1
  • image
  • image
  • image
  • image
18:08 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thư gửi em nhân ngày Chạp cuối năm

Đăng lúc: Thứ hai - 21/01/2013 06:41 - Người đăng bài viết: lehongve
Bài viết thấm đẫm tính nhân văn của tác giả lấy bút danh Bình An gửi cho người em Trai khi mùa chạp về
Lời tự sự của tác giả: Chị không muốn viết tên chị và em vào đây bởi không muốn báo làng phải để ý quá đến câu chuyện riêng của gia đình mình. Nhưng chị biết khi đọc những dòng này em sẽ nhận ra những lời gan ruột của chị gái gửi em. Và tại sao chị lại phải gửi lên báo làng, bởi chị muốn những người con Lệ Sơn cùng hoàn cảnh như chúng ta sẽ đồng cảm với lời nói từ trái tim của chị. Bởi chị muốn, trong không gian mạng của làng Lệ Sơn, em sẽ dễ đón nhận những điều tâm sự của người chị đang ở xa em 2000km, lần đầu xa em trong dịp Chạp họ này

Sài gòn, ngày giáp Chạp

Em thân yêu,


Vài ngày nữa là Chạp ở họ nhà mình, chị đã định về cùng em rồi lại thất hứa. Chị đã xa quê thêm một khoảng nữa...Chị đã không thể đi mua trái cây, mua hương, mua trà và nếp Hà Nội để tận tay xếp lên xe cho em đem về cùng. Chị lại không thể  cùng em về quê đễ dâng lên ông Mệ Nội, Mẹ ở bàn thờ gia tộc vật phẩm được mua bằng tấm lòng thành của chị em.

Nhớ lại hồi nhỏ em từng xin ông nội mấy quả ổi cho trẻ con hàng xóm để được cưỡi trâu mà thấy nghẹn ngào vui buồn khó tả...

Và dù  mai này em có đi xe đẹp hơn, ở nhà đẹp hơn thì chị tin em cũng như chị không bao giờ quên những ngày đói rét và tràn ngập yêu thương ở mái nhà tranh ngập lụt ở làng Lệ Sơn. Ở đó giờ đây vẫn còn những đứa trẻ phải chuyển nhà không lớn nổi vì thiếu ăn. Ở đó mới năm kia  còn có người già bị ngã chết trong mùa lụt vì “ở nhà một mình”.

Không ai muốn con cái “khổ như mình ngày xưa” nhưng con của em và chị phải biết thương người khổ. Dù có chở con đi học bằng ô tô thì em vẫn phải nhớ nói cho con em biết ở nhiều nơi trên đất nước này, có những đứa trẻ không đủ cơm ăn và quên mất mùi thịt. Em hãy dắt con về quê và chỉ cho nó cho nó con đường tàu mà cha nó đã đi bộ 30km về  ông bà nội trong đêm khi chưa đầy 10 tuổi để chốn...

Ở đó, ngày xưa MẸ đã dạy chúng ta những bài học giản đơn: Không ăn cắp dù chỉ là một trái chanh nhà hàng xóm; nếu có kẻ trộm leo lên cây ổi, cây mít  thì đừng đánh đuổi mà người ta nhảy xuống bị chết  hoặc gãy chân.

Ở mảnh vườn đó, ông nội từng dạy những đứa cháu mồ côi bài học về lao động: bắt từng tấc đất luôn trở mình: Mùa đông trồng cải, trồng xà lách, mùa hè trồng mướp, trồng bầu; chặt tre đan rổ bán...

Ở đó bà nội đã từng dạy chúng ta cách chia hũ gạo nhỏ ra 30 ngày cho khỏi đi vay, cách nấu cơm có độn, cách nấu chè minh tinh bỏ mật mía, cách luộc và đãi chắt chắt.

Ở đó, 10 tuổi chị đã biết xẻ quả mít ra đi bán cho được giá, biết nhặt cỏ xanh đi bán ngày chủ nhật...Nhưng 10 tuổi, chị đã đọc hết tác phẩm của Nam Cao và Vùng trời của Hữu Mai. Làng quê quá nghèo nhưng văn chương đã dạy chúng ta cách tồn tại và ước mơ. Kể cả cách để thực hiện ước mơ!

...Chúng ta đã lớn lên từ đau thương. 23 tuổi chị viết bài thơ chắt ra nước mắt: “14 năm bốn lượt khăn tang, củ khoai sót làng nuôi con ngày thiếu mẹ/ Những ngày đông đói cơm rách áo/Con ốm gầy giữa tuổi thanh xuân...”.

Nhưng cũng bài thơ đó, chị đã kết: “Chỉ mong suốt đời được sống giữa nhân văn...”. Em ơi, tinh thần nhân văn là giá trị sống của mỗi người, mỗi cộng đồng làng quê, mỗi quốc gia và của cả thế giới. Đó là điều cốt lõi nhất mà chị muốn nói với em trong bức thư này. Chị nhớ cách đây 10 năm khi đi qua bờ sông Bến Hải chị đã vô cùng thấm thía câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt: Chúng ta đã thống nhất non sông mà chưa thống nhất lòng người. Đó là nỗi đau...

Chia cắt, chiến tranh là số phận của một dân tộc. Mất mát, chia li, bất hạnh không ai muốn cả nhưng cũng là số phận của một con người. Sự ra đi của MẸ là số phận của gia đình chúng ta. Và cũng là sự thử thách của số phận với chị em mình. Chúng ta đã đi qua đói khổ, đau đớn. Đi qua những nỗi đau mà có lúc chị đã  phải rùng mình mỗi khi nhớ  lại....Nếu không có sự trợ giúp của ông trời và những người thân đã ra đi liệu chúng ta có ngày hôm nay không?

Nếu đã chấp nhận ĐƯỢC hay MẤT đều là số phận tại sao người ta không thể tha thứ ? Em có thể tha thứ cho những ai đã làm chúng ta đau đớn. Tất nhiên điều đó là khó khăn bởi đến chị còn không thể quên hình ảnh đứa em trai của chị cả tuổi thơ luôn phải đối diện với sự độc ác và bất công... Như Mẹ của chúng ta không muốn cả đứa ăn cắp mít của Mẹ bị ngã đau, nhân ngày cuối năm Chạp của lần này, em hãy một lần rũ bỏ những đau đớn buồn phiền và oán hận để nhẹ lòng mà bước tới. Rũ bỏ không phải là quên, mà là không để nỗi đau quá khứ ở chỗ dễ nhìn trong hành trang mang theo của đời mình. Nhớ những buồn khổ để luôn răn dạy mình đừng “phú quý phụ bần”, nhưng rũ bỏ thù hận để lòng mình nhẹ đi chút ít cho dễ chịu em ạ.

Nói ra thì nghe nhẹ tênh vậy nhưng chị đã không ít lần khóc khi nhớ lại chuyện cũ. Và chị lại khóc nhiều hơn khi ngày Tết, ngày giỗ Mẹ em lên “hội chứng” mà nhớ lại chuyện xưa trong OÁN HẬN. Chị đau đớn vì em chị đã không thể lành vết thương lòng của một đời người. Những lúc đó, chị chỉ muốn hét lên, muốn đập vỡ một cái gì đó. Và vì không thể làm gì hơn, hôm nay chị viết cho em bức thư này.

Vết thương lòng khó băng bó, nhưng cũng đừng làm chính ta rỉ máu thêm nữa vì những OÁN HẬN - em có hiểu điều chị muốn nói không em trai của chị?

Cuộc đời thêm mỗi năm đã cho chúng ta nhiều quả ngọt. Con chúng ta lớn lên mỗi ngày, ngây thơ và thánh thiện. Vậy thì hãy thay lời cám ơn những người đã mất đã cho chúng ta da thịt,  cho chúng ta tình yêu với cuộc đời và nghị lực sống, em hãy rũ bỏ những OÁN HẬN để vết thương cũ của chúng ta không còn rỉ máu.... Em nhé!

Yêu thương!
Chị gái của em!
Tác giả bài viết: Bình An
Từ khóa:

Mai An

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Phạm Thị Minh Nga - Đăng lúc: 29/01/2013 11:17
Đoạn ni hay, em chốt hạ để bà con đọc lại, nghèn nghẹn nơi cổ họng:

Và dù mai này em có đi xe đẹp hơn, ở nhà đẹp hơn thì chị tin em cũng như chị không bao giờ quên những ngày đói rét và tràn ngập yêu thương ở mái nhà tranh ngập lụt ở làng Lệ Sơn. Ở đó giờ đây vẫn còn những đứa trẻ phải chuyển nhà không lớn nổi vì thiếu ăn. Ở đó mới năm kia còn có người già bị ngã chết trong mùa lụt vì “ở nhà một mình”

Không ai muốn con cái “khổ như mình ngày xưa” nhưng con của em và chị phải biết thương người khổ. Dù có chở con đi học bằng ô tô thì em vẫn phải nhớ nói cho con em biết ở nhiều nơi trên đất nước này, có những đứa trẻ không đủ cơm ăn và quên mất mùi thịt. Em hãy dắt con về quê và chỉ cho nó cho nó con đường tàu mà cha nó đã đi bộ 30km..
Avata
Lê Văn Dũng - Đăng lúc: 21/01/2013 11:41
Quá hay, bức thư rất nhân văn và hướng đến tình người, biết cảm thông chia sẻ và bỏ qua những gánh nặng trong quá khứ để sống. Những bài viết thế này giúp ích cho nhiều người, cứ sống mãi trong quá khứ và ám ảnh quá khứ

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 1635
  • Tháng hiện tại: 51797
  • Tổng lượt truy cập: 8007080

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net