Lê Đức Hà thôn Xuân Tổng - Vượt khó làm giàu
Đăng lúc: Thứ năm - 08/05/2014 08:18 - Người đăng bài viết: bientap02Lê Đức Hà sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, thuần nông, cuộc sống khó khăn, vì thế ngay từ nhỏ anh đã luôn ấp ủ một khát khao vươn lên làm giàu để cải thiện cuộc sống. Sau thời gian trong quân ngũ, năm 2004, anh xuất ngũ trở về địa phương với hai bàn tay trắng, bố lại bị bệnh hiểm nghèo nên một mình anh gồng gánh nuôi mẹ già và 2 đứa em đang tuổi ăn học.
Được sự ủng hộ của gia đình cùng với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, anh mạnh dạn đấu thầu hơn 15 ha đất rừng của xã trồng keo, tràm... để phát triển kinh tế. Sau khi nhà máy xi măng Văn Hóa được xây dựng, diện tích rừng của anh thuộc diện được đền bù, giải tỏa. Cầm số tiền được đền bù trong tay, anh lại ấp ủ một dự án làm giàu khác. Năm 2011, anh tiếp tục đấu thầu 15 ha đất bỏ hoang tại vùng Bồ Bồ (thuộc thôn Xuân Hạ, xã Văn Hóa) để cải tạo, đắp đập xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp.
Anh cho biết: "Trước đây Bồ Bồ là một vùng đất bỏ hoang với rất nhiều năn, lác. Nhận thấy vùng đất này có nhiều tiềm năng, tôi đã mạnh dạn xin đấu thầu rồi thuê máy móc, nhân công be bờ, đắp đập để khoanh vùng nuôi cá và các loại gia cầm khác".
Lê Đức Hà đang chuẩn bị thức ăn cho vịt. |
Những ngày đầu thực hiện mô hình, anh gặp không ít khó khăn cả về vốn, giống và kỹ thuật. Khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ anh than thở hay có ý định bỏ cuộc. Năm 2012 với số tiền vốn có được anh tiếp tục vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè và vay vốn từ ngân hàng mạnh dạn đầu tư trên 300 kg cá giống chủ yếu là các loại cá mè, cá trắm, cá rô phi...
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, anh đã có nguồn thu lãi trên 30 triệu đồng. Tự tin với những thắng lợi bước đầu, anh tiếp tục đầu tư trên 100 triệu đồng mua vịt giống về thả nuôi. Nhờ bản tính cần cù, chịu khó, anh tích cực tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi từ sách, báo hay học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cùng với ý chí, khát khao của tuổi trẻ, dần dần trang trại của anh quy mô ngày càng lớn với tổng số vốn đầu tư trên 400 triệu đồng và bước đầu phát huy được hiệu quả.
Riêng đối với vịt nuôi, mỗi ngày anh thu được từ 800 đến 1.000 quả trứng, tính theo giá thị trường mỗi ngày anh thu được hơn 2 triệu đồng. Anh cho biết thêm: "Trong thời gian tới tôi đang có ý định sẽ mở rộng chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bò, lợn và trồng các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng tại đây vì thế tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp hội, chính quyền tạo điều kiện cho tôi được vay thêm vốn để có thể an tâm mở rộng mô hình".
Không chỉ biết làm kinh tế giỏi, Lê Đức Hà còn là một công dân gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, anh sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với người khác trong phát triển kinh tế cũng như luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động ở địa phương. Bằng ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó của bản thân, từ chỗ cuộc sống gặp nhiều khó khăn, anh Lê Đức Hà đã vươn lên làm giàu, làm chủ cuộc sống của mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ trong địa phương học tập, làm theo. Việc làm của anh đã góp phần đáng kể vào tiến trình xây dựng nông thôn mới tại quê hương Văn Hóa anh hùng.
Những tin mới hơn
- Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." (02/03/2019)
- Thương binh Lê Thanh Ngọc, một nghệ sỹ tài hoa của làng Lệ Sơn (25/07/2017)
- Người sĩ quan cảnh sát biển của quê hương Lệ Sơn đón nhận bằng tiến sĩ (10/05/2014)
- Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu (Bài viết của đại úy, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh) (20/05/2014)
- Tấm lòng của một Thầy giáo mẫu mực (10/11/2014)
- Giáo sư Lương Duy Thứ, người nặng lòng với quê hương, đất nước (30/07/2014)
- Tự hào về truyền thống nghề giáo của Làng Lệ Sơn (19/11/2016)
- Vài hồi ức về ông Nội tôi, ông Lê Bồ (21/05/2015)
- Những bài thơ trong cuốn nhật ký của cố Đại tá Lê Cương (21/04/2015)
- Nhà báo Lương Duy Cường: Phần thưởng lớn nhất là được tự do cầm bút (21/06/2016)
Những tin cũ hơn
- Những góc nhìn qua ảnh của một cô giáo 8X khi trở về thăm quê hương (08/04/2014)
- Nhà thơ Trần Dũng Sỹ, người Lệ Sơn đem thơ đi đánh xứ người (18/02/2014)
- Viết về anh, người sĩ quan cảnh sát biển (Bài viết tri ân ngày nhà giáo Việt nam) (21/11/2013)
- Tìm thân nhân liệt sĩ người Văn Hóa Tuyên Hóa Quảng Bình (29/10/2013)
- Bác Hùng, xóm Bàu Sỏi - Một nhà giáo mẫn cán, một thi sĩ tài hoa (14/08/2013)
- Ba tôi (11/08/2013)
- Lê Huệ - Môt vị Quan thanh liêm, một danh Thần trung nghĩa (31/07/2013)
- Đinh Thị Lưu Luyến, người con gái Lệ Sơn đẹp nết, đẹp người (23/07/2013)
- Lương Việt Thắng - Chiến sỹ thông tin viết báo (05/06/2013)
- Lê Di - Một danh nhân người Lệ Sơn được cấp 8 sắc phong và cũng là nhân vật được chép vào Nhất thống chí và Chính biên liệt truyện của triều Nguyễn (Phần 1) (08/05/2013)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 8
- Hôm nay: 1445
- Tháng hiện tại: 37955
- Tổng lượt truy cập: 8397966
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc