Bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 540 năm ngày khai canh lập làng Lệ Sơn của Ban chấp hành họ Lê
Đăng lúc: Thứ tư - 05/06/2013 05:29 - Người đăng bài viết: bientap01Toàn văn bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 540 năm ngày khai canh lập làng Lệ Sơn của Ban chấp hành họ Lê, làng Lệ Sơn
- Kính thưa các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền
- Kính thưa các phóng viên báo chí và đài truyền hình Quảng Bình
- Quý khách đại diện các họ tộc đại tôn
- Quý vị khách quý cùng các con cháu trai gái, dâu rể, nội ngoại hậu duệ Lê tộc.
Hoà chung không khí cả nước tưng bừng tiến tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Hôm nay chúng ta hội tụ về đây để tổ chức đại lễ kỷ niệm 540 năm khai canh lập ấp làng Lệ Sơn của ngài thuỷ tổ Quốc Tử Giám, giám sinh Lê Văn Hành. Thay mặt BCH họ Lê làng Lệ Sơn, tôi xin đọc bản khảo biên lịch sử họ Lê khai canh làng Lệ Sơn.
I/ Triều đại Lê Thánh Tôn với việc ông Lê Văn Hành mở mang khai sáng và lập làng Lệ Sơn.
Vào giữa thế kỷ XV, dưới triều đại Lê Thánh Tôn (1459-1497) giai đoạn cực thịnh của nước Đại Việt. Đây là triều đại phát triển rực rỡ về mọi mặt từ văn trị đến vũ công. Vua Lê Thánh Tôn là một đấng minh quan có nhiều tài năng xây dựng đất nước.
Năm 1470, phía Nam nước ta quân Chiêm Thành hay đem quân ra quấy phá ở đất Hóa Châu ( vùng Nam Ngãi thời bấy giờ). Vua Lê Thánh Tông đã ngự giá thân chinh ra nơi biên ải dẹp giặc. Quân ta đã vào cửa Thị Nại ( Bình Định) bắt vua Chiêm là Trà Toàn phải quy hàng.
Trong cuộc hành quân ấy, có ông Lê Văn Hành quốc tử giám sinh tòng Lê Thánh Tông nam chinh. Trên đường vào nam, vua cho quân dừng lại ở cửa Gianh để nghỉ. Đêm đó vưa mộng thấy có nàng tiên đến dâng vua 3 qua đào.Tỉnh dậy vua nghĩ ra: 3 quả đào là sóng gió, tất sẻ có bão lớn. Nhà vua cho quân tạm lánh sâu vào trong sông, còn vua và một số tướng quân ngược dòng sông Gianh xem phong cảnh. Đến xứ Cồn Vang (tức làng Lệ Sơn ngày nay) ông Lê Văn Hành thấy một vùng sông rộng núi cao, bóng non lòng bóng nước, thơ mọng tuyệt kỳ,vô cùng hấp dẫn bèn nảy ra ý nghĩ sau khi chinh phạt quân chiêm thành trở về sẽ xin vua vào đây khai phá rừng nguyến sinh để tạo lập cơ nghiệp cho con cháu muôn đời mai sau.
Cuối năm 1470 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu: “ Bố chính đất rộng dân thưa ai đến đó khẩn hoang sẽ hưởng lợi lớn”, hưởng ứng chiếu của nhà vua, ông Lê Văn Hành lập sớ tâu vua xin được vào khai phá đất hoang mơ mang làng mạc tại xứ Cồn Vang và được nhà vua chấp nhận.
Năm 1471 ông Lê Văn Hành, gia đình cùng các môn đệ vào Cồn Vang lập nghiệp. Cồn Vang thời bấy giờ là một vùng núi hoang giã, sơn thú từng đàn, khí hậu mát lành, cây cỏ xanh tốt màu mỡ phù sa hội tụ các yếu tố để định cư lâu dài, đủ điều kiện sinh tồn và phát triển:
“ Ai đưa ta đến chốn này
Bên kia sông rộng bên này núi cao”
Trong quá trình : Chặt cây tìm đạo, vén mây xem trời”. ông Lê Văn Hành đã để lại hai nơi làm mộ địa cho sơ tổ và thuỷ tổ. Đó là thượng Đồng Chăm, hạ La Lã có thế đất bằng phẳng, tiền án hậu chẫm, tạ long hữu hỗ, long trì thuỷ tụ, đất phật thủ, ròng quận hỗ ngồi, rát cao sáng nhìn rộng bốn phương, nơi vượng địa tụ khí tàng phong để mộ sơ tổ. Còn ở Đồng Mua có đỉnh Thần Vì chầu lại, nước đồng hồ lai láng quanh năm để mộ thuỷ tổ. Di sản văn hoá này rất quý hiếm, vừa là nới để mộ vừa làm huyền vũ chống lụt lội cho đất phù sa được quần tụ bồi đắp những cánh đồng thêm màu mỡ. Tiếc thay hai nơi nay trong cải cách ruộng đất (1956) đã có chủ trương phá để tăng diện tích sản xuất nông nghiệp.
Kể từ năm 1471 -1481, sau mười năm lao động cật lực: “Biến đồng hoang nên thú bình dương”. Tám trăm mẫu ruộng đã phủ một màu xanh tươi, cả lúa nước và hoa màu.
Tên đất, tên đồng từ đó được hình thành rồi các xóm dân cư mở mang quần tụ. Năm 1482 sau khi ổn định việc khai phá xong, ông Lê Văn Hành tiến hành hai công việc lớn:
Một là dời mộ sơ tổ ở Yên Mô, Yên Mạc, Ninh Bình vào Lệ Sơn tại lùm mộ tổ. Còn mộ bà sơ tổ để lại cho nhanh anh ở Ninh Bình thờ phụng. Sơ tổ ta đổ tiến sỹ vào đời vua Lê Nhân Tông, huý là Lê Văn Khanh tước đại học sỹ thị độc quan có công xây dựng triều Lê là một người có tri thức uyên bác, trong sáng nhân cách, giàu lòng nhân ái được sỹ phu đương thời trọng vọng suy tôn: “Hoà nhã tiên sinh”.
Dời mộ sơ tổ về, tổ ta bèn lập miếu thờ ngài trong lùm mộ tổ, có hai câu đối:
Đào phục sơ cơ truyền thắng tích
Miếu đường trung cổ tuý dư linh
(Vua trồng nền móng buổi đầu truyền lại thắng tích
Miếu đường ngàn xưa tụ hợp linh thiêng)
Miếu thờ ngài sơ tổ sau này dời ra Hà Thâu, ngày giỗ là 20 tháng 5 âm lịch hằng năm. Trước long đình có hai câu đối:
“Cư tiên bát đại tính
Vi thủ tứ danh hương”
Việc thứ hai là Lập sớ tâu vua xin triều đình cử người về trắc đạt điền thổ để nhập vào địa bạ quốc gia và thiết lập xã hiệu. Năm 1482 ông Nguyễn Huy Tưởng, tri châu bố chính và ông Trần Duy Văn được triều đình cử về trắc đạt điền thổ xứ Cồn Vang. Do vùng đất này đầu làng có vùng núi giống quả vải nên đặt tên làng là Lệ Sơn- thuộc châu bố chính nước Đại Việt.
Khi ông Nguyễn Huy Tưởng đo đạc đến đồng hồ thì bà Lê Thị Nại con gái út của ông Lê Văn Hành hét lớn bắt dừng lại. Bộ hạ đều kinh ngạc mới sai quan binh triệu hỏi lý do. Cô liền ứng khẩu nói rằng: “ Cha tôi không coi nghìn dặm là xa xôi, lam lũ để khai mở rừng, cũng gọi là vất vã. Đến nay thừa lãnh hầu đo đạc đất đai không chừa chút nào. Nay cúi xin từ dưới đây trở về Đông làm ruộng tư, khiến cho con cháu đời sau có chổ mà ngững dựa”. Nể lời cô gái út của thuỷ tổ, quan Bố Chính đã trích mười mẫu thượng hạ dường cao cho người có công khai khẩn. Trong dịp này thấy cô Nại nết na nhan sắc hiếu thảo vẹn toàn, ông Nguyễn Huy Tưởng xin tổ ta cưới cô Nại làm vợ. Ông Tưởng được triều đình phong: “Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm uy vệ đô, chi huy sứ và cấp tước hầu”. Ông Tưởng và cô Nại không có con về hưu ông Tưởng ở quê vợ( Lệ Sơn) rồi mất ở đó, mộ táng tại Lùm Lăng.
Thực hiện di chúc của tổ khai canh lập thành hoàng cho ông Tưởng. Đây là một cử chỉ cao đẹp nhân ái của tổ ta. Ông Nguyễn Huy Tưởng có miếu thờ ở Cồn Nghè được cả làng cúng tế. Thuỷ tổ ta sinh hạ được bảy đầu ông và một cô gái út. Bảy đầu ông đó là:
Ông Lê Văn Lành, ông Lọt, ông Nam Xanh, ông Chánh Sức, ông Tành, ông Hùng, ông Thuần Phác. Cô gái út là Lê Thị Nại.
Sau khi tạ thế thi hài của ngài được chôn cất ở Đồng Mua. Ngày giỗ ngài là ngày bảy tháng chạp hằng năm, miếu thờ ngài tại địa điểm chúng ta kỉ niệm hôm nay ( Xuân Sơn).
Trước long đình có hai câu đối:
“Vạn thế sinh nhân tổ”
“Ức niên bản thổ thần”
Ngài có công lớn mở đầu việc khai phá đất đai và thành lập làng nên triều đình đã tặng sắc phong: “ Mong tặng khai canh lập ấp, nậm tứ linh ứng, dực bão tung hưng, linh phù chi thần, tái gia tặng: Đoan túc tôn thần Lê Quý Công huý Văn Hành”. Trước lúc mất ngài để lại di chúc: Sơ tổ thuỷ tổ mạnh công chúc: Thừa trí đa phúc vô biên, ư dự hiếu tôn, lai dự hiếu tôn, phụ lộc vu thiên, nghi giá vu điền, nghi thọ vinh niên, phất thế dẫn chi.
Tổ ta là một bậc danh nho thời thịnh trị con một đại thần ở đất Thăng Long rời bỏ nơi phồn hoa đô hội ra biên cương dẹp giặc cùng vua Lê, lại xong vào nơi núi cao rừng rậm còn hoang dã để khai canh lập ấp, lúc khai phá xong không để lại riêng tư gì cho bản thân, họ hàng mà sung công hết thảy, di chúc lập thành hoàng cho con rễ. Ngài đã cống hiến cuộc đời cho đất nước cho quê hương: Một giang sơn gấm vóc sơn thuỷ hữu tình, một làng quê phong phú về sản vật, một đất học phát sinh nhiều khoa bảng, một quê hương trai thanh gái tú, một cộng đồng nhiều họ tộc như con em một nhà thương yêu và đùm bọc nhau và xây dựng nên một làng quê đứng đầu trong tứ danh hương.
Đễ mở mang dân trí sau khi ổn định công việc ăn ở tổ ta liền mời ông Trần Cảnh Huống về mở trường dạy học cho dân làng. Truyền thống hiếu học còn mãi cho đến nay. Hơn 40 quan to cả văn thần võ tướng của họ Lê đã minh chứng Lệ Sơn là đất học, trong miếu thờ thuỷ tổ có hai câu đối nhằm khuyến khích con cháu chăm lo việc học hành.
“Nhân sinh sơ sỹ độc nông canh bất ngoại
Cứu yên trạch cao khoa hiển hoạn kỳ trung”
Các quan lại họ Lê đỗ đạt có chức quyền nhưng không khoe khoang, làm quan thì hết lòng vì nghĩa vụ, sóng trong sạch thanh liêm cương trực tuân theo phép nước không vì danh lợi mà đánh mất danh nghĩa của họ mình, các cụ không năm thê bảy thiếp, mặc dù có danh vọng làm quan khắp Bắc-Trung-Nam nhưng khi về hưu đều trở về quê hương bản quán yên giấc ngàn thu cùng tiên tổ.
II/ Lệ Sơn quê cha vạn vật đất mẹ anh hùng.
Sang thế kỷ 20 con cháu họ Lê phát huy tinh thần yêu nước, quyết không chịu cảnh vong quốc nô đã có bốn thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu hy sinh cứu nước và xây dựng xã hội.
Thế hệ trước cách mạng tháng tám:
Cụ Lê Huy Cháu cụ Lê Thời Tập đã xuất dương sang Thái Lan hoạt động cách mạng. Cụ Lê Bình về Hung Mít mở trường dạy học thực chất là chiêu mộ hiền sỹ để chuẩn bị lực lượng chống Pháp, công việc bị bại lộ bị triều về kinh rồi mất.
Cụ Lê Duy Lương tham gia cách mạng ở Lào sau được bộ ngoại giao mời về làm vụ trưởng vụ Á phí.
Cụ Lê Báu hoạt động cách mạng bị đày ra Côn Đảo
Cụ Lê Lầu, Lê Giờ tham gia hoạt động cách mạng ở Lào bị đuổi về quản thúc ở làng
Thế hệ tham gia khởi nghĩa cách mạng tháng tám.
Trong bộ máy hành chính quân sự ở xã họ Lê có Lê Vĩnh Thanh, Lê Văn Chương, Lê Duy Điểu, Lê Dũng Lực, Lê Cán, Lê Lợ, Lê Đào.
Thế hệ thanh niên lên đường cứu nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ con em họ Lê nối tiếp nhau tồng quân: Lớp cha trước lớp cha trước lớp con sau và đã thành đồng chí cùng nhau quân hành. Con em họ Lê đã chiến đấu dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc và đã có trên 30 liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc.
Họ Lê chúng ta có vinh dự lớn lao và mãi mãi sáng ngời vị trí của mình: “Cư tiên bát đại tính” cùng với các họ xây dựng nên một làng quê “ Vi thủ tứ danh hương”. Lá cờ khai canh được vua ban là một nét son chói lọi khẳng định công lao to lớn của họ ta. Hai ngôi mộ sơ tổ và thuỷ tổ là chốn linh thiêng vĩnh cửu cuốn hút con cháu quy tụ về một mối, với lòng biết ơn vô hạn, từ hạt giống nhà Lê ở Ninh Bình nguồn cội mà nẩy cành xanh ngọn. Hai miếu thờ sực nức khói hương đời nối đời rạng rỡ những câu đối chan chứa tinh thần nhân văn là những bài học vô giá. Một cuốn tộc phả có tên mười mấy đời từ thuỷ tổ đến hôm nay là mạch máu chảy về tìm nguồn cội.
Ban chấp hành họ Lê tộc đại tôn ghi nhận công đức của các con cháu trai gai dâu rể trong và ngoài nước đã đóng góp tiền của sửa sang miếu đường chỉnh tu gia phả…
Chúng ta tôn vinh công lao to lớn của các họ tộc đại tôn đã cùng họ Lê chung lưng đấu cật vượt mọi khó khăn để có giang sơn gấm vóc mỹ lệ như ngày nay. Đó là sức mạnh như trăm con suối đổ về một dòng sông, long yêu nhà, yêu làng xóm troẻ nên tình yêu tổ quốc. Một làng quê rất xưa và rất mới đang đổi sắc thay da cùng nhịp bước đi lên hoà mình cùng dân tộc và thời đại. Họ Lê xin kính chào các họ với tinh thần trân trọng và quý mến. Một lần nữa xin cám ơn quý vị đại biểu và tất thảy chúng ta có mặt trong lễ hội long trọng này.
Kính chúc quý vị sức khoẻ, cùng nhau xây dựng một làng quê ngày càng giàu đẹp.
Xin trân trọng cám ơn!
BCH họ Lê tộc đại tôn làng Lệ Sơn Văn Hoá Tuyên Hoá Quảng Bình
- Kính thưa các phóng viên báo chí và đài truyền hình Quảng Bình
- Quý khách đại diện các họ tộc đại tôn
- Quý vị khách quý cùng các con cháu trai gái, dâu rể, nội ngoại hậu duệ Lê tộc.
Hoà chung không khí cả nước tưng bừng tiến tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Hôm nay chúng ta hội tụ về đây để tổ chức đại lễ kỷ niệm 540 năm khai canh lập ấp làng Lệ Sơn của ngài thuỷ tổ Quốc Tử Giám, giám sinh Lê Văn Hành. Thay mặt BCH họ Lê làng Lệ Sơn, tôi xin đọc bản khảo biên lịch sử họ Lê khai canh làng Lệ Sơn.
I/ Triều đại Lê Thánh Tôn với việc ông Lê Văn Hành mở mang khai sáng và lập làng Lệ Sơn.
Vào giữa thế kỷ XV, dưới triều đại Lê Thánh Tôn (1459-1497) giai đoạn cực thịnh của nước Đại Việt. Đây là triều đại phát triển rực rỡ về mọi mặt từ văn trị đến vũ công. Vua Lê Thánh Tôn là một đấng minh quan có nhiều tài năng xây dựng đất nước.
Năm 1470, phía Nam nước ta quân Chiêm Thành hay đem quân ra quấy phá ở đất Hóa Châu ( vùng Nam Ngãi thời bấy giờ). Vua Lê Thánh Tông đã ngự giá thân chinh ra nơi biên ải dẹp giặc. Quân ta đã vào cửa Thị Nại ( Bình Định) bắt vua Chiêm là Trà Toàn phải quy hàng.
Trong cuộc hành quân ấy, có ông Lê Văn Hành quốc tử giám sinh tòng Lê Thánh Tông nam chinh. Trên đường vào nam, vua cho quân dừng lại ở cửa Gianh để nghỉ. Đêm đó vưa mộng thấy có nàng tiên đến dâng vua 3 qua đào.Tỉnh dậy vua nghĩ ra: 3 quả đào là sóng gió, tất sẻ có bão lớn. Nhà vua cho quân tạm lánh sâu vào trong sông, còn vua và một số tướng quân ngược dòng sông Gianh xem phong cảnh. Đến xứ Cồn Vang (tức làng Lệ Sơn ngày nay) ông Lê Văn Hành thấy một vùng sông rộng núi cao, bóng non lòng bóng nước, thơ mọng tuyệt kỳ,vô cùng hấp dẫn bèn nảy ra ý nghĩ sau khi chinh phạt quân chiêm thành trở về sẽ xin vua vào đây khai phá rừng nguyến sinh để tạo lập cơ nghiệp cho con cháu muôn đời mai sau.
Cuối năm 1470 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu: “ Bố chính đất rộng dân thưa ai đến đó khẩn hoang sẽ hưởng lợi lớn”, hưởng ứng chiếu của nhà vua, ông Lê Văn Hành lập sớ tâu vua xin được vào khai phá đất hoang mơ mang làng mạc tại xứ Cồn Vang và được nhà vua chấp nhận.
Năm 1471 ông Lê Văn Hành, gia đình cùng các môn đệ vào Cồn Vang lập nghiệp. Cồn Vang thời bấy giờ là một vùng núi hoang giã, sơn thú từng đàn, khí hậu mát lành, cây cỏ xanh tốt màu mỡ phù sa hội tụ các yếu tố để định cư lâu dài, đủ điều kiện sinh tồn và phát triển:
“ Ai đưa ta đến chốn này
Bên kia sông rộng bên này núi cao”
Trong quá trình : Chặt cây tìm đạo, vén mây xem trời”. ông Lê Văn Hành đã để lại hai nơi làm mộ địa cho sơ tổ và thuỷ tổ. Đó là thượng Đồng Chăm, hạ La Lã có thế đất bằng phẳng, tiền án hậu chẫm, tạ long hữu hỗ, long trì thuỷ tụ, đất phật thủ, ròng quận hỗ ngồi, rát cao sáng nhìn rộng bốn phương, nơi vượng địa tụ khí tàng phong để mộ sơ tổ. Còn ở Đồng Mua có đỉnh Thần Vì chầu lại, nước đồng hồ lai láng quanh năm để mộ thuỷ tổ. Di sản văn hoá này rất quý hiếm, vừa là nới để mộ vừa làm huyền vũ chống lụt lội cho đất phù sa được quần tụ bồi đắp những cánh đồng thêm màu mỡ. Tiếc thay hai nơi nay trong cải cách ruộng đất (1956) đã có chủ trương phá để tăng diện tích sản xuất nông nghiệp.
Kể từ năm 1471 -1481, sau mười năm lao động cật lực: “Biến đồng hoang nên thú bình dương”. Tám trăm mẫu ruộng đã phủ một màu xanh tươi, cả lúa nước và hoa màu.
Tên đất, tên đồng từ đó được hình thành rồi các xóm dân cư mở mang quần tụ. Năm 1482 sau khi ổn định việc khai phá xong, ông Lê Văn Hành tiến hành hai công việc lớn:
Một là dời mộ sơ tổ ở Yên Mô, Yên Mạc, Ninh Bình vào Lệ Sơn tại lùm mộ tổ. Còn mộ bà sơ tổ để lại cho nhanh anh ở Ninh Bình thờ phụng. Sơ tổ ta đổ tiến sỹ vào đời vua Lê Nhân Tông, huý là Lê Văn Khanh tước đại học sỹ thị độc quan có công xây dựng triều Lê là một người có tri thức uyên bác, trong sáng nhân cách, giàu lòng nhân ái được sỹ phu đương thời trọng vọng suy tôn: “Hoà nhã tiên sinh”.
Dời mộ sơ tổ về, tổ ta bèn lập miếu thờ ngài trong lùm mộ tổ, có hai câu đối:
Đào phục sơ cơ truyền thắng tích
Miếu đường trung cổ tuý dư linh
(Vua trồng nền móng buổi đầu truyền lại thắng tích
Miếu đường ngàn xưa tụ hợp linh thiêng)
Miếu thờ ngài sơ tổ sau này dời ra Hà Thâu, ngày giỗ là 20 tháng 5 âm lịch hằng năm. Trước long đình có hai câu đối:
“Cư tiên bát đại tính
Vi thủ tứ danh hương”
Việc thứ hai là Lập sớ tâu vua xin triều đình cử người về trắc đạt điền thổ để nhập vào địa bạ quốc gia và thiết lập xã hiệu. Năm 1482 ông Nguyễn Huy Tưởng, tri châu bố chính và ông Trần Duy Văn được triều đình cử về trắc đạt điền thổ xứ Cồn Vang. Do vùng đất này đầu làng có vùng núi giống quả vải nên đặt tên làng là Lệ Sơn- thuộc châu bố chính nước Đại Việt.
Khi ông Nguyễn Huy Tưởng đo đạc đến đồng hồ thì bà Lê Thị Nại con gái út của ông Lê Văn Hành hét lớn bắt dừng lại. Bộ hạ đều kinh ngạc mới sai quan binh triệu hỏi lý do. Cô liền ứng khẩu nói rằng: “ Cha tôi không coi nghìn dặm là xa xôi, lam lũ để khai mở rừng, cũng gọi là vất vã. Đến nay thừa lãnh hầu đo đạc đất đai không chừa chút nào. Nay cúi xin từ dưới đây trở về Đông làm ruộng tư, khiến cho con cháu đời sau có chổ mà ngững dựa”. Nể lời cô gái út của thuỷ tổ, quan Bố Chính đã trích mười mẫu thượng hạ dường cao cho người có công khai khẩn. Trong dịp này thấy cô Nại nết na nhan sắc hiếu thảo vẹn toàn, ông Nguyễn Huy Tưởng xin tổ ta cưới cô Nại làm vợ. Ông Tưởng được triều đình phong: “Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm uy vệ đô, chi huy sứ và cấp tước hầu”. Ông Tưởng và cô Nại không có con về hưu ông Tưởng ở quê vợ( Lệ Sơn) rồi mất ở đó, mộ táng tại Lùm Lăng.
Thực hiện di chúc của tổ khai canh lập thành hoàng cho ông Tưởng. Đây là một cử chỉ cao đẹp nhân ái của tổ ta. Ông Nguyễn Huy Tưởng có miếu thờ ở Cồn Nghè được cả làng cúng tế. Thuỷ tổ ta sinh hạ được bảy đầu ông và một cô gái út. Bảy đầu ông đó là:
Ông Lê Văn Lành, ông Lọt, ông Nam Xanh, ông Chánh Sức, ông Tành, ông Hùng, ông Thuần Phác. Cô gái út là Lê Thị Nại.
Sau khi tạ thế thi hài của ngài được chôn cất ở Đồng Mua. Ngày giỗ ngài là ngày bảy tháng chạp hằng năm, miếu thờ ngài tại địa điểm chúng ta kỉ niệm hôm nay ( Xuân Sơn).
Trước long đình có hai câu đối:
“Vạn thế sinh nhân tổ”
“Ức niên bản thổ thần”
Ngài có công lớn mở đầu việc khai phá đất đai và thành lập làng nên triều đình đã tặng sắc phong: “ Mong tặng khai canh lập ấp, nậm tứ linh ứng, dực bão tung hưng, linh phù chi thần, tái gia tặng: Đoan túc tôn thần Lê Quý Công huý Văn Hành”. Trước lúc mất ngài để lại di chúc: Sơ tổ thuỷ tổ mạnh công chúc: Thừa trí đa phúc vô biên, ư dự hiếu tôn, lai dự hiếu tôn, phụ lộc vu thiên, nghi giá vu điền, nghi thọ vinh niên, phất thế dẫn chi.
Tổ ta là một bậc danh nho thời thịnh trị con một đại thần ở đất Thăng Long rời bỏ nơi phồn hoa đô hội ra biên cương dẹp giặc cùng vua Lê, lại xong vào nơi núi cao rừng rậm còn hoang dã để khai canh lập ấp, lúc khai phá xong không để lại riêng tư gì cho bản thân, họ hàng mà sung công hết thảy, di chúc lập thành hoàng cho con rễ. Ngài đã cống hiến cuộc đời cho đất nước cho quê hương: Một giang sơn gấm vóc sơn thuỷ hữu tình, một làng quê phong phú về sản vật, một đất học phát sinh nhiều khoa bảng, một quê hương trai thanh gái tú, một cộng đồng nhiều họ tộc như con em một nhà thương yêu và đùm bọc nhau và xây dựng nên một làng quê đứng đầu trong tứ danh hương.
Đễ mở mang dân trí sau khi ổn định công việc ăn ở tổ ta liền mời ông Trần Cảnh Huống về mở trường dạy học cho dân làng. Truyền thống hiếu học còn mãi cho đến nay. Hơn 40 quan to cả văn thần võ tướng của họ Lê đã minh chứng Lệ Sơn là đất học, trong miếu thờ thuỷ tổ có hai câu đối nhằm khuyến khích con cháu chăm lo việc học hành.
“Nhân sinh sơ sỹ độc nông canh bất ngoại
Cứu yên trạch cao khoa hiển hoạn kỳ trung”
Các quan lại họ Lê đỗ đạt có chức quyền nhưng không khoe khoang, làm quan thì hết lòng vì nghĩa vụ, sóng trong sạch thanh liêm cương trực tuân theo phép nước không vì danh lợi mà đánh mất danh nghĩa của họ mình, các cụ không năm thê bảy thiếp, mặc dù có danh vọng làm quan khắp Bắc-Trung-Nam nhưng khi về hưu đều trở về quê hương bản quán yên giấc ngàn thu cùng tiên tổ.
II/ Lệ Sơn quê cha vạn vật đất mẹ anh hùng.
Sang thế kỷ 20 con cháu họ Lê phát huy tinh thần yêu nước, quyết không chịu cảnh vong quốc nô đã có bốn thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu hy sinh cứu nước và xây dựng xã hội.
Thế hệ trước cách mạng tháng tám:
Cụ Lê Huy Cháu cụ Lê Thời Tập đã xuất dương sang Thái Lan hoạt động cách mạng. Cụ Lê Bình về Hung Mít mở trường dạy học thực chất là chiêu mộ hiền sỹ để chuẩn bị lực lượng chống Pháp, công việc bị bại lộ bị triều về kinh rồi mất.
Cụ Lê Duy Lương tham gia cách mạng ở Lào sau được bộ ngoại giao mời về làm vụ trưởng vụ Á phí.
Cụ Lê Báu hoạt động cách mạng bị đày ra Côn Đảo
Cụ Lê Lầu, Lê Giờ tham gia hoạt động cách mạng ở Lào bị đuổi về quản thúc ở làng
Thế hệ tham gia khởi nghĩa cách mạng tháng tám.
Trong bộ máy hành chính quân sự ở xã họ Lê có Lê Vĩnh Thanh, Lê Văn Chương, Lê Duy Điểu, Lê Dũng Lực, Lê Cán, Lê Lợ, Lê Đào.
Thế hệ thanh niên lên đường cứu nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ con em họ Lê nối tiếp nhau tồng quân: Lớp cha trước lớp cha trước lớp con sau và đã thành đồng chí cùng nhau quân hành. Con em họ Lê đã chiến đấu dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc và đã có trên 30 liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc.
Họ Lê chúng ta có vinh dự lớn lao và mãi mãi sáng ngời vị trí của mình: “Cư tiên bát đại tính” cùng với các họ xây dựng nên một làng quê “ Vi thủ tứ danh hương”. Lá cờ khai canh được vua ban là một nét son chói lọi khẳng định công lao to lớn của họ ta. Hai ngôi mộ sơ tổ và thuỷ tổ là chốn linh thiêng vĩnh cửu cuốn hút con cháu quy tụ về một mối, với lòng biết ơn vô hạn, từ hạt giống nhà Lê ở Ninh Bình nguồn cội mà nẩy cành xanh ngọn. Hai miếu thờ sực nức khói hương đời nối đời rạng rỡ những câu đối chan chứa tinh thần nhân văn là những bài học vô giá. Một cuốn tộc phả có tên mười mấy đời từ thuỷ tổ đến hôm nay là mạch máu chảy về tìm nguồn cội.
Ban chấp hành họ Lê tộc đại tôn ghi nhận công đức của các con cháu trai gai dâu rể trong và ngoài nước đã đóng góp tiền của sửa sang miếu đường chỉnh tu gia phả…
Chúng ta tôn vinh công lao to lớn của các họ tộc đại tôn đã cùng họ Lê chung lưng đấu cật vượt mọi khó khăn để có giang sơn gấm vóc mỹ lệ như ngày nay. Đó là sức mạnh như trăm con suối đổ về một dòng sông, long yêu nhà, yêu làng xóm troẻ nên tình yêu tổ quốc. Một làng quê rất xưa và rất mới đang đổi sắc thay da cùng nhịp bước đi lên hoà mình cùng dân tộc và thời đại. Họ Lê xin kính chào các họ với tinh thần trân trọng và quý mến. Một lần nữa xin cám ơn quý vị đại biểu và tất thảy chúng ta có mặt trong lễ hội long trọng này.
Kính chúc quý vị sức khoẻ, cùng nhau xây dựng một làng quê ngày càng giàu đẹp.
Xin trân trọng cám ơn!
BCH họ Lê tộc đại tôn làng Lệ Sơn Văn Hoá Tuyên Hoá Quảng Bình
Tác giả bài viết: Đặng Hồng Quang (tập hợp)
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Lỡ tàu (14/01/2014)
- Ký ức tuổi thơ (24/08/2013)
- Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên (05/06/2016)
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Chợ Vang trong tâm hồn người xứ Lệ (08/01/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Lại lũ lụt, kí ức đau thương năm ấy lại hiện về! (19/10/2020)
- Tôi sẽ viết về quê Lệ với tất cả kí ức tuổi thơ (17/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Hoạt kịch 3: Tôi đã viết hoạt kịch như thế nào ? (26/05/2013)
- Bài thơ cảm động của người Mẹ già gửi người con nơi xa (21/05/2013)
- Viết nhân ngày kỵ mệ nội (19/04/2013)
- Sao bạn đi mãi không thấy về ăn Tết cùng quê hương (19/02/2013)
- Những góc khuất trong ngày Tết cổ truyền trên quê hương Lệ Sơn (26/02/2013)
- Ngày Tết ở Lệ Sơn có gì hấp dẫn ? (16/02/2013)
- Tâm sự của mẹ dành cho con về chiếc bánh chưng quê (13/02/2013)
- Dưa cải kho thịt và Tết ngọt, Tết đắng... (06/02/2013)
- Về quê ăn Tết (29/01/2013)
- Thư gửi Chị (23/01/2013)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 13
- Hôm nay: 1833
- Tháng hiện tại: 17190
- Tổng lượt truy cập: 8436661
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Tại nghĩa trang Liệt sỹ xã VH, thấy có rất nhiều người họ Lê. Trong đó có hai cái tên là Lê Nhe và Lê Hoằng là hai cha con. Cha chống pháp, con chống Mỹ. Thân thuộc của hai cụ cũng có tên rất nhiều trong cái khuôn viên bé nhỏ, linh nghiêm ấy