Vài hồi ức về ông Nội tôi, ông Lê Bồ
Đăng lúc: Thứ năm - 21/05/2015 12:59 - Người đăng bài viết: bientap01Ông tôi,là người đã sinh ra cha tôi, người đã được bầu làm Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính tinh Quảng Bình (tương đương với chức Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân bây giờ). Và tôi là cháu nội đich tôn của ông cũng được nhà nước ta phong là Phó Giáo sư , Tiến sĩ của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Lúc mới sinh, ông được đặt tên là Lê Văn Đương, nhưng chưa làm giấy khai sinh. Năm 1925, không có giấy tờ gì, ông mượn căn cước của một người trong họ tên là Lê Bồ, để đi Lào và sau đó vào lính Khố Xanh, từ đó ông mang tên Lê Bồ, sinh ngày 8 tháng 4 năm 1900, trong một gia đình nghèo khổ. Lớn lên trong cảnh đói nghèo, lúc còn nhỏ có thời kỳ ông phải đi ở, lúc lập gia đình rồi ông cũng phải đi cày thuê cuốc mướn, làm ruộng rẻ cho các gia đình giàu có, khá giả. Lúc sinh được đứa con trai đầu ông phải đưa cả gia đình đi tha phương cầu thực ở Lào. Năm 1925, ông lên Tỉnh Saravane ( Hạ Lào) , được ông Cậu bên vợ là Lê Nuôi, đang làm quản khổ xanh đưa ông vào lính khố xanh. Do được ít học hành, trình độ có hạn nên chủ yếu ông được giao làm nhiệm vụ bồi, bếp cho các quan chức, giám binh người Pháp ở đồn ThaTeng. Được một thời gian ông được điều động lên Pakse. Ở đây ông cùng vợ con cư trú ở Bản Thùng gần thị xã Pakse và vẫn làm nhiệm vụ bồi bếp cho đến năm 1945.
Ông bà sinh được 8 người con, nhưng do bệnh tật chết 6 người, cịn lại một con đầu là Lê Văn Đang, và một con út là Lê Thị Bích Lài. Do sự cần cù làm ăn của vợ con và bản thân ông có lương, đời sống có phần đỡ hơn lúc ở quê ( có nhà, có vườn để sản xuất, chăn nuôi. ..) nhưng nhận thức được cái nhục của người dân mất nước, luôn luôn phải làm tôi đòi cho kẻ cướp nước, nên đến khi cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ ở Việt Nam, ông đã cùng với 90 anh em binh lính khố xanh người Việt ở trại lính khố xanh Pakse đấu tranh giải ngũ về nước. Sau một thời gian đấu tranh, bọn thực dân Pháp buộc phải đồng ý.
Lúc này nhà cửa, vườn tược và tất cả tài sản của gia đình phải bán đổ bán tháo, cho không hoặc vứt lại tại Pakse. Bọn thực dân Pháp buộc cả 90 gia đình binh lính phải đi theo con đường quốc lộ 13 qua Campuchia về Nam Bộ, không cho đi qua Savannakhet theo đường 9 về Trung bộ vì lúc bấy giờ phong trào cách mạng ở vùng này đang lên cao. Do có liên lạc trước, đoàn đi bộ đến Kratiê thì được xe của chính quyền cách mạng của ta lên đón về Nam bộ và bố trí ăn ở Buđốp thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay. Đúng vào lúc này, bọn thực dân Pháp, được quân Anh – Ấn và sau đó cả Nhật giúp đỡ, chúng trở lại xâm lược nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền cách mạng, ông và người con trai cùng với 90 binh lính xung phong vào giải phóng quân chống Pháp. Còn vợ thì tham gia vào ban tiếp tế cho giải phóng quân. Sau khi được phiên chế đội ngũ, được cấp phát một số quân trang quân dụng và một số vũ khí thô sơ, ông được chỉ định làm trung đội trướng một đơn vị. Và tiến hành một cuộc huấn luyện cấp tốc, và tất cả đi vào ngày chiến đấu. Quân địch ngày càng hung hãn, chúng huy động lực lượng ngày càng lớn và đi càn quét khắp nơi. Đội quân mới thành lập, trang bị rất thô sơ, đã phải đương đầu trực tiếp chiến đấu với một lực lượng quân Anh - Pháp có khi cả Nhật, được trang bị khá đầy đủ, tối tân ở nhiều nơi, nhiều lần ở các tỉnh, miền đông nam bộ: Đakia, Bá xá, Thuận Lợi, Phú Riềng, Đồng xoài. . . là những địa danh có những trận chiến đấu khá ác liệt mà ông nhớ mãi và thường nhắc đến luôn ! Một năm sau đó, do tuổi tác đã cao, lại phải trải qua nhiều trận chiến đấu khá ác liệt và vất vả, sức khoẻ của ông bị giảm sút nhiều. Nhân có quân nam tiến ở ngoài Bắc vào chi viện, sau khi được khám nghiệm lại sức khoẻ, ông được giải ngũ cùng gia đình về quê hương.
Cuộc hành trình trở về quê hương cũng thật gian khổ, cả gia đình, phần lớn đều ốm đau, lại có đứa con nhỏ mới hơn 5 tuổi, sau khi vứt lại nhiều đồ đạc, chỉ mang theo những thứ thật cần thiết, mỗi người một ba lô trên lưng hoặc túi xách, chống gậy, đi bộ, trèo đèo, lội suối băng rừng từ Tân Uyên ra đến Tuy Hoà ( Phú Yên) mất một tháng rưỡi mới có xe lửa để về đến Huế. Đến Huế, cả gia đình cảm thấy đã kiệt sức, đa số đều bị sốt rét, một số bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, phải nằm điều trị gần một tháng nữa mới về quê được.
Về đến quê hương, lại gặp khó khăn mới, nhà cửa, ruộng vườn đất đai để sinh sống đều không cớ, cả gia đình phải ở nhờ nhà ông anh là ông Lê Thuần, một gia đình lúc này cũng còn rất nghèo khổ. Sau một thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ, ông và gia đình phải bán hết tư trang ít nhiều tích luỹ được qua 20 năm đi tha phương cầu thực để tạo được một mãnh vườn hơn 1 sào, mua được ngôi nhà tranh và 1 con bò, vừa xin cấp ruộng công, xin làm rẽ ruộng tư, cả gia đình lao vào tạo dựng cuộc sống mới. Nhờ bản chất vốn rất cần cù chăm chỉ trong lao động, ông và gia đình dần dần ổn định được sống tại quê nhà.
Kháng chiến bùng nổ, ông vừa tích cực tham gia sản xuất, vừa tích cực tham gia các công việc kháng chiến ở địa phương như: dân quân du kích, vận tải tiền tuyến, hội thương binh tử sĩ, học bình dân học vụ . . . Đặc biệt, được sự tín nhiệm của nhân dân, ông đã tham gia làm hộ lại ( trưởng thôn) mấy khoá liền và đã đóng góp nhiều công việc khá bổ ích cho địa phương. Ngày 14/8/1949 ông được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương ( tức là Đảng Cộng Sản VN ngày nay)
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ông đã hăng hái tham gia hợp tác xã cấp thấp rồi hợp tác xã cấp cao. Tuy lúc này tuổi đã cao, nhưng đã phiếu năm tham gia làm đội trưởng đội sản xuất và ban quản trị hợp tác xã. ông đã tích cực đóng góp và động viên gia đình đóng góp ngày công cao cho hợp tác xã. Đồng thời ông cũng rất tích cực nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất và phổ biến những kinh nghiệm hay trong trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy thu hoạch hàng vụ hàng năm của ông thường đạt năng suất cao, có khi rất vượt trội . Do đó, nhiều năm liền, ông được bình bầu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được đi dự nhiều đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và được cử đi dự Đại hội thi đua toàn quốc năm 1961. Tại Đại hội này, ông đã được vinh dự gặp Bác Hồ, chủ tịch Xô viết tối cao liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Nga Vôrôsilốp qua thăm Việt nam. Bộ phim " Việt Nam trên đường thắng lợi" còn ghi lại hình ảnh của ông cùng các chiến sĩ thi đua toàn quốc đi bên cạnh Bác Hồ.
Từ sau những năm ngoài 70 tuổi, ông mới nghỉ việc đồng áng, nhưng vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội ở địa phương. Là một Đảng viên, ông luôn luôn chăm lo đến sự vững mạnh của Đảng. Dù tuổi đã cao, ông vẫn sinh hoạt Đảng đầy đủ, góp ý kiến xây dựng chi bộ và thực hiện nghiêm túc những công việc chi bộ đề ra.
Là bà con thân thiết của làng xóm, ông luôn luôn quan tâm đến mọi người khi tối lửa tất đèn, thăm hỏi khi hoạn nạn. Được biết ít nhiều về thợ mộc, sửa chữa nhà cửa, đóng cày bừa, cối xay…Oâng sẵn sàng giúp bà con trong các công việc này .
Là người cha, người ông trong gia đình, ông luôn luôn quan tâm giáo dục, dìu dắt con cháu thành người có ích cho xã hội. ông thường nói với con cháu rằng: " Cha mẹ, ông bà trước đây, do hoàn cảnh cực khổ, không được cái may mắn học tập như các con, các cháu ngày nay, nên mẹ của các con, bà của các cháu phải chịu suốt đời thất học, còn ông thì phải vất vả lắm trong việc tự học sau này mới biết đọc, biết viết và nâng trình độ của mình lên ít nhiều. Ngày nay, các con các cháu phải gắng mà học, học cho giỏi, học cho nên người. Ông bà sẵn sàng hy sinh tất cả cho các con, các cháu ăn học"
Trước lúc qua đời, ông còn dặn dò " Các con và các cháu phải biết thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau, anh nói em nghe, chồng nói vợ nghe, phải biết suy nghĩ phải trái mà bảo ban nhau' " Phải cố gắng phấn đấu hết mình cho gia đình và xã hội"
Lúc lực đã tàn, sức đã kiệt, bà con xa gần đến thăm ông vẫn thều thào và ứa nước mắt nói lên những câu: " Tôi hết lòng cảm ơn bà con, nội ngoại, xóm làng đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, thăm hỏi tôi lúc ốm đau, lo cho bát cháo, quả cam, chạy đi chạy lại khi tối lửa tắt đèn!"
Ông đã mất lúc 15giờ ngày 30-5-1983 tức là ngày 18-4 năm Quý Hợi thọ 83 tuổi. Mộ ông an táng tại Đồng Mua, sau cải táng về nghĩa trang gia tộc tại Đồng Vại.
Ông đã được Hội đồng chính phủ nước Việt Nam Dân Chú Cộng Hòa tặng huy chương kháng chiến hạng nhất và nhiều bằng khen, giấy khen các cấp và của ngành nông nghiệp . . .
Lúc này nhà cửa, vườn tược và tất cả tài sản của gia đình phải bán đổ bán tháo, cho không hoặc vứt lại tại Pakse. Bọn thực dân Pháp buộc cả 90 gia đình binh lính phải đi theo con đường quốc lộ 13 qua Campuchia về Nam Bộ, không cho đi qua Savannakhet theo đường 9 về Trung bộ vì lúc bấy giờ phong trào cách mạng ở vùng này đang lên cao. Do có liên lạc trước, đoàn đi bộ đến Kratiê thì được xe của chính quyền cách mạng của ta lên đón về Nam bộ và bố trí ăn ở Buđốp thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay. Đúng vào lúc này, bọn thực dân Pháp, được quân Anh – Ấn và sau đó cả Nhật giúp đỡ, chúng trở lại xâm lược nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền cách mạng, ông và người con trai cùng với 90 binh lính xung phong vào giải phóng quân chống Pháp. Còn vợ thì tham gia vào ban tiếp tế cho giải phóng quân. Sau khi được phiên chế đội ngũ, được cấp phát một số quân trang quân dụng và một số vũ khí thô sơ, ông được chỉ định làm trung đội trướng một đơn vị. Và tiến hành một cuộc huấn luyện cấp tốc, và tất cả đi vào ngày chiến đấu. Quân địch ngày càng hung hãn, chúng huy động lực lượng ngày càng lớn và đi càn quét khắp nơi. Đội quân mới thành lập, trang bị rất thô sơ, đã phải đương đầu trực tiếp chiến đấu với một lực lượng quân Anh - Pháp có khi cả Nhật, được trang bị khá đầy đủ, tối tân ở nhiều nơi, nhiều lần ở các tỉnh, miền đông nam bộ: Đakia, Bá xá, Thuận Lợi, Phú Riềng, Đồng xoài. . . là những địa danh có những trận chiến đấu khá ác liệt mà ông nhớ mãi và thường nhắc đến luôn ! Một năm sau đó, do tuổi tác đã cao, lại phải trải qua nhiều trận chiến đấu khá ác liệt và vất vả, sức khoẻ của ông bị giảm sút nhiều. Nhân có quân nam tiến ở ngoài Bắc vào chi viện, sau khi được khám nghiệm lại sức khoẻ, ông được giải ngũ cùng gia đình về quê hương.
Cuộc hành trình trở về quê hương cũng thật gian khổ, cả gia đình, phần lớn đều ốm đau, lại có đứa con nhỏ mới hơn 5 tuổi, sau khi vứt lại nhiều đồ đạc, chỉ mang theo những thứ thật cần thiết, mỗi người một ba lô trên lưng hoặc túi xách, chống gậy, đi bộ, trèo đèo, lội suối băng rừng từ Tân Uyên ra đến Tuy Hoà ( Phú Yên) mất một tháng rưỡi mới có xe lửa để về đến Huế. Đến Huế, cả gia đình cảm thấy đã kiệt sức, đa số đều bị sốt rét, một số bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, phải nằm điều trị gần một tháng nữa mới về quê được.
Về đến quê hương, lại gặp khó khăn mới, nhà cửa, ruộng vườn đất đai để sinh sống đều không cớ, cả gia đình phải ở nhờ nhà ông anh là ông Lê Thuần, một gia đình lúc này cũng còn rất nghèo khổ. Sau một thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ, ông và gia đình phải bán hết tư trang ít nhiều tích luỹ được qua 20 năm đi tha phương cầu thực để tạo được một mãnh vườn hơn 1 sào, mua được ngôi nhà tranh và 1 con bò, vừa xin cấp ruộng công, xin làm rẽ ruộng tư, cả gia đình lao vào tạo dựng cuộc sống mới. Nhờ bản chất vốn rất cần cù chăm chỉ trong lao động, ông và gia đình dần dần ổn định được sống tại quê nhà.
Kháng chiến bùng nổ, ông vừa tích cực tham gia sản xuất, vừa tích cực tham gia các công việc kháng chiến ở địa phương như: dân quân du kích, vận tải tiền tuyến, hội thương binh tử sĩ, học bình dân học vụ . . . Đặc biệt, được sự tín nhiệm của nhân dân, ông đã tham gia làm hộ lại ( trưởng thôn) mấy khoá liền và đã đóng góp nhiều công việc khá bổ ích cho địa phương. Ngày 14/8/1949 ông được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương ( tức là Đảng Cộng Sản VN ngày nay)
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ông đã hăng hái tham gia hợp tác xã cấp thấp rồi hợp tác xã cấp cao. Tuy lúc này tuổi đã cao, nhưng đã phiếu năm tham gia làm đội trưởng đội sản xuất và ban quản trị hợp tác xã. ông đã tích cực đóng góp và động viên gia đình đóng góp ngày công cao cho hợp tác xã. Đồng thời ông cũng rất tích cực nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất và phổ biến những kinh nghiệm hay trong trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy thu hoạch hàng vụ hàng năm của ông thường đạt năng suất cao, có khi rất vượt trội . Do đó, nhiều năm liền, ông được bình bầu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được đi dự nhiều đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và được cử đi dự Đại hội thi đua toàn quốc năm 1961. Tại Đại hội này, ông đã được vinh dự gặp Bác Hồ, chủ tịch Xô viết tối cao liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Nga Vôrôsilốp qua thăm Việt nam. Bộ phim " Việt Nam trên đường thắng lợi" còn ghi lại hình ảnh của ông cùng các chiến sĩ thi đua toàn quốc đi bên cạnh Bác Hồ.
Từ sau những năm ngoài 70 tuổi, ông mới nghỉ việc đồng áng, nhưng vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội ở địa phương. Là một Đảng viên, ông luôn luôn chăm lo đến sự vững mạnh của Đảng. Dù tuổi đã cao, ông vẫn sinh hoạt Đảng đầy đủ, góp ý kiến xây dựng chi bộ và thực hiện nghiêm túc những công việc chi bộ đề ra.
Là bà con thân thiết của làng xóm, ông luôn luôn quan tâm đến mọi người khi tối lửa tất đèn, thăm hỏi khi hoạn nạn. Được biết ít nhiều về thợ mộc, sửa chữa nhà cửa, đóng cày bừa, cối xay…Oâng sẵn sàng giúp bà con trong các công việc này .
Là người cha, người ông trong gia đình, ông luôn luôn quan tâm giáo dục, dìu dắt con cháu thành người có ích cho xã hội. ông thường nói với con cháu rằng: " Cha mẹ, ông bà trước đây, do hoàn cảnh cực khổ, không được cái may mắn học tập như các con, các cháu ngày nay, nên mẹ của các con, bà của các cháu phải chịu suốt đời thất học, còn ông thì phải vất vả lắm trong việc tự học sau này mới biết đọc, biết viết và nâng trình độ của mình lên ít nhiều. Ngày nay, các con các cháu phải gắng mà học, học cho giỏi, học cho nên người. Ông bà sẵn sàng hy sinh tất cả cho các con, các cháu ăn học"
Trước lúc qua đời, ông còn dặn dò " Các con và các cháu phải biết thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau, anh nói em nghe, chồng nói vợ nghe, phải biết suy nghĩ phải trái mà bảo ban nhau' " Phải cố gắng phấn đấu hết mình cho gia đình và xã hội"
Lúc lực đã tàn, sức đã kiệt, bà con xa gần đến thăm ông vẫn thều thào và ứa nước mắt nói lên những câu: " Tôi hết lòng cảm ơn bà con, nội ngoại, xóm làng đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, thăm hỏi tôi lúc ốm đau, lo cho bát cháo, quả cam, chạy đi chạy lại khi tối lửa tắt đèn!"
Ông đã mất lúc 15giờ ngày 30-5-1983 tức là ngày 18-4 năm Quý Hợi thọ 83 tuổi. Mộ ông an táng tại Đồng Mua, sau cải táng về nghĩa trang gia tộc tại Đồng Vại.
Ông đã được Hội đồng chính phủ nước Việt Nam Dân Chú Cộng Hòa tặng huy chương kháng chiến hạng nhất và nhiều bằng khen, giấy khen các cấp và của ngành nông nghiệp . . .
Tác giả bài viết: Lê Tiến Dũng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Giọng ca trữ tình Hương Sen. Hạnh phúc khi được vinh danh (12/11/2015)
- Gặp con em Lệ Sơn. Quảng Bình giữa Trường Sa (19/04/2016)
- Hoàng Sâm vị tướng huyền thoại (23/12/2016)
- Ngẫm về sự học nơi đây (22/10/2015)
- Lê Bảo Ngọc đăng quang ngôi vị cao nhất Đồ Rê Mí 2015 (04/09/2015)
- Tự hào về truyền thống nghề giáo của Làng Lệ Sơn (19/11/2016)
- Thương binh Lê Thanh Ngọc, một nghệ sỹ tài hoa của làng Lệ Sơn (25/07/2017)
- Lê Bảo Ngọc, làm rạng danh quê ngoại Làng Lệ Sơn (01/08/2015)
- Nhà báo Lương Duy Cường: Phần thưởng lớn nhất là được tự do cầm bút (21/06/2016)
Những tin cũ hơn
- Giới thiệu bài viết về một gương sáng điển hình của Cô giáo Trần Thị Thủy (13/05/2015)
- Những thành phố lớn có đường mang tên Hoàng Sâm (05/05/2015)
- Hình ảnh Tiến sỹ Nguyễn Thanh Minh - người Lệ sơn nhận giải thưởng sử học Phạm Thận Duật năm 2014 (01/12/2014)
- Mang truyền thống Làng Lệ Sơn, cả gia đình tôi làm nghề "Trồng người" (17/11/2014)
- Cao Thị Hương Sen, giọng ca trữ tình của khúc ruột miền Trung (12/11/2014)
- Hoàng Sâm - Vị tướng nhiều tài năng, huyền thoại (21/12/2014)
- Nhớ về những thế hệ trồng người trên quê hương (20/11/2014)
- Trưởng trạm y tế xã Văn Hóa Phạm Thị Hồng Nga (26/08/2014)
- Nguyễn Thị Ngọc Anh - Á hậu phu nhân Việt Nam toàn cầu 2013 ở Mỹ (25/06/2014)
- Mỗi người, mỗi lĩnh vực. Cũng đều là một mặt trận để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của non sông (03/06/2014)
Mã an toàn:
- Ma làng Lệ Sơn - Câu chuyện: Tiếng gọi nơi không người - Gửi bởi: ha hoa
Bài viết làm tôi nhớ lại thủa nhỏ cũng hay sợ ma - Chạp Họ - Một phong tục đẹp trong đời sống văn hóa ở làng Lệ Sơn - Gửi bởi: tran van
tháng chạp đã vào, tháng chạp họ đã và đang diên ra. Là người con đất Lệ dù ở đâu cũng không thể quên tháng tụ họp để gắn nối tình cảm họ hàng của làng. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc mong rằng con cháu đời sau mãi mãi lưu truyền. Tiết trời se lạnh, phụ nữ chuẩn bị... - Danh sách các quan lại, các nhà khoa bảng thời phong kiến và các nhà quản lý, tri thức tiêu biểu con em Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: le trong dai
Đề nghị mọi người cứ bổ sung thông tin để sau này tái bản có được đầy đủ chính xác hơn. Còn danh sách hiện đẳng ở đây là từ 2014. Chỉ có ban quản trị trang Langleson.nét mới có quyền chỉnh sửa được còn Đại không chỉnh sửa được mong bà con thông cảm! - Sắc phong Làng Lệ Sơn, hé lộ minh chứng xuất xứ tên chữ của Làng từng gây nhiều tranh cãi - Gửi bởi: van tran
Vệ ơi, bạn là người con ưu tú của làng đó. Bạn làm một việc khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Một người trẻ tuổi tài năng và hiếm hoi của làng! - Động Chân Linh và tín ngưỡng cầu mưa của cư dân làng Lệ Sơn - Gửi bởi: van tran
Cảm ơn bạn Vệ đã cho người con đất lệ biết thêm nhiều nét đẹp tâm linh của quê hương. - Sơ đồ gia phả họ Trần, chi họ tại xã Văn Hoá - Gửi bởi: Trần Dũng
Cho tôi số điện thoại anh Trần Phi Hùng, người mà đưa trang phả họ Trần Lệ Sơn để tôi có thể tham khảo - Một số tư liệu để nghiên cứu về quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử (Phần 1) - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Thứ tự các hình ảnh( ở bài trên) trên xuống ở các trang chữ Hán nôm có 2 trang 8a và 8b là lấy từ Ô châu cận lục rồi đó là chụp từ ô châu cận lục ở quyển 4 - bản đồ của Dương Văn An rồi bạn đọc nhìn kỹ ở góc bên phải hình 2 trên xuống sẽ thấy chữ Ô CHÂU CẬN LỤC. Đây... - Danh nhân khoa bảng làng Lệ Sơn, niềm tự hào của đất nước - quê hương - Gửi bởi: Lê Chung
Chào quý vị, Bà ngoại tôi là người làng Lệ Sơn. Tôi dự định về thăm làng cùng mấy người bạn. Quý vị có thể hướng dẫn cách đi từ sân bay Đồng Hới hay Tp Đồng Hới về làng Lệ Sơn được không? Trân trọng cảm ơn. - Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Nguyễn Xuân Phước
Lương Duy Thắng hiện nay ở Đà Nẵng, chồng của Tuất ở lê lợi phải không? Đình làng sắp khánh thành rồi
Thống kê
- Đang truy cập: 11
- Hôm nay: 229
- Tháng hiện tại: 20316
- Tổng lượt truy cập: 4422009
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc