làm quan đến chức Võ khố Giám lâm. Cha con đăng khoa (là cha của Huy Tuân).
Tác phẩm:
Có văn trong Lập Trai văn sách.

5. LÊ DUY DI
Lê Duy Di người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Cử nhân khoa Đinh Dậu niên hiệu Minh Mệnh 18 (1837) đời Nguyễn Thánh Tổ do Lại bộ Tham tri Hà Quyền làm Chủ khảo, Lại bộ Biện lý Phan Thanh Giản làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Tuần phủ. Ông bình sinh đã dị cư, làm quan lập nhiều thành quả, gia phong thanh bạch.

6. LÊ TƯ DUỆ
Lê Tư Duệ người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Cử nhân khoa Mậu Tý niên hiệu Minh Mệnh 9 (1828) đời Nguyễn Thánh Tổ do Công bộ Tham tri Lương Tiến Tường làm Chủ khảo, Lại bộ Thị lang Phan Bá Đạt làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Bố chánh.

7. LÊ HUỆ
Lê Huệ người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Bình Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Hương cống khoa Kỷ Mão niên hiệu Gia Long 18 (1919) đời Nguyễn Thế Tổ do Lại bộ Thượng thư Nguyễn Hữu Thận làm đề điệu, Cai Bạ Bình Định Vũ Xuân Cẩn làm Giám thí; Lễ bộ Thiêm sự Nguyễn Đăng Tuân làm Giám khảo. Làm quan đến chức Tri huyện huyện Thụy Anh. Sau vì việc đến xã Trà Hồi đốc thuế không may gặp bọn cướp bị chúng bao vây, do binh ít không chống cự nổi nên bị chúng bắt được, vì bất khuất nên bị giết, tặng phong là Đồng tri phủ. Sau khi mất được dân xã lập đền thờ và thường rất linh ứng.

8. NGUYỄN KHUÊ
Nguyễn Khuê (cải Nguyễn Chinh) người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Cử nhân khoa Giáp Ngọ niên hiệu Minh Mệnh 15 (1834) đời Nguyễn Thánh Tổ do Lại bộ Thượng thư Nguyễn Kim Bảng làm Chủ khảo, Bố chính Bình Định Phạm Thế Lịch làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Tri phủ rồi nghỉ.

9. LƯƠNG NHỤY
Lương Nhụy (Nhị) người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa), thi Hương đậu Cử nhân đạt giải Á nguyên khoa Nhâm Ngọ niên hiệu Tự Đức 35 (1882) đời Nguyễn Dực Tông do Tuần phủ Thuận Khánh Lê Liêm làm Chủ khảo, Lại quán Soán tu Nguyễn Đức Kỳ làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Đốc học của bản tỉnh rồi về quê.

10. NGUYỄN DUY TÂN
Nguyễn Duy Tân người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Cử nhân Ân khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842) đời Nguyễn Hiến Tổ (Miên Tông) do Hộ bộ Tham tri Đào Trí Phú làm Chủ khảo, Lại quán Soán tu Tô Trân làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Phó quản đạo, bị bãi miễn rồi lại được phục làm Huấn đạo.

11. LÊ TẬP
Lê Tập người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa) thi Hương đậu Cử nhân giải Nguyên khoa Mậu Tý niên hiệu Minh Mệnh 9 (1828) đời Nguyễn Thánh Tổ do Công bộ Tham tri Lương Tiến Tường làm Chủ khảo, Lại bộ Thị lang Phan Bá Đạt làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Án sát Quảng Nam.
 
12. LÊ HUY TUÂN
Lê Huy Tuân người xã Lệ Sơn Thượng, huyện Minh Chánh (nay là huyện Tuyên Hóa), thi Hương đậu Cử nhân khoa Đinh Mùi niên hiệu Thiệu Trị 7 (1847) đời Nguyễn Hiến Tổ (Miên Tông) do Lễ bộ Tham tri Đỗ Quang làm chủ khảo, Hộ bộ Thị lang Trương Hảo Hợp làm Phó chủ khảo. Làm quan đến chức Án sát Thanh Hóa rồi bị giáng, điều làm việc khác. Cha con đăng khoa (là con của Huy Côn).
 
 

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ
Từ khóa:

lê hồng vệ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lê Chung - Đăng lúc: 21/09/2017 05:20
Chào quý vị, Bà ngoại tôi là người làng Lệ Sơn. Tôi dự định về thăm làng cùng mấy người bạn. Quý vị có thể hướng dẫn cách đi từ sân bay Đồng Hới hay Tp Đồng Hới về làng Lệ Sơn được không? Trân trọng cảm ơn.
Avata
Những lời tâm huyết - Đăng lúc: 26/08/2014 10:29
Nội dung
Không thể nói hết câu từ và dày công sưu tầm của tác giả, đã cung cấp cho làng tài liệu vô cùng quý giá, phải nói công bằng, thế hệ đang sống dù có trình độ hay biết ít nhiều cũng không bao giờ biết được cha ông mình đã làm rạng danh, dòng tộc trong quá khứ. Buồn thăm thẳm quê hương nay nhiều người đỗ đạt, nhiều sự kiện, nhiều điều đáng quan tâm không bao giờ lên tiếng, sự ích kỷ, hèn hạ. "có hiểu biết". ngại va chạm đã làm cho quê hương ngày càng lu mờ, chính quê hương đã nuôi dưỡng, chính ông cha đã phù hộ cho mỗi người có được bước chân đi may mắn....Làng lệ sơn chỉ tự hào về quá khứ thôi Anh Lê Hồng Vệ ạ. Cảm ơn Anh , rất rất nhiều, hiểu về quê hương, góp sức cho quê hương, chúng tôi sức hèn tài mọn không đủ, nhưng tình cảm và lòng mến mộ vẫn luôn dành cho Anh vị trí trang trọng. Lệ sơn ơi có được mấy người?????

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 528
  • Tháng hiện tại: 39140
  • Tổng lượt truy cập: 7994423

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net