Đêm gác đầu tiên
Đăng lúc: Thứ tư - 22/04/2015 05:59 - Người đăng bài viết: bientap02Giới thiệu bài thơ Đêm gác đầu tiên của liệt sỹ Trần Quý Ngư, thôn Thượng Phủ.
Xuất xứ bài thơ và lời dẫn của BBT: Liệt sỹ Trần Quý Ngư, thuộc thôn Thượng Phủ viết bài thơ "Đêm gác đầu tiên" vào ngày 5/11/1971 khi chiến trường miền Nam đang diễn ra khốc liệt. Tạm gác giấy báo trúng tuyển gọi vào khoa văn đại học Vinh, Anh đã xếp bút nghiên lên đường vào chiến trường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họng súng của kẻ thù đã cướp đi người con ưu tú đất Lệ tại mặt trận Quế Sơn, Quảng nam. Anh đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình nơi ngã ba lèn đá đỏ, để rồi mãi mãi không không bao giờ được về với Mẹ, với người yêu. Anh đã anh dũng hy sinh vào ngày 23/8/1972 khi vừa tròn 19 xuân xanh. Nguyện cầu cho Anh yên ngủ trong lòng đất Mẹ quê hương.
Đêm gác đầu tiên
Trăng đẹp quá hỡi ánh trăng yêu quý
Mãi miết ngắm nhìn người chiến sỹ đêm nay
Mỏm đồi kia với khẩu súng trong tay
Anh đứng đó đôi mắt nhìn thăm thẳm
Đường Trường Sơn đường dài vạn dặm
Thấy trong đêm nghe rầm rập bước chân đi
Những bước chân hiển hách diệu kỳ
Đạp đá núi, rẻ mây hồng hành quân đi đánh Mỹ
Anh đứng đó, đôi mắt nhìn nghiêm nghị
Nữa miền Nam đang cháy bỏng yêu thương
Quảng Trị, Thừa Thiên anh dũng quật cường
Và cả miền Nam đã chiến thắng những đêm trường giông bão
Nửa bước đêm này từ xa ngoài hải đảo
Đến bản Làng trên đỉnh núi cao cao
Cũng đêm nay tất cả đồng bào
Say giấc ngủ, vui những ngày chiến thắng
Tôi thấy trong đêm cả hậu phương yên lặng
Suy nghĩ ...còn gánh nặng trên vai
Phải làm gì cho trận đánh ngày mai
Đường hành quân những chặng đường dài
Tổ quốc gọi có chúng tôi những người tiếp sức
Ôi đêm nay, đêm gác đầu tiên mà lòng rạo rực
Muốn xông vô trận đỏ chiến trường
Giết hết quân thù giữ lấy quê hương
Tự hào thay thế hệ trẻ kiên cường
Vui bất tận trên con đường đánh Mỹ
Trăng đẹp quá hỡi ánh trăng yêu quý
Mãi miết ngắm nhìn người chiến sỹ đêm nay
Mỏm đồi kia với khẩu súng trong tay
Anh đứng đó đôi mắt nhìn thăm thẳm
Đường Trường Sơn đường dài vạn dặm
Thấy trong đêm nghe rầm rập bước chân đi
Những bước chân hiển hách diệu kỳ
Đạp đá núi, rẻ mây hồng hành quân đi đánh Mỹ
Anh đứng đó, đôi mắt nhìn nghiêm nghị
Nữa miền Nam đang cháy bỏng yêu thương
Quảng Trị, Thừa Thiên anh dũng quật cường
Và cả miền Nam đã chiến thắng những đêm trường giông bão
Nửa bước đêm này từ xa ngoài hải đảo
Đến bản Làng trên đỉnh núi cao cao
Cũng đêm nay tất cả đồng bào
Say giấc ngủ, vui những ngày chiến thắng
Tôi thấy trong đêm cả hậu phương yên lặng
Suy nghĩ ...còn gánh nặng trên vai
Phải làm gì cho trận đánh ngày mai
Đường hành quân những chặng đường dài
Tổ quốc gọi có chúng tôi những người tiếp sức
Ôi đêm nay, đêm gác đầu tiên mà lòng rạo rực
Muốn xông vô trận đỏ chiến trường
Giết hết quân thù giữ lấy quê hương
Tự hào thay thế hệ trẻ kiên cường
Vui bất tận trên con đường đánh Mỹ
Tác giả bài viết: Trần Quý Ngư
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Ký ức Tết xưa trên quê hương Lệ Sơn (14/02/2016)
- Ngóng trông ngày trở về (15/12/2016)
- Cây Da đồng Chăm (12/05/2016)
- Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên (05/06/2016)
- Con sẽ về, quê gắng đợi nghe quê (21/08/2015)
- Mất nửa tình thương (26/07/2016)
- Nắng (04/06/2015)
- Gửi con gái Mẹ (08/10/2019)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Ca khúc Mừng nhịp cầu mới quê tôi (18/04/2015)
- Bao thơ ấu cũng về miền dĩ vãng... (15/04/2015)
- Câu chuyện con cá Hồi và những bức ảnh hồn quê (03/04/2015)
- Nguyên Tiêu (09/03/2015)
- Chùm thơ mừng xuân Ất Mùi 2015 (01/03/2015)
- Quê hương tôi (01/03/2015)
- Gửi (05/02/2015)
- Nhớ Làng (25/01/2015)
- Một nét tranh quê (05/01/2015)
- Ca khúc hay về Sông Gianh (29/12/2014)
Ý kiến bạn đọc
Linh Đoàn Trường - Đăng lúc: 11/11/2012 18:30
Cảm động lắm các bạn a, tư liệu này rất quý. Lịch sử mãi mãi ghi nhận những đóng góp thầm lặng của những người con Lệ Sơn anh hùng. Các bạn đang viết lại lịch sử hào hùng của quê hương từ những câu chuyện thưc có giá trị vô cùng.
Làng Lệ Sơn phiên bản mới vô cùng hữu ích. Cảm ơn BBT, cảm ơn tất cả bà con đã đóng góp bài vở tích cực để bầy tui được thưởng thức mỗi ngày.
Cảm động lắm các bạn a, tư liệu này rất quý. Lịch sử mãi mãi ghi nhận những đóng góp thầm lặng của những người con Lệ Sơn anh hùng. Các bạn đang viết lại lịch sử hào hùng của quê hương từ những câu chuyện thưc có giá trị vô cùng.
Làng Lệ Sơn phiên bản mới vô cùng hữu ích. Cảm ơn BBT, cảm ơn tất cả bà con đã đóng góp bài vở tích cực để bầy tui được thưởng thức mỗi ngày.
TruongLuu CaoLao - Đăng lúc: 28/07/2012 16:51
Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân là một trong muôn ngàn bài ca khắc tạc bức tượng đài sừng sững về anh Giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ.
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến sinh ngày 5/6/1940, quê ở Bến Tre. Anh hy sinh nơi chiến trường miền Nam ở tuổi 28.
Ca Lê Hiến đang làm giảng viên môn sử trường ĐH Tổng hợp Hà Nội nhưng anh lại xung phong vào chiến trường miền Nam vì như nhà thơ Viễn Phương in trong tập thơ "Nhịp chày ba" của Lê Anh Xuân có nói "…Đâu phải Lê Anh Xuân không biết rằng đi chiến trường là vô cùng nguy hiểm, là có thể hy sinh. Nhưng Xuân cũng biết rất rõ rằng những bài thơ hay, những bông hoa đẹp không thể nở giữa căn nhà ấm áp thơm ngát phong lan của mình ở giữa khu rừng biên giới mà phải nở giữa những vùng xoáy của cuộc đời, nở giữa chiến trường khói lửa và có khi nở chính trong dòng máu
rất nóng của trái tim mình…”
Anh và những người cùng thời với anh đã tạo nên “ Dáng đứng Việt Nam” . Khuôn mẫu trong bài thơ của anh : Liệt sĩ Nguyễn Văn Mao - Trung đội phó thuộc Tiểu đoàn 6 Bình Tân, hy sinh trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1966 đã hy sinh anh dũng, trở thành một huyền thoại khiến nhà thơ viết nên Dáng đứng Việt Nam.
Bài thơ thật là hào sảng. Nhà thơ là nhà điêu khắc đã khắc họa hình ảnh Đất Nước- Tổ Quốc bằng thơ.
Thật là tuyệt đẹp và hùng tráng...
Thân mến .
TLCL
Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân là một trong muôn ngàn bài ca khắc tạc bức tượng đài sừng sững về anh Giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ.
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến sinh ngày 5/6/1940, quê ở Bến Tre. Anh hy sinh nơi chiến trường miền Nam ở tuổi 28.
Ca Lê Hiến đang làm giảng viên môn sử trường ĐH Tổng hợp Hà Nội nhưng anh lại xung phong vào chiến trường miền Nam vì như nhà thơ Viễn Phương in trong tập thơ "Nhịp chày ba" của Lê Anh Xuân có nói "…Đâu phải Lê Anh Xuân không biết rằng đi chiến trường là vô cùng nguy hiểm, là có thể hy sinh. Nhưng Xuân cũng biết rất rõ rằng những bài thơ hay, những bông hoa đẹp không thể nở giữa căn nhà ấm áp thơm ngát phong lan của mình ở giữa khu rừng biên giới mà phải nở giữa những vùng xoáy của cuộc đời, nở giữa chiến trường khói lửa và có khi nở chính trong dòng máu
rất nóng của trái tim mình…”
Anh và những người cùng thời với anh đã tạo nên “ Dáng đứng Việt Nam” . Khuôn mẫu trong bài thơ của anh : Liệt sĩ Nguyễn Văn Mao - Trung đội phó thuộc Tiểu đoàn 6 Bình Tân, hy sinh trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1966 đã hy sinh anh dũng, trở thành một huyền thoại khiến nhà thơ viết nên Dáng đứng Việt Nam.
Bài thơ thật là hào sảng. Nhà thơ là nhà điêu khắc đã khắc họa hình ảnh Đất Nước- Tổ Quốc bằng thơ.
Thật là tuyệt đẹp và hùng tráng...
Thân mến .
TLCL
Lê Phan Anh - Đăng lúc: 27/07/2012 20:47
Mình thích bài thơ này, Dáng đứng Việt Nam
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng…
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước…
Mình thích bài thơ này, Dáng đứng Việt Nam
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng…
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước…
Người Lính - Đăng lúc: 27/07/2012 20:40
Xin chép lại những vần thơ Xuân của người lính gửi cho “tình yêu của tôi nơi quê nhà”… Những vần thơ đã được cựu binh Australia Laurens Wildeboer lưu giữ suốt 40 năm qua và nay sắp được trao lại cho người mẹ Việt Nam bao năm vẫn mỏi mắt ngóng trông con…
Lá thư Xuân
Từ buổi ấy xa em biền biệt
Thấm thoắt thoi đưa mấy độ xuân về
Hỡi em yêu còn ở chốn quê
Chắc ngoài ấy đang tung trời vui cánh én
Viết thư cho em đầu xuân sáu tám
Ngoài quê hương em đang rét run người
Xuân trong này cũng lạnh lắm em ơi
Đừng khóc nữa, nhớ anh nhiều em nhé
Nhớ buổi ra đi nhìn nhau lặng lẽ
Giọt lệ sầu thay cho tiếng tiễn đưa
Mà hôm nay đã mấy độ xuân về
Nhớ (…) em lắm
Nhớ quê hương đang bừng nổi dậy
Tàu chiến Mỹ ăn đòn bốc cháy
Giặc nhà trời cũng vùi xác bùn đen
Còn trong này anh đứng giữa tiền duyên
Giao thừa đến vui tiếng kèn xung trận
Đêm hành quân mừng xuân sáu tám
Vắng đào thơm mà ngát nhụy mai vàng
Trên người anh rung cành lá ngụy trang
Theo nhịp bước đoàn quân xuống đường quyết thắng
Xin chép lại những vần thơ Xuân của người lính gửi cho “tình yêu của tôi nơi quê nhà”… Những vần thơ đã được cựu binh Australia Laurens Wildeboer lưu giữ suốt 40 năm qua và nay sắp được trao lại cho người mẹ Việt Nam bao năm vẫn mỏi mắt ngóng trông con…
Lá thư Xuân
Từ buổi ấy xa em biền biệt
Thấm thoắt thoi đưa mấy độ xuân về
Hỡi em yêu còn ở chốn quê
Chắc ngoài ấy đang tung trời vui cánh én
Viết thư cho em đầu xuân sáu tám
Ngoài quê hương em đang rét run người
Xuân trong này cũng lạnh lắm em ơi
Đừng khóc nữa, nhớ anh nhiều em nhé
Nhớ buổi ra đi nhìn nhau lặng lẽ
Giọt lệ sầu thay cho tiếng tiễn đưa
Mà hôm nay đã mấy độ xuân về
Nhớ (…) em lắm
Nhớ quê hương đang bừng nổi dậy
Tàu chiến Mỹ ăn đòn bốc cháy
Giặc nhà trời cũng vùi xác bùn đen
Còn trong này anh đứng giữa tiền duyên
Giao thừa đến vui tiếng kèn xung trận
Đêm hành quân mừng xuân sáu tám
Vắng đào thơm mà ngát nhụy mai vàng
Trên người anh rung cành lá ngụy trang
Theo nhịp bước đoàn quân xuống đường quyết thắng
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 14
- Hôm nay: 534
- Tháng hiện tại: 37044
- Tổng lượt truy cập: 8397055
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
30/4. Ngày mà cả nước bồi hồi xúc động cùng chan hòa nước mắt trong niềm vui thống nhất. Vậy mà các Anh đã ngã xuống vì tổ quốc và quê hương thân yêu.
Xin thắp một nén nhang lòng cầu cho các Anh yên nghỉ. Các Anh mãi mãi sống trong trái tim của quê hương