1
  • image
  • image
  • image
  • image
03:46 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Bác Hùng, xóm Bàu Sỏi - Một nhà giáo mẫn cán, một thi sĩ tài hoa

Đăng lúc: Thứ tư - 14/08/2013 11:54 - Người đăng bài viết: bientap02
Bài viết về một nhà giáo, một thi sĩ thơ ca nổi tiếng của xóm Bàu Sỏi, Lệ Sơn do tác giả Nguyễn Thanh Lâm chấp bút.

Hình - Bác Hùng (còn gọi là Bác Mai), xóm Bàu Sỏi

 
Hồi nhỏ tôi hay vật nhau với anh Hùng con bác, nhưng lúc nào tôi cũng thua, người anh khỏe và cứng như khúc củi táu. Bác Mai hay làm thơ, thơ bác có nét hay riêng. Nhưng bác không chịu đăng ở tập Lệ sơn Xuân vọng vì một lí do tế nhị không tiện nêu ra đây. Đặc biệt là bác thương vợ lắm. Hồi bác gái mất, bác khóc ròng cả mấy tháng. Lưng còng xuống, người suy sụp hẳn đi. Đang nói chuyện, hễ nhắc đến bác gái là bác lại khóc như con trẻ. Những giọt nước mắt chảy trên đôi gò má nhăn nheo, đen xạm của người đàn ông 80 tuổi góa vợ, phải sống một mình làm chúng tôi cảm động. Tôi thấy ở bác một tình thương yêu vợ thật là sâu sắc và đáng trân trọng biết chừng nào.

Từ ngày bác gái mất, bác sống một mình. Ngôi nhà của bác ở sâu trong một khu vườn rộng. Cây cối um tùm rậm rạp tựa như rừng nguyên sinh. Bốn bề nương, tre mọc um tùm. Trong vườn, bồ kết, chuối sứ, chuối cau, chuối lào, chè, mít,cau, cam, ổi… mọc chen chúc.  Trước sân bác trồng cây cảnh nào lựu, hồng, si, mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc… đặc biệt là khóm quỳnh xanh tốt được bác chăm sóc rất đặc biệt. Bác nhỏ nhẹ nói : “Tên bác gái cũng là Quỳnh con ạ”.  À, hóa ra bác rất yêu cây hoa quỳnh cũng là vì vậy.

Mùa hè vào khu nhà vườn của bác cảm thấy mát lạnh, có lẽ là mát nhất thôn Sỏi. Nắng thi thoảng mới lọt qua kẽ lá, nhìn lên thấy lộ ra những mảng trời xanh tựa như những con mắt đẹp. Bác Mai thuộc khá nhiều thơ, có 2 bài thơ, trong đó có một bài của Hồ Xuân Hương tôi nghe truyền miệng nhưng chưa được đọc ở sách nào cả (Hoặc do tôi chưa tìm thấy cũng nên) bác đọc cho chúng tôi nghe kèm theo sự tích của nó.

Bây giờ bác Mai không ở ngôi nhà đó nữa. Ở một mình quá buồn, bác đã vào Đà nẵng ở với con gái. Nhà bác bỏ không, cổng rào nè lại. Mỗi lần về quê, ghé qua nhìn vào nhà bác trống trải, thấy một nỗi buồn man mác trào dâng, khu vườn càng trở nên ảm đạm, lạnh lẽo làm sao, khu vườn mà  bác một mình sớm hôm đi về ở đó dáng cô đơn, buồn bã, liêu xiêu. Chúng tôi được bác kể cho nghe những câu chuyện thấm đẫm tình người ngay trên quê mình mà nếu không có người như bác kể lại thì tôi không bao giờ biết được. Chúc bác Mai mạnh khỏe và sớm trở lại quê nhà để được cùng bác uống rượu và bình thơ.


Video gặp gỡ Bác Mai vào một chiều cuối thu năm 2012

Bài 1. ĐÁNH CỜ NGƯỜI

Chàng và thiếp đêm khuya trằn trọc

Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người

Hẹn rằng đấu trí mà chơi

Cấm ngoại giới không ai được biết

Nào tướng sỹ bày ra cho hết

Trận này ta quyết chiến một phen

Quân thiếp trắng , quân chàng đen

Hai bên ra sức  chơi cho đỡ nứa

Mới vào cuộc chàng đòi nhảy ngựa

Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên

Hai xe hà chàng gác hai bên

Thiếp sợ bí thiếp liền gánh sỹ

Chàng lừa thiếp đang khi sơ ý

Đem tốt đầu dú dí vô cung

Thiếp đang mắc nước xe cùng

Nước pháo đổ đùng ra chiếu

Chàng bảo chịu thiếp rằng chưa chịu

Thua thì thua quyết níu lấy con

Khi vui nước nước non non

Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.


Bài 2. Nói về một chú bé người Cồn Vang rất thông minh. Chuyện rằng có cặp trai gái Bàu sỏi rất yêu nhau, buổi trưa rủ nhau xuống khu rừng Vườn Mộ Tổ tình tự. Không ngờ chú bé đi chăn trâu ngồi vắt vẻo trên ngọn cây thấy hết toàn cảnh. Xong việc vừa mới đi trong khu Mộ Tổ ra, đôi trai gái bị trương tuần bắt được,  giải về gặp lý trưởng. Chú bé cũng chạy theo xem. Lý trưởng tra hỏi hai người vào đó để làm gì?. Hai người không dám nói. Lý trưởng buộc tội họ vào ăn cắp đồ thờ tự ở Vườn Mộ Tổ. Khi đó chú bé mới xin thưa với lý trưởng là họ không ăn cắp, buộc tội thế oan cho họ. Lý trưởng quát :- Vậy mày biết gì, thấy gì thì nói ra đi. Không thì tao sai lính đánh toét đít. Chú bé lễ phép thưa , con thấy như sau:

Nam tự Đông vi lai

Nữ tự Đoài vi xứ

Nam xiết mộc vi sàng

Nữ cởi xiêm vi tịch

Nam quỳ như hổ phục

Nữ ngọa tựa long chầu

Kiến đắc bất kiên huyết

Tiền sơ sơ như hậu mật mật

Sự thật con xin tường .

Lý trưởng vuốt râu nghe, à à một lúc ra vẻ hiểu đầu đuôi câu chuyện rồi ra lệnh tha cho 2 người về. Đôi trai gái mừng lắm ôm hôn chú bé rồi  thưởng cho nó một chùm tắt đỏ mọng ngọt lừ. Nghe nói sau đó chú bé đỗ đạt làm quan to ở xứ người nhưng vẫn giàu lòng bao dung nhân ái, được dân vùng đó kính nể.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Lâm
Từ khóa:

Nguyễn Thanh Lâm

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
lương tiến hiệu - Đăng lúc: 03/09/2013 10:22
Hoàng Sâm (Trần Văn Kỳ) (1915 - 12/1968)
Đồng chí Hoàng Sâm, tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Lê Lợi, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Năm 1927, khi đồng chí Sâm mới 12 tuổi đã rời làng quê sang Xiêm (Thái Lan sinh sống). Năm 1928-1929, khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Thầu Chín sang hoạt động cách mạng ở Xiêm, Trần Văn Kỳ được chọn làm liên lạc trong suốt thời gian Người hoạt động ở Xiêm. Năm 1933, Trần Văn Kỳ được kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản, sau đó được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1934, đồng chí Kỳ bị mật thám Thái Lan bắt và giao cho lãnh sự Pháp ở Băng Cốc tra tấn, hỏi cung. Sau gần một năm giam giữ vì không có chứng cớ cụ thể, chúng phải thả và trục xuất ngay sau đó. Rời Thái Lan, ông sang Quảng Tây, Trung Quốc, gặp Phùng Chí Kiên, tham gia “Điền kiểm quế biên khu du kích đội”- một tổ chức kháng Nhật của Đảng cộng sản Trung Quốc hoạt động ở 3 tỉnh biên giới Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu. Giữa năm 1940, ông học quân sự ở Trường Trương Bội Công, được gặp Thầu Chín (Nguyễn Ái Quốc) và được Người đặt cho bí danh là Hoàng Sâm. Sau đó ông cùng 40 cán bộ ở Cao Bằng từ bỏ Trường Trương Bội Công trở về nước hoạt động. Cuối năm 1940, Hoàng Sâm được dự lớp huấn luyện cán bộ về công tác tổ chức các đoàn thể quần chúng nhằm chuẩn bị thành lập mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, lớp học này do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Vũ Anh trực tiếp giảng dạy.

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về Pác Bó – Cao Bằng. Tháng 5/1941, Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Khuổi Nặm. Hoàng Sâm được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ tổ chức đường dây qua Lạng Sơn để đón đại biểu về dự hội nghị quan trọng này. Cuối năm 1941, Hoàng Sâm làm đội phó đội vũ trang Cao Bằng. Thời gian này, ở biên giới Việt – Trung, nạn thổ phỉ hoành hành dữ dội, Trần Sơn Hùng (bí danh của Hoàng Sâm) được chúng kiêng nể bởi sự gan dạ, dũng cảm và tài ba, có biệt tài phi ngựa không cần yên cương, bắn súng ngắn cả hai tay, bọn trùm phỉ khét tiếng như Voòng A Sáng, Voòng An Sính, Lý Xìu… nghe danh “ông Trần” đều phải kiêng nể. Hoàng Sâm không quản nguy hiểm vào tận sào huyệt của chúng thi bắn súng, cưỡi ngựa, ném lừu đạn. Những hoạt động khôn khéo, dũng cảm của Hoàng Sâm cùng với uy tín cá nhân của ông đã hạn chế sự phá phách, lộng hành của các toán phỉ, tạo điều kiện cho các hội cứu quốc ở vùng Lục Khu (Hà Quảng) phát triển. Tháng 7/1943, Hoàng Sâm được giao nhiệm vụ tổ chức, bảo vệ các tổ xung phong Nam Tiến. Chỉ huy đội vũ trang “Hộ lương, diệt ác” trừng trị bọn việt gian phản động và các nhóm quân Pháp đang gây tội ác ở Nguyên Bình, Ngân Sơn, Chợ rã. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, Hoàng Sâm được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm Đội trưởng, trực tiếp chỉ huy các trận đánh Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu và Nà Ngần lần thứ hai. Sau ngày Nhật đảo chính (9/3/1945), Hoàng Sâm chỉ huy giải phóng các châu Ngân Sơn, Chợ rã, phía bắc Bạch Thông, giải tán bộ máy tổng lý, cường hào. Cuối tháng 3/1945, Hoàng Sâm cùng với Đàm Quang Trung chỉ huy các đơn vị đánh Nhật ở Phủ Thông, thành lập chính quyền cách mạng cấp xã ở đây. Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, ông chỉ huy đánh Nhật ở Bắc Kạn, Thái Nguyên bảo vệ khu giải phóng Cao, Bắc, Lạng, Thái, Hà, Tuyên. Sau trận đánh Thái Nguyên ông đưa đơn vị về Vĩnh Yên tiêu diệt lực lượng Quốc dân Đảng phản động Đỗ Đình Đạo…

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông làm Chỉ huy trưởng mặt trận Tây Tiến, khu trưởng chiến khu II, chiến khu III. Có nhiều câu chuyện như thần thoại về tài năng quân sự của Hoàng Sâm được bộ đội Tây Tiến và bà con các dân tộc Tây Bắc khâm phục truyền tụng. Năm 1948, Hoàng Sâm được phong quân hàm thiếu tướng, sau là đại biểu quốc hội các khoá II và III. Năm 1951-1953, ông là phái viên của Bộ tham gia chiến dịch với các đại đoàn 312, 304. Sau làm Đại đoàn trưởng 304, Chỉ huy trưởng mặt trận Trung – Lào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông tiếp quản Hải Phòng. Cuối năm 1955, ông làm Tư lệnh quân khu Tả Ngạn, sau đó làm Tư lệnh quân khu Hữu Ngạn, Tư lệnh quân khu III.

Năm 1962, Hoàng Sâm làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào với bí danh Chăn Di… được các đồng chí lãnh đạo nước Lào hết sức tin cậy và kính trọng. Về nước ông được cử làm Tư lệnh quân khu Trị Thiên Huế.

Tháng 12/1968, Thiếu tướng Hoàng Sâm đã hy sinh anh dũng tại chiến trường Bình Trị Thiên. Ông ra đi ở tuổi 53, Hoàng Sâm là tướng tài ba, người học trò được Bác Hồ tin cậy và quý trọng.



Nguồn:http://www.caobang.gov.vn/default.aspx?tabid=25...
Avata
Hằng Lệ Sơn - Đăng lúc: 14/08/2013 12:06
Bác Hùng đang ốm khá nặng, việcBBT đưa bài viết một cách trang trọng lên báo làng vào thời điểm này rất nhân văn, nhằm động viên Bác sớm mạnh khỏe để sống vui, sống khỏe cùng con cháu. Bác Hùng là cây đại cổ thụ về thơ ca của xóm Bàu Sỏi và cả Lệ Sơn. Làng quê đang mai một dần các cây đa, cây đề thơ ca có tiếng...mong sao những giá trị, kho tàng văn hóa đồ sộ của các thế hệ đi trước được trang báo giữ gìn và phát triển không ngừng. Xin cảm ơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 389
  • Tháng hiện tại: 26629
  • Tổng lượt truy cập: 8386640

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net