Ký ức Tết xưa trên quê hương Lệ Sơn
Đăng lúc: Chủ nhật - 14/02/2016 05:53 - Người đăng bài viết: bientap02Một mùa xuân nữa lại về, ngoài kia, trên đường quê, tiếng ý ới gọi nhau bộn bề ,rộn rã, những bộ áo quần mới rực rỡ sắc màu của những nam thanh nữ tú hoà quyện vào không gian mùa xuân ấm áp, tiếng gà gáy trưa gợi nhớ những mùa xuân năm nào, những mùa xuân thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, tâm trạng dạt dào cảm xúc buồn vui và hoài niệm về một thuở hồn nhiên, thích thú khi mỗi độ hoa đào nở. Tác giả xin gửi tới bà con cảm xúc về Tết xưa trên quê hương Lệ Sơn
Mùa Xuân tràn về với màn mở đầu bằng những đợt gió se lạnh cuối đông, và tiếp đến là những đợt mưa phùn rả rích, không đủ để nước ngập ao nhưng làm những con đường Lệ Sơn nhầy nhụa bùn đất, tạo cho người Lệ Sơn cái tài lội chân chim trong bùn và sau này là đi xe đạp, xe máy “lội trên đường nhưng không bao giờ bị ngã, hay nói đúng hơn là rất ít khi bị ngã, những mùa xuân năm xưa, chúng tôi bấm ngón chân lội trên những con đường như vậy để về Hung Tắt, Hung Cày cắt ngọn khoai dự trữ cho trâu bò ăn trong mấy ngày Tết, đường trơn trượt tạo cho tôi niềm mơ ước tiêu cực : Làm sao cũng phải thoát khỏi cái làng quê cực nhọc này.
Ai là người Lệ Sơn, hẳn sẽ nhớ đến những buổi sáng mùa xuân ý ới gọi nhau vào lèn bứt lá cho bò, lấy lá làm bánh gai, hái rau má, cải cay trên những triền lèn hay vào tận hung Lụỵ, sủng cây Trơng, Hung Doong hay Hung Mít lấy lá chuối về làm bánh, trong túi luôn sẵn vài chục quả pháo tép, cái súng van và vài ba hộp diêm, để trong buổi sáng mùa xuân sương phảng phất bay, tiếng pháo lại rộn lên xoá tan cái âm u tĩnh mịch của rừng núi. Ngoài kia tiếng còi tàu chợ rúc lên từng đợt báo hiệu những người thân xa quê đang xuống ga về quê ăn Tết, và rồi những tràng pháo lẫn những giọt nước mắt sung sướng của sự sum họp chảy dài trên gò má của người thân.
Xa quê, nghe tiếng còi tàu kéo dài trong đêm khuya, tiếng bánh xe nghiến trên đường ray rầm rập, tôi lại nhớ quê da diết, đặc biệt là những ngày se lạnh giáp tết này, đó đây đã nghe tiếng chào hỏi nhau bằng một câu rất “ quê” : “ Đã chuẩn bị gì ăn Tết chưa”, chao ôi, câu này chỉ đúng với ngày xưa, ngày mà mọi người trông đám ruộng nếp luột đừng bị bò ăn, rồi bốn năm nhà hẹn nhau làm thịt một con lợn, để trong bữa cúng trừ tịch cuối năm, trên mâm cỗ có đầy đủ thịt nạc, thịt mỡ, lòng mề…, bây giờ cái gì cũng quy ra tiền, ra chợ là cái gì cũng có, chỉ thiếu chút đầm ấm khi cả nhà ngồi quanh nồi bánh chưng đêm 29, để rồi hong lại mấy phong pháo Bình Đà, mấy băng pháo Nam ô nổ như bom và thi nhau đốt trong giờ giao thừa.
Vui nhất vẫn là những ngày cận Tết, từ 26 trở đi, vì lúc này là sự chuẩn bị, là sự dọn dẹp lại nhà cửa, chùi đánh lại chén bát trong niềm hân hoan. Nhà nào nhà nấy chặt lá chuối sứ phơi 1,2 nắng cho héo để dễ gói bánh, lũ trẻ như tôi được phân công gánh nước đổ đầy “bể cạn”, cái bể nhà tôi sao mà to quá, đến 12 đôi thùng pháo sáng mới đầy, hai anh em tôi khiêng đúng 24 lần mới ngấp nghé ngang miệng, mỗi chuyến về, ba tôi lại phát cho 2 đứa hai quả pháo tép, hai thằng cầm hai quả pháo nhét vào bãi cứt bò và châm lửa ù té chạy, đoàng! khói bốc mù, bãi phân tung toé trong sự hoan hỉ của chúng tôi, lại quang gánh đi gánh thùng khác.
Xong việc khiêng nước là đến việc lau lại bàn ghế, tủ giường, rồi lại hí hoáy nấu nước muối để chế tạo pin nghe đài, bây giờ nhắc lại công nghệ làm pin muối chắc chẳng ai còn nhớ, riêng tôi thì cho đến giờ tôi vẫn nhớ từng thao tác, từng chi tiết để sản xuất ra 6 bình pin muối, tha hồ dùng trong ba ngày Tết,
Sáng 30 Tết khi các chương trình của đài TNVN lanh lảnh cất lên các bài hát về mùa xuân cũng là lúc chúng tôi tíu tít mặc những bộ đồ đẹp nhất chỉ có mặc vào dịp Tết, (mẹ tôi may áo quần cho chúng tôi lúc nào cũng rộng thùng thình, đủ để mặc đến ba, bốn mùa Tết) và đi chợ xuân, đường thì trơn trượt nhưng đưa nào đứa nấy đều háo hức, nào là mua thêm vài cái bong bóng để về treo trên cành đào, nào là bổ sung thêm bánh pháo đốt thi với hàng xóm, trên đường đi là cứ đùng đoàng tiếng pháo, tiếng súng van, chao ôi là vui, sau khi đi chợ về, chúng tôi hì hục quét vén nhà cửa, làm lại hàng rào cảnh bằng tre từ ngoài ngõ vào nhà, đi xin một cành đào để về cắm vào lọ đặt trang trọng ở gian giữa, nếu cành nào ít hoa thì tiến hành chế hoa giấy dán lên cành đào, rồi dùng các tờ lịch tường che những chỗ phên nhà bị thủng, hoàn tất việc trang hoàng trong nhà, chúng tôi theo lũ bạn trong xóm, bắt đầu những cuộc vui chơi bất tận, nghe tiếng pháo râm ran ở nhà ai là nhất loạt cả bọn chạy tới, trong tiếng pháo đì đoàng, khói bay mù mịt, chúng tôi tranh nhau từng cái pháo tịt ngòi, nhiều quả nổ trên tay, vậy mà vẫn không sợ.
Chiều ba mươi Tết là buổi chiều rộn ràng nhất, tiếng pháo râm ran, khói biếc toả nghi ngút trên từng nóc nhà, đường xóm, mùi lá mít, lá tre cháy trên đống un khi vệ sinh các ngõ xóm, chao ôi cái mùi thơm khét khiến tôi không thể quên, nó gắn liền với nỗi nhớ quê khi xuân về, ngồi vào mâm cơm tất niên chiều cuối năm, ba tôi căn dặn những công việc tiếp theo trong ba ngày Tết, những điều kiêng kị nào là : không được nói tục, chửi bậy, không đựợc vào nhà ai khi chưa có người đạp đất, ...rồi chúc Tết cả nhà. Sau bữa cơm chiều, ai việc nấy còn dang dở như : treo lại các tờ lịch Tết, các bằng khen, giấy khen, huy chương, huân chương của tất cả các thành viên trong nhà được treo khắp xà ngang, xà dọc để đến ngày mai và những ngày tiếp theo của ba ngày Tết được dịp nổ với bà con họ hàng, thỉnh thoảng lại có một hoặc một vài người bà con hàng xóm láng giềng tới nhà chơi kẻo năm cũ sắp qua, đọc thơ, làm thơ tặng gia chủ, uống chén rượu xuân...bọn trẻ chúng tôi cũng học làm người lớn đi hết nhà này sang nhà khác chúc Tết, người lớn lúc này cũng nhân ái hơn ngày thường nên mặc dù có “tốn kém” cũng hăng hái mời rượu, nem, thịt luộc... và chúng tôi thi nhau chúc mừng búa xua, thật vui vẻ.
Thời khắc giao thừa là lúc hồi hộp nhất, vui nhất bằng tiếng điểm của đồng hồ trên đài tiếng nói Việt Nam với giọng đọc ấm áp của nghệ sỹ phát thanh viên Kim Cúc, tiếng pháo giao thừa nhất loạt nổ rền, kèm theo là tiếng bom mìn nổ, xung lực hắt mạnh vào nhà, nhiều nhà rơi cả bát đũa trên chạn , khói bay mù mịt như trận công đồn, và những chiếc pháo sáng, pháo hiệu xanh đỏ sáng rực trời, đẹp không thể tả nổi, màn đón giao thừa kéo dài khoảng ba mươi phút rồi ngớt dần, ba tôi bắt đầu sắp xếp mâm cỗ để cúng giao thừa, chúng tôi tất tả ra vườn hái lộc đầu năm, sau đó màn chúc Tết bắt đầu, khởi đầu là một nhóm thanh niên đã hẹn trước, vào nhà nào là kéo thêm thành viên mới, cứ thế đi khắp xóm không chừa một nhà nào, vừa đi vừa hò hét, nhảy nhót đến mệt lử, say khướt không còn biết gì trời đất, đến nỗi có năm, anh Trần Hải Lộc về tới nhà ông Khiết rồi mà không nhớ là mình đã đi những đâu, có nhà nào đó đãi mình ăn thịt gà...
Xong đêm ba mươi Tết, niềm vui giảm xuống còn một nửa, không còn háo hức của sự chờ đợi nữa, chỉ còn là sự thăm hỏi, chúc nhau trong tâm trạng mệt mỏi rã rời, chỉ còn thích ăn canh chua nấu cá, canh rau khoai nấu ruốc hoặc cháo lõang, hết mùng một là chuẩn bị cho sự chia tay, vội vã, để rồi người đi mang theo dư âm hương vị của Tết quê nhà, người ở bâng khuâng xao xuyến, xen lẫn tiếng còi tàu có cả những giọt nước mắt chia tay, những lời chúc thượng lộ bình an trong niềm thương nỗi nhớ, ... và hứa hẹn mùa xuân năm sau.
Tác giả bài viết: QHXD
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Chiếc khăn mùi xoa ngày ấy (05/03/2019)
- Khu vườn Lệ Sơn, ngày hôm qua đâu rồi ? (04/08/2017)
- Tản mạn về Thôn Phúc Tự làng Lệ Sơn, một mảnh đất nhân văn (23/04/2016)
- Giếng Hồ, một thời xa vắng (22/05/2016)
- Cây Da đồng Chăm (12/05/2016)
- Ngóng trông ngày trở về (15/12/2016)
- Gửi con gái Mẹ (08/10/2019)
- Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên (05/06/2016)
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Mất nửa tình thương (26/07/2016)
Những tin cũ hơn
- Những bức ảnh tuyệt đẹp về Sông Gianh (04/01/2016)
- Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân (14/08/2015)
- Về miền Tây (28/08/2015)
- Thăm Rắc Lây (27/06/2015)
- Tình quê (01/06/2015)
- Album ảnh ngày hè trên quê hương (Phần 3) (28/05/2015)
- Album ảnh ngày hè trên quê hương (Phần 2) (24/05/2015)
- Album ảnh ngày hè trên quê hương (Phần 1) (19/05/2015)
- Một thời không thể nào quên (05/05/2015)
- Bông hoa tình nguyện (25/04/2015)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 15
- Hôm nay: 2180
- Tháng hiện tại: 28420
- Tổng lượt truy cập: 8388431
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Bài viết rất hay,rất thực tế,dễ đi vào lòng người bởi vì đó là những kỷ niệm,những ký ức không thẻ nào quên trong mỗi chúng ta.tâm trạng của tg cũng là tâm trạng chung của những người co LS xa xứ ! bây giờ ngồi nghĩ lại cái cảnh vô lèn bít lá cho bo ăn tết hay việc quét đàng un đống giúm chiều 30 thấy thật vui.