1
  • image
  • image
  • image
  • image
00:08 ICT Thứ hai, 14/10/2024

Lễ hợp long và gắn biển công trình cầu đường về xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa

Đăng lúc: Thứ hai - 13/05/2013 21:35 - Người đăng bài viết: bientap02
Sáng ngày 11/5/2013, Sở Giao thông - Vận tải đã tổ chức lễ hợp long và gắn biển công trình cầu và đường về xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa – Công trình chào mừng Đại hội XI Công đoàn Việt Nam
Dự án cầu và đường về xã Văn Hóa bắc qua Sông Gianh trên địa phận hai xã Văn Hóa (Tuyên Hóa) và Cảnh Hóa (Quảng Trạch) được khởi công xây dựng từ tháng 1 năm 2011, với tổng vốn đầu tư hơn 478 tỷ đồng, do Sở Giao thông - Vận tải Quảng Bình làm chủ đầu tư. Công trình có chiều dài 3.955m, điểm đầu nối từ Quốc lộ 12A tại Km 17+298, điểm cuối là đến Nhà máy Xi măng thuộc thôn Hạ Trung, xã Văn Hóa. Trong đó, phần cầu được xây dựng với quy mô kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép có chiều dài 1.034m, bao gồm 2 cầu là cầu vượt sông Gianh và cầu vượt đường sắt. Phần đường dài 2.925m, được thiết kế làm 2 đoạn.
 

Ảnh: Lễ hợp long và gắn biển công trình cầu và đường về xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa

Đến nay, dự án cầu và đường Văn Hóa đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, quan trọng, chất lượng công trình đảm bảo theo thiết kế.
 

 
Công trình cầu và đường về xã Văn Hóa đi vào hoạt động sẽ mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội cho hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Công trình sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng và kịp thời cứu nạn cho nhân dân 9 xã khu vực phía Nam sông Gianh khi có bão, lũ xảy ra. Công trình cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác tiềm năng vật liệu xây dựng trong khu vực, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng... góp phần đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững
 



 








Tác giả bài viết: Hiền Chi (Báo Quảng Bình)
Từ khóa:

Báo Quảng Bình

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Luong Duy Bao Khang - Đăng lúc: 15/05/2013 16:53
Cân bằng trong tư duy và cảm xúc là một yếu tố cần thiết cho thanh bình nội tại. Mọi vật thể và sự kiện đều có 2 mặt phải trái và nếu quá tiêu cực hay tích cực trong nhận định, phải biết điều chỉnh để có một góc nhìn theo chiều sâu. Nhà máy ximang Hạ Trang vẫn đang gấp rút được xây dựng trong nỗi niềm ‘Trăm người vui nhưng cũng có triệu người buồn’. Người tha thiết muốn điều đó thay đổi thì bó tay, người có thể thay đổi thì dửng dưng.Số phận vài nghìn tỷ đồng để đầu tư vào nhà máy như một Chiếc xe cứ lao đầu về phía trước, không kiểm soát và tùy cho may rủi.

Đọc bài báo dưới đây của Lương Mai,đăng trên báo Năng Lượng Mới thì độc giả langleson.net sẽ có cách nhìn khác cho riêng mình về vấn đề đang được tranh cải.Riêng tôi,như có lần đã chia sẻ,nền kinh tế thị trường thì thị thị trường sẽ quyết định,hiệu quả của những việc làm ăn theo kiểu “Nghị Quyết” thường là rất thấp.Tuy nhiên,thông thường độ dài của một “Nghị quyết”thường là 5 năm có khi 7 hoặc 8 năm nhưng không bao giờ quá 10 năm!Một thực tế rất khách quan nhưng không thể biện chứng là các “nghị quyết” sau bao giờ cũng có xu hướng đi ngược lại với các nghị “Quyết trước”!
(Petrotimes) - Hiện nay có 46 công ty sản xuất kinh doanh xi măng, lắm thương hiệu, lắm đầu mối. Khi cung xi măng vượt quá cầu, nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản lý, thiếu vốn, sản xuất kinh doanh thua lỗ đã phá sản và bên bờ vực phá sản.
Doanh nghiệp phá sản vì thừa xi măng
Ngày 24/4, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) có bản đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa trong ngành xi măng. Theo Vafi, hiện tại ngành xi măng nước ta đã bộc lộ những điểm vô cùng yếu kém như dư thừa năng lực sản xuất xi măng khoảng từ 20 triệu– 25 triệu tấn, tương ứng khoảng 10 nhà máy xi măng cỡ lớn, ứng với lượng vốn đầu tư vài tỷ USD.
Đa số nhà máy xi măng lâm vào cảnh nợ nhiều, tổng vay nợ gấp từ 4 – 6 lần vốn chủ sở hữu, đa số kinh doanh thua lỗ, kể cả với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam cũng thua lỗ nếu thực hiện hạch toán đúng. Hệ quả là nảy sinh nợ xấu, nợ xấu tiềm ẩn hàng nghìn tỷ đồng. Điều đó đã ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông, của ngân hàng và của nhà nước trong trường hợp vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay được nhà nước bảo lãnh.
Còn theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, do khủng hoảng kinh tế tài chính trong những năm qua, nhu cầu xi măng nội địa trong ba năm 2011-2013 ước tính sẽ giảm khoảng 14 - 15 triệu tấn. Đến năm 2015 nhu cầu ước tính khoảng 60 - 65 triệu tấn (quy hoạch dự báo 75 - 76 triệu tấn). Nếu tiếp tục đầu tư theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg thì đến năm 2015 tổng công suất các nhà máy xi măng sẽ đạt 94,24 triệu tấn, sẽ thừa khoảng 25 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ lên đến 129,5 triệu tấn, sẽ thừa trên 40 triệu tấn công suất.
Quản lí yếu kém
Nguyên nhân dẫn đến cung xi măng vượt cầu được Vafi chỉ ra là: Thứ nhất, công tác lập quy hoạch phát triển ngành xi măng yếu kém, xa rời thực tiễn trong nước và thị trường quốc tế.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong khối ASEAN về năng lực sản xuất xi măng, trong khi nền kinh tế của ta còn theo sau với khoảng cách lớn so với các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippine. Mặt khác khả năng và hiệu quả xuất khẩu xi măng là khó và kém.
"Hạn chế này thuộc về Bộ Xây dựng là Bộ quản lý ngành đồng thời có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ trong công tác lập quy hoạch" - bản đánh giá của Vafi nêu rõ.
Thứ hai, lẽ ra không nên có chính sách bảo lãnh tín dụng của nhà nước đối với những dự án kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện bình thường không cần sự hỗ trợ của nhà nước. Việc có cơ chế bảo lãnh tín dụng cho đầu tư nhà máy xi măng khiến cho lãnh đạo nhiều tổng công ty nhà nước, lãnh đạo UBND tỉnh hăng hái xin tín dụng bảo lãnh. Nếu không có cơ chế này, nền kinh tế nước ta không thiếu xi măng và sự dư thừa có lẽ ở mức độ thấp hơn nhiều so với hiện tại.
Thứ ba, đầu tư nhà máy xi măng với vốn đầu tư lớn (vài nghìn tỷ đồng/nhà máy ) tạo điều kiện cho một số kẻ tham nhũng dễ dàng làm giàu vì tiền hoa hồng lớn. Trên thực tế thì có một số lãnh đạo doanh nghiệp nghĩ rằng làm giàu từ các dự án này dễ dàng và nhanh hơn là việc kiếm tiền chính đáng từ lợi nhuận hay cổ tức doanh nghiệp. Công ty có phá sản hay thua lỗ thì họ vẫn là “triệu phú" và ở thời điểm đó họ đã hạ cánh an toàn. Đây là một thực tế và để ngăn chặn hệ quả này xảy ra trong tương lai thì phải có biện pháp không cho kẻ tham nhũng vô trách nhiệm được về hưu an toàn.
Cần tăng thu hút FDI vào xi măng?
Theo Vafi, để nhanh chóng cứu ngành xi măng thoát khỏi tình trạng như phân tích ở trên, cần có thêm giải pháp là khuyến khích đầu tư FDI đầu tư vào các nhà máy xi măng nhằm các mục tiêu thu hút được nhà đầu tư chuyên nghiệp vào quản lý doanh nghiệp; nhanh chóng thu hút được nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp; mở ra thị trường xuất khẩu cho ngành xi măng, nhanh chóng giải quyết được tình trạng tồn kho dư thừa công suất cho ngành xi măng .

Quan điểm này của Vafi dường như đã đi ngược lại hoàn toàn quan điểm của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam và những doanh nghiệp trong ngành xi măng. Trong bản kiến nghị mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã cảnh báo không để các tập đoàn xi măng nước ngoài thôn tính các nhà máy xi măng lớn của nước ta có lợi thế cạnh tranh, có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, có địa thế ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Bởi vì Hội Vật liệu xây dựng lo ngại các doanh nghiệp này biến nước ta thành nơi cung cấp tài nguyên, năng lượng, lao động; làm ô nhiễm môi trường sinh thái, làm thiệt hại kinh tế quốc gia do xi măng là mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng gắn với tài nguyên không tái tạo.

Tại cuộc giao ban tháng 3 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Tổng Công ty xi măng Việt Nam cũng đã lên tiếng kiến nghị rằng: Các bộ, ngành cần tham mưu để hạn chế việc nhà đầu tư nước ngoài mua các dự án xi măng. Thực chất chủ yếu họ mua tài nguyên của đất nước ta mà thôi. Bởi vì sản phẩm xi măng phải sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó có đá vôi, đất sét, các loại phụ gia, than... Khi làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi thấy rằng mục đích họ mua xi măng là để "lợi dụng" nguồn nguyên liệu của mỗi dự án. Điều này sẽ khiến nguồn tài nguyên bị xâm hại và cảnh quan bị phá vỡ.
Avata
Phan Hà - Đăng lúc: 15/05/2013 10:13
Lại Văn Thế: Làm sao để nhanh có cầu, làm sao để có căn cứ đủ mạnh đầu tư xây dựng vào vùng đất này, không có cách nào khác là cho thiết lập 1 nhà máy khai thác đá để làm ximăng. Kết quả thì đã rỏ, dân ta lần đầu tiên có cầu ngon, đường xá ngon, con em xa quê có thêm 1 lựa chọn về quê lập nghiệp, xóm làng đông đúc trở lại, tránh nguy cơ xóa sổ 1 vùng đất thiêng.
Nhìn lại mà xem, toàn bộ con em Lệ Sơn đều lập nghiệp tứ phương vì cái đói, vì không có gì để làm ăn, để phát triển. Làng xóm tiêu điều sơ xác, ở nhà toàn con nít và bà già ...người già ra đi ngày 1 đông.
Câu hỏi đặt ra ở đây là gì ? Cái giá phải trả có đắt quá không ? hướng phát triển bền vững là như thế nào, có hạ tầng rồi, chúng ta sẽ đi lên bằng con đường nào để mang bản sắc, để xóm làng ngày 1 văn minh, tiến bộ, đẩy lùi cái đói, cái lạc hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
Chúng ta là con em xa quê sẽ đóng vai trò gì trong tiến trình này ?. Chúng ta làm được gì ?. Cần hành động cụ thể chứ không chỉ hô hào suông.
Mong Lê Văn Thái sớm có 1 bài phản biện đa chiều xung quanh chủ đề này để cộng đồng được thưởng lảm nhãn quan của anh về con đường tốt nhất mà Lệ Sơn nên chọn.
Avata
Lai Văn Thế - Đăng lúc: 15/05/2013 08:55
Thực tình mà nói có cây cầu là niềm mơ ước của ngàn đời. Nhưng nếu chỉ là tình cảm thuần tuý thì chưa đủ khi xét ở khía cạnh mục tiêu và ngân khố. Đây là cây cầu dân sinh trên giấy tờ của dự án, nhưng bản chất của nó thì đã quá rõ ràng. Sự tài tình của những người lập nên đại dự án ở chỗ người ta đã khéo léo giữ lại vùng lõi làm tái định cư ngay trong vùng Nhà máy; mặc dù các chỉ số "sinh tồn" rất thấp nhưng vẫn tồn tại. Vài chục nóc nhà tại Hạ Trang sẽ bám trụ bao lâu chưa biết, nhưng là nguyên cớ để bắc thêm một nhịp cầu... vượt đàng tàu. Về lâu dài nếu cái "xóm công nhân" ấy bỗng nhiên được lập thành 01 xã (ví dụ) thì cái cầu kia sẽ đường hoàng là cầu dân sinh của... 02 xã nam sông Gianh. Hiện tại thì chưa. Nhà báo Quảng Bình nên đến Văn Hoá để biết rằng phía Tây đã có Cầu Châu Hoá, phía Đông có cầu Quảng Hải. Cư dân các xã lân cận vô tội, đừng vin họ vào.
Avata
Phan Hà - Đăng lúc: 14/05/2013 14:28
Lai Văn Thế: Mình trích dẫn thì nên tôn trọng bản gốc, đây là nội dung của báo Quảng Bình cơ mà. Còn các Bọ thấy Báo nói vô căn cứ thì làm hẵn 1 bài phản biện cho rôm rả. Như rứa vừa sôi động cho báo làng lại vừa tôn trọng bản gốc.
Mình có cảm giác báo chí bựa ni viết ẩu, viết lấy được, tư chất và lương tâm nhà báo không tốt (đấy là nói 1 số hữu hạn thôi nhé). Riêng Làng ta thì có nhiều nhà báo tốt, hii.
Avata
Lai Văn Thế - Đăng lúc: 14/05/2013 08:58
Báo Quảng Bình đưa tin thế nào cũng được, nhưng đừng nhắc đến mục đích cứu hộ 9 xã Nam Sông Danh khi có bão lũ ! 9 xã là xã nào thế ? Và việc phát triển nhanh và bền vững nhờ "Công nghiệp xi-măng" !. Tôi và rất nhiều bà con nghe "chua" lắm !. Nếu được báo làng nên bỏ đoạn này, mặc dù mình trích dẫn từ báo Quảng Bình, nên chăng ?

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 5
  • Khách viếng thăm: 4
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 9
  • Tháng hiện tại: 30599
  • Tổng lượt truy cập: 8450070

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net