1
  • image
  • image
  • image
  • image
13:00 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Về quê ăn Tết

Đăng lúc: Thứ ba - 29/01/2013 04:06 - Người đăng bài viết: bientap02
Bài viết rất cảm động, góp thêm 1 không khí cho ngày Tết quê dưới ngòi bút của nhà báo Lương Duy Cường. 25 năm xa quê vì cơm gạo không có điều kiện về quê ăn Tết. Nhớ Tết năm nào quê tôi đông như hội, mấy năm gần đây có dịp ghé thăm quê cũng lại thấy vắng mất vài người. Năm nay tôi về quê ăn Tết.
Đài truyền hình đưa tin: các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đang ấm dần lên, nhiệt độ trung bình từ 20 đến 25 độ. Mẹ tôi thở phào: "Rứa là không lạnh hả con". "Dạ! Năm ni nhuần mà. Lẽ ra bây chừ đã là ngày mười mấy tết rồi mà mạ. Con nhớ năm nào mồng mồng 1 tết cũng nắng". 
         
Ấy là mạ tôi đang lo sợ cái rét cắt da cắt thịt của những mùa đông quê nhà. Ôi mùa đông quê nhà. Tôi còn nhớ như in những ngày đông buốt giá. Lũ trẻ chúng tôi phong phanh trong những tấm áo mỏng lập cập đến trường. Đứa nào khá giả một chút thì trong túi có hẳn một nắm khoai gieo. Tôi thì thường có một nắm trắt lúa rang từ nắm lúa bứt trộm được nên đường trên đường đi học về của ngày hôm trước. Rồi chúng tôi cũng có sáng kiến mang theo cái lon sữa bò bỏ vào vài cục than, đến lớp cứ đốt than cho đỏ rồi bỏ dưới hộc bàn lén hơ tay cho khỏi cóng. Hết giờ học, tôi lãi xiêu vẹo bên đường tàu cho trâu ăn cỏ. Trâu ăn cỏ còn lũ trẻ chúng tôi tranh thủ men theo bờ ruộng bắt cá lóc chết rét hoặc tìm những hang có mà để móc những chú đam đang ẩn mình trốn rét. 

 

Rô ộc - Đường làng ngõ xóm thân quen, nơi tác giả ôm ấp bao kỷ niệm tuổi thơ ấu, nơi có hòn đất cày tặng tác giả vết sẹo không thể quên
     
Nhưng mùa đông rồi sẽ qua đi. Khi những chồi non trên mấy cây sầu đâu nhú lên mơn mởn cũng là khi mùa xuân đang về. Chúng tôi gom nhặt những đồng tiền xu để mua pháo tép. Năm thì mười họa mới có đứa khoe được anh chị em ở xa về tặng cho một băng pháo tép. Thế là cả lũ tranh nhau nịnh để được cho vài ba quả. Cả tháng trước tết chúng tôi đì đùng đốt. Không có pháo thì chui vào hang lèn hốt phân dơi về pha với diêm sinh, dùng giấy vở cuốn pháo đốt. Vui đáo để. 
  
Tôi con trưởng. Năm nào cũng vậy. Cứ 28 tết là ba tôi dứt khoát bắt về quê. Từ Đồng Lê về, hết theo nhà ngoại rồi lại nhà nội vượt đường tàu vào vùng đá chẹt xủi mả ông bà. Rồi ba tôi bắt phải bưng đồ lễ đi đến bàn thờ hàng chục nhà, Đồ lễ rất đơn giản chỉ là một cút rượu trắng, quả cam và thẻ nhang. Tôi còn nhớ gần như cả xóm rôộc đều là bà con thân thích. Tôi mang đồ lễ đi tướp cả mồ hôi nhưng đến đâu cũng ấm một tình máu mủ. Đến nhà cậu Thắng, cậu Tâm, cậu Thứ, nhà ông Lự (anh ruột ba tôi), nhà mệ Đạt (mệ nội của Chí Công, chị ruột ba tôi) rồi thì sang nhà anh cu Hùng (Lương Xuân Mai), ra đến tận nhà ông Toản (Ngân hàng).

 

Chiều 30 tết, tôi loăng quăng chạy hết ở nhà mệ Tứ (đằng nội) lại qua nhà mệ Thú (đằng ngoại). 2 nhà gần nhau, nhà nào cũng nấu cơm chờ mà tôi thì cứ  lo chạy chơi với đám Minh, Ngọc (con cậu Tâm), mấy anh con cậu Thắng, con anh Mai. Một chiều 30 tết, đùa chơi giữa Roộc vừa qua mùa khoai lang, thằng Minh con cậu Tâm chọi luôn một cục đất vào trán tôi máu chảy đầm đìa. Tôi vào nhà mệ Thú cạy ở thềm ra một cục đá lèn to như trái cam định ăn thua đủ nhưng mệ Thú ôm chặt lấy tôi: "Con ơi! hắn dại thì mi thương mệ đừng xán chắc nựa. Mi chảy máu hay hắn chảy máu thì tau đều khổ cả. Mi chạy qua nói cậu Tâm đập cho hắn một trận thì hắn mới trừa. Tôi nghe lời mệ, chạy qua bù lu bù loa với cậu Tâm và mực Luyến. Cậu tôi vốn hiền hòa mực thước, thế mà nổi giận đùng đùng ra vườn tuốt một nhành tre làm roi khiến thằng Minh trốn biệt cả buổi. Tôi được dịp vênh váo  với bọn thằng Minh. Sau này lần nào tôi về quê, bọn thằng Minh cũng ngại, chỉ đánh xu, đánh khăng với tôi mà không bao giờ dám ăn hiếp. 
Cứ hết tết tôi, anh Muôn lại giúp tôi gánh một gánh vừa bánh chưng, cam quýt quay lại Đồng Lê. Mùa xuân cứ thế theo tôi suốt đời. 

 

25 năm tôi xa quê vì cơm gạo. Cứ nghe tết đến là lại cồn cào gan ruột. Người ta bảo đi Tây xa không về quê được đã đành, mình ở ngay trong nước mà không về quê được hỏi sao không tủi. Nhưng tết năm nào cũng vậy. Thời bao cấp thì đúng là không đủ tiền về tết. Thời kinh tế thị trường tiền bạc rủng rỉnh hơn thì lại dính vào nhà cửa, ăn học, con cái. Thành ra cứ lo được tiền về tết thì lại vợ chồng con cái có người không xin nghỉ dài ngày được; khi xin được thì lại không có tiền đủ để về quê. Ôi cuộc đời oái oăm là vậy.

Rôộc - Đường làng ngõ xóm thân quen, nơi tác giả ôm ấp bao kỷ niệm tuổi thơ ấu, nơi có hòn đất cày tặng tác giả vết sẹo không thể quên.

Năm nay tôi bảo mạ tôi: "Bằng mọi giá đưa cả nhà về quê ăn tết mệ hè". Mạ tôi trầm ngâm: "Rứa đi cả nhà đông rứa có đủ tiền không"?. "Không đủ thì gói gém chứ...". Tôi định nói cho mạ tui hiểu tâm tư của tui mà nghẹn lòng nói không được. Tui còn nhớ tết năm nào quê tôi vui quá, Người đi ra đường đông như hội, thanh niên ăn mặc thiệt đẹp, gặp đâu cũng thấy bà con. Thế mà mấy năm lại đây năm nào ghé thăm quê cũng lại thấy vắng mất vài người. Quê tôi bây giờ là vậy. Lớp thanh niên bươn chãi đi xa kiếm sống thấy ham nên nào có ai chịu về. Lớp già cả thì nối nhau ra đi thành thừ nhiều lúc về quê cứ thấy trống vắng như vào vườn hoang. Có lúc tôi tha thẩn đi suốt từ đầu xóm Bàu đến cuối xóm bàu mà không gặp ai cả. Đi lên đường tàu nhìn xuống làng vắng hoe, liêu xiêu vài cụ già lùa trâu. Mới vài năm trước tôi về quê còn gặp anh Đạt tôi kêu đau răng. Thế mà nhoáy một cái anh tôi đã qui tiên. Rồi chị Xuân tôi cũng theo anh đi, rồi vợ anh cu Hùng cũng đi. Thành thử không lo về quê sớm thì 5 mười năm nữa về quê chắc cũng chẳng ai biết mình mà mình cũng chẳng biết ai. Bỗng dưng tôi nhớ đến câu hát của Trần Hữu Lộc: “Bao năm trôi theo dòng đời đua chen/phiêu bạt nơi phồn hoa phố thị/ đôi khi cánh diều xưa lạc vào giấc mơ tôi” 

Tôi mua vé tàu cho cả nhà về quê. Nhắn tin hỏi bác Thế (huế), chú Công (ĐakLak), cu HIếu (Hà Nội) ... hẹn nhau về quê ăn tết. Nghe ai cũng nói về quê, tự dưng thấy lòng xốn xang đến lạ.
 

 
Tôi về quê, ông bà nội ngoại không còn. Ba tôi mất ở xứ người, mẹ tôi theo con cái xa xứ thành ra tôi không có nhà để gọi là về quê ăn tết như mọi người. Tôi chỉ còn một bà dì ruột, một ông cậu ruột. Nhưng tôi vẫn múốn về quê ăn tết vì tôi vẫn thấy gia đình tôi đang ở xóm Bàu, ở đâu đó trong cả xóm Bàu, trong mọi gia đình xóm Bàu và trong cả làng Lệ Sơn nghèo khó và đầy tự hào của tôi. Tôi sẽ ngồi một đêm trên đường tàu để nhìn quê tôi chìm trong giấc ngủ, để nghe một tiếng gà quê te tát điểm canh, để thấy các bà các chị í ới gọi nhau đi chợ Vang sắm tết. Tôi sẽ ngụp xuống rào nước Mội để biết không đâu như ở quê tôi có một giếng nước trời thiêng liêng hơn mọi thứ nước Chúa. 

Xuân đang đến và lòng tôi đang rạo rực đón xuân !
Tác giả bài viết: Lương Duy Cường
Từ khóa:

Lương Duy Cường

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
xuan tong - Đăng lúc: 02/02/2013 17:15
Bài viết của bạn đầy cảm xúc và rất thực tế. Bởi lẽ tâm trạng của những người con xa xứ rất mong được về quê đón tết nhưng có khi vì điều kiện nên đành chấp nhận. Tuy nhiên, chỉ mong nhà báo kìm nén cảm xúc đừng có ngụp lặn xuống Rào Nước Mội, Trời lạnh lắm đó!
Avata
Lương duy Toản - Đăng lúc: 29/01/2013 08:46
Lâu rồi mới thấy chú Cường xuất hiện.Vậy là Tết này chú về Lệ Sơn?Nếu vậy chú nên tranh thủ ra Tuyên Quang, ngắm lại Sông Lô chiều cuối năm như năm ngoai. Mấy em chân dài ở đây cứ hỏi thăm chú hoài ah.
Avata
Thanh Lâm - Đăng lúc: 29/01/2013 07:55
Duy Cường là người con nặng lòng với quê hương. Sống giữa đô thi lớn như Sài gòn mà tâm hồn không nguôi ngoai nhớ về Bàu sỏi, đó mới đích thực là đứa con hiếu nghĩa với quê nhà. Bài viết rất chân chất, những tấm ảnh về đường Rộôc, đường làng thôn Bàu Sỏi có sức lay động hồn tôi hơn những bức ảnh về những công viên hay những đại lộ ở Sài gòn. .

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 1421
  • Tháng hiện tại: 26252
  • Tổng lượt truy cập: 8035286

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net