Mùa lụt và khuyến học
Đăng lúc: Thứ tư - 08/10/2014 02:40 - Người đăng bài viết: bientap01Bài viết của nhà báo Lương Thị Bích Ngọc về ký ức mùa mưa lụt ở Làng Lệ Sơn và những trăn trở của mình cho thế hệ mới hôm nay
Mỗi khi ti vi nói miền Trung mưa bão, mắt tôi mở chong chong nhìn về tuổi thơ xa ngái mà thắt ruột.
1, Quá khứ của tôi ở làng Lệ Sơn với ngôi nhà tranh và cái tra (gác xép bằng cây cau hoặc gỗ nằm dưới mái nhà, nơi để người làng tôi cất lương thực, đồ dùng có giá trị và trú lụt). Mỗi khi mưa quá hai ngày, mấy chị em tôi côi cút với ông bà nôi già nua nằm nghe con nước lên mà càng nhớ ang gạo đã cạn gần đáy và bếp chỉ có vài ba mớ củi nè. Tôi nhớ bàn chân mệ nội tôi khẳng khiu trắng nhợt run rẩy ôm từng mớ đồ leo lên tra.
Tôi nhớ như in cảm giác của cái ngày đầu tiên trở lại làng sau hai tháng học lớp chuyên ở Huế. (Hình như là năm 1980, tôi đang học lớp 8 chuyên văn Bình Trị Thiên của trường Nguyễn Du (Huế) còn ở tại khu nội trú ở 118 B Chi Lăng – Huế). Tôi về làng sau khi Lệ Sơn vừa qua một trận lụt. Tàu chợ vừa dừng ở ga Lệ Sơn, tôi đã chạy ào xuống và chạy một mạch về nhà. (Cho đến bây giờ tôi vẫn hình dung ra con đường làng sau lụt với nhiều cây xanh bị bật gốc và từng toán người đang “mót” củi rều). Mệ nội sau lụt càng xanh xao, gầy yếu. Mệ vuốt tóc tôi: “Học sinh giỏi chi mà gầy và bẩn thế này…”. Sau lụt, nhà chỉ còn hai quả trứng gà, mệ luộc cho tôi ăn cả hai.
Bao nhiều năm qua, trong nỗi nhớ khắc khoải, đớn đau của mình, tôi khắc sâu hình bóng mệ với dáng đứng thẳng và đôi mắt nâu vời vợi đứng trước cổng nhìn theo khi tôi xách túi lên tàu vào trường. Cả cái cảm giác chạy ào từ ga về ôm chầm lấy mệ, ủ mái đầu nhiều chấy và hôi hám của mình vào tà áo xanh của mệ khi trở về .
Với mệ, tôi luôn là đứa cháu nhiều khiếm khuyết: Làm gì hỏng đấy, khôn nhà dại chợ, không chăm học bằng chị Thanh, hay nhõng nhẽo…Bởi thế, khi còn ở nhà, năm lớp 4, lần đầu tiên tôi được chọn đi thi học sinh giỏi cả văn và toán của huyện, mệ cười: “ Cả trường đui què, mẻ sứt hết hay răng mà thầy cô chọn cháu đi thi…”. Lần đầu tiên tôi xa làng đi thi học sinh giỏi huyện, mệ cho tôi một đồng bạc và hai bơ gạo không trộn ngô rồi nói với o Trúc (là giáo viên của trường làng, cháu gọi ông nội bằng bác ruột): “Con nhớ dắt cháu lên đò rồi gửi gắm cho thầy cô cẩn thận, con ni hắn đoảng lắm…”.
Nhớ cái cảm giác cháu ngồi học ngày mưa, mệ nằm trong màn thỉnh thoảng lại hỏi: “Mi còn thức đó chứ”. Sáng, mới gần 5 giờ sáng, mệ đã thắp đèn dầu, gọi hai chị em dậy học bài. Nhiều lúc lười học lắm nhưng mà thương mệ. Da mệ vốn xanh, mỗi khi cười vui thì gò má hồng lên tí chút. Có điểm tốt về khoe, trông mệ bớt xanh xao hơn.
Ở làng Lệ Sơn, chắc nhiều người biết 4 chị em tôi. Mẹ mất sớm. Ba đi công tác xa. Bốn chị em ở nhà với ông mệ. Đói. Rét. Lũ lụt. Củi. Nước. Học hành. Chỉ có 2 ông mệ già và 4 đứa cháu con nít. Hồi đó chưa có quỹ khuyến học và ai cũng nghèo như ai. Tôi luôn thiếu vở học và cặp sách, áo quần thì rách rưới. Những ngày đi lên lèn hái củi cùng chị, khi đi men theo đường tàu, tôi cứ có ý nghĩ: “Giá mà có ai trên tàu đánh rơi cái cặp sách có 20 cuốn vở ôli”….
Mỗi khi có tiếng ai lạ ngoài cổng, tôi lại tự hỏi: “Biết đâu, có ai đó ở Hà Nội gửi cặp sách hoặc vở về cho mấy chị em…
Có một đợt lụt, tôi đoảng quá làm ướt cả chồng vở. Thấy tôi gào khóc ghê quá, mệ cho một đồng bạc ra chợ mua vở mới. Đó là đồng bạc mệ bán cả 4 buồng chuối mới có!
…Tôi học ở Huế được một năm thì mệ qua đời. Mùa hè năm ấy, mới ngày 20/5 – mệ đã ra bậc thềm ngồi đợi và hỏi bạn con: “Mấy ngày nữa con Ngọc mới nghỉ hè? Chắc mệ không đợi được nó rồi!”
Mệ ra đi trong ngày mưa lụt – nước trắng ngập đường đi. Tôi về, chỉ còn ôm nấm mồ ngập nước và khóc!
Thế là từ đó không còn ai cho tôi một đồng mua vở nếu nước lụt về thấm nước cặp sách con trẻ mồ côi!
2,… Ngày mẹ mất, em Ngân em út tôi mới 9 tháng. Ngày mệ mất, em thiếu bốn tháng nữa mới đầy sáu tuổi. Vắng mệ, em không khóc mà phát khùng cứ ôm cái xẻng ra nương đào tìm mệ về. Thế mà rồi, chỉ mấy tháng sau, em đã như lột xác trở thành ai khác khi lên Đồng Lê ở với ba và mợ (mẹ kế).
Em đảm đang như người lớn. Mới 10 tuổi, em đã hái rau nuôi cả đàn lợn. Đêm, em ngồi học trên cái bàn ở nhà bếp mà gần đó có nồi rau lợn đang sồi ùng ục và dưới chân có đàn gà rúc rích. Năm nào, em cũng là học sinh giỏi. Vở viết của em chữ đều tăm tắp. Từng con toán gọn gàng như sổ sách của kế toán làm trên máy tính bây giờ.
Hàng ngày, em lội qua gần chục cây số đường đèo núi đi học với cái túi vải đeo trước ngực.
Khi tôi chuẩn bị vào Đại học, em lên lớp 6. Và em chết chỉ sau khai trường vài ngày. (Và sau khi vừa có chiếc cặp mới có vài ngày!) Cũng chỉ tại mùa mưa lũ!
Nghe kể rằng hôm đó em đi học sớm, không kịp cả ăn bát cơm nguội lót dạ. Hôm đó trời vừa mưa và cơn lũ rừng đang về. E cùng bạn đi qua chiếc cầu bắc qua khe Trề thì chiếc cặp của em bị rơi xuống nước. Em ngoái theo với lấy chiếc cặp. Bạn em bảo: “Bỏ đi, cẩn thận kẻo rơi xuống nước…” Em nói lại: “không thể để mất chiếc cặp…”. Em không vớt được chiếc cặp học sinh mới được mua cho hai ngày trước đó. Và dòng nước cũng cuốn em đi luôn…
Tôi và chị Thanh vượt rừng trở về thì em tôi đã là một nấm mồ nhỏ. Mưa lũ còn tiếp theo hai ngày sau đó.
Lần này, tôi không còn nước mắt để khóc!
1, Quá khứ của tôi ở làng Lệ Sơn với ngôi nhà tranh và cái tra (gác xép bằng cây cau hoặc gỗ nằm dưới mái nhà, nơi để người làng tôi cất lương thực, đồ dùng có giá trị và trú lụt). Mỗi khi mưa quá hai ngày, mấy chị em tôi côi cút với ông bà nôi già nua nằm nghe con nước lên mà càng nhớ ang gạo đã cạn gần đáy và bếp chỉ có vài ba mớ củi nè. Tôi nhớ bàn chân mệ nội tôi khẳng khiu trắng nhợt run rẩy ôm từng mớ đồ leo lên tra.
Tôi nhớ như in cảm giác của cái ngày đầu tiên trở lại làng sau hai tháng học lớp chuyên ở Huế. (Hình như là năm 1980, tôi đang học lớp 8 chuyên văn Bình Trị Thiên của trường Nguyễn Du (Huế) còn ở tại khu nội trú ở 118 B Chi Lăng – Huế). Tôi về làng sau khi Lệ Sơn vừa qua một trận lụt. Tàu chợ vừa dừng ở ga Lệ Sơn, tôi đã chạy ào xuống và chạy một mạch về nhà. (Cho đến bây giờ tôi vẫn hình dung ra con đường làng sau lụt với nhiều cây xanh bị bật gốc và từng toán người đang “mót” củi rều). Mệ nội sau lụt càng xanh xao, gầy yếu. Mệ vuốt tóc tôi: “Học sinh giỏi chi mà gầy và bẩn thế này…”. Sau lụt, nhà chỉ còn hai quả trứng gà, mệ luộc cho tôi ăn cả hai.
Bao nhiều năm qua, trong nỗi nhớ khắc khoải, đớn đau của mình, tôi khắc sâu hình bóng mệ với dáng đứng thẳng và đôi mắt nâu vời vợi đứng trước cổng nhìn theo khi tôi xách túi lên tàu vào trường. Cả cái cảm giác chạy ào từ ga về ôm chầm lấy mệ, ủ mái đầu nhiều chấy và hôi hám của mình vào tà áo xanh của mệ khi trở về .
Với mệ, tôi luôn là đứa cháu nhiều khiếm khuyết: Làm gì hỏng đấy, khôn nhà dại chợ, không chăm học bằng chị Thanh, hay nhõng nhẽo…Bởi thế, khi còn ở nhà, năm lớp 4, lần đầu tiên tôi được chọn đi thi học sinh giỏi cả văn và toán của huyện, mệ cười: “ Cả trường đui què, mẻ sứt hết hay răng mà thầy cô chọn cháu đi thi…”. Lần đầu tiên tôi xa làng đi thi học sinh giỏi huyện, mệ cho tôi một đồng bạc và hai bơ gạo không trộn ngô rồi nói với o Trúc (là giáo viên của trường làng, cháu gọi ông nội bằng bác ruột): “Con nhớ dắt cháu lên đò rồi gửi gắm cho thầy cô cẩn thận, con ni hắn đoảng lắm…”.
Nhớ cái cảm giác cháu ngồi học ngày mưa, mệ nằm trong màn thỉnh thoảng lại hỏi: “Mi còn thức đó chứ”. Sáng, mới gần 5 giờ sáng, mệ đã thắp đèn dầu, gọi hai chị em dậy học bài. Nhiều lúc lười học lắm nhưng mà thương mệ. Da mệ vốn xanh, mỗi khi cười vui thì gò má hồng lên tí chút. Có điểm tốt về khoe, trông mệ bớt xanh xao hơn.
Ở làng Lệ Sơn, chắc nhiều người biết 4 chị em tôi. Mẹ mất sớm. Ba đi công tác xa. Bốn chị em ở nhà với ông mệ. Đói. Rét. Lũ lụt. Củi. Nước. Học hành. Chỉ có 2 ông mệ già và 4 đứa cháu con nít. Hồi đó chưa có quỹ khuyến học và ai cũng nghèo như ai. Tôi luôn thiếu vở học và cặp sách, áo quần thì rách rưới. Những ngày đi lên lèn hái củi cùng chị, khi đi men theo đường tàu, tôi cứ có ý nghĩ: “Giá mà có ai trên tàu đánh rơi cái cặp sách có 20 cuốn vở ôli”….
Mỗi khi có tiếng ai lạ ngoài cổng, tôi lại tự hỏi: “Biết đâu, có ai đó ở Hà Nội gửi cặp sách hoặc vở về cho mấy chị em…
Có một đợt lụt, tôi đoảng quá làm ướt cả chồng vở. Thấy tôi gào khóc ghê quá, mệ cho một đồng bạc ra chợ mua vở mới. Đó là đồng bạc mệ bán cả 4 buồng chuối mới có!
…Tôi học ở Huế được một năm thì mệ qua đời. Mùa hè năm ấy, mới ngày 20/5 – mệ đã ra bậc thềm ngồi đợi và hỏi bạn con: “Mấy ngày nữa con Ngọc mới nghỉ hè? Chắc mệ không đợi được nó rồi!”
Mệ ra đi trong ngày mưa lụt – nước trắng ngập đường đi. Tôi về, chỉ còn ôm nấm mồ ngập nước và khóc!
Thế là từ đó không còn ai cho tôi một đồng mua vở nếu nước lụt về thấm nước cặp sách con trẻ mồ côi!
2,… Ngày mẹ mất, em Ngân em út tôi mới 9 tháng. Ngày mệ mất, em thiếu bốn tháng nữa mới đầy sáu tuổi. Vắng mệ, em không khóc mà phát khùng cứ ôm cái xẻng ra nương đào tìm mệ về. Thế mà rồi, chỉ mấy tháng sau, em đã như lột xác trở thành ai khác khi lên Đồng Lê ở với ba và mợ (mẹ kế).
Em đảm đang như người lớn. Mới 10 tuổi, em đã hái rau nuôi cả đàn lợn. Đêm, em ngồi học trên cái bàn ở nhà bếp mà gần đó có nồi rau lợn đang sồi ùng ục và dưới chân có đàn gà rúc rích. Năm nào, em cũng là học sinh giỏi. Vở viết của em chữ đều tăm tắp. Từng con toán gọn gàng như sổ sách của kế toán làm trên máy tính bây giờ.
Hàng ngày, em lội qua gần chục cây số đường đèo núi đi học với cái túi vải đeo trước ngực.
Khi tôi chuẩn bị vào Đại học, em lên lớp 6. Và em chết chỉ sau khai trường vài ngày. (Và sau khi vừa có chiếc cặp mới có vài ngày!) Cũng chỉ tại mùa mưa lũ!
Nghe kể rằng hôm đó em đi học sớm, không kịp cả ăn bát cơm nguội lót dạ. Hôm đó trời vừa mưa và cơn lũ rừng đang về. E cùng bạn đi qua chiếc cầu bắc qua khe Trề thì chiếc cặp của em bị rơi xuống nước. Em ngoái theo với lấy chiếc cặp. Bạn em bảo: “Bỏ đi, cẩn thận kẻo rơi xuống nước…” Em nói lại: “không thể để mất chiếc cặp…”. Em không vớt được chiếc cặp học sinh mới được mua cho hai ngày trước đó. Và dòng nước cũng cuốn em đi luôn…
Tôi và chị Thanh vượt rừng trở về thì em tôi đã là một nấm mồ nhỏ. Mưa lũ còn tiếp theo hai ngày sau đó.
Lần này, tôi không còn nước mắt để khóc!
3, Mấy người bạn thời học trò cấp 1 vừa lên mạng nói với tôi về việc lập quỹ khuyến học. Dĩ nhiên là tôi đồng ý nhưng lòng tự hỏi: Thời nay, trẻ em có ai còn có cảm giác khao khát những tập vở đẹp như chúng tôi ngày xưa? Trong cái làng Lệ Sơn thời nay liệu có ai khốn khó như chị em tôi ngày xưa? Nếu để những cô bé, cậu bé khao khát những tập vở đẹp từ “trên trời” rơi xuống có thể tôi sẽ sẵn lòng đi nhiều vòng từ Hà Nội về Lệ Sơn.
Hôm nay, nói chuyện với một bạn học người Lệ Sơn, nước mắt tôi lại rơi khi nghe bão lụt lại về miền Trung. Có lẽ, trước hết là vì Tôi xót thương Tôi và những trận lụt của những ngày mưa lụt trong xa ngái…
Hôm nay, nói chuyện với một bạn học người Lệ Sơn, nước mắt tôi lại rơi khi nghe bão lụt lại về miền Trung. Có lẽ, trước hết là vì Tôi xót thương Tôi và những trận lụt của những ngày mưa lụt trong xa ngái…
Tác giả bài viết: Lương Thị Bích Ngọc
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Viết ngắn: Trở về (09/12/2014)
- Ngóng trông ngày trở về (15/12/2016)
- Cây Da đồng Chăm (12/05/2016)
- Khu vườn Lệ Sơn, ngày hôm qua đâu rồi ? (04/08/2017)
- Ký ức Tết xưa trên quê hương Lệ Sơn (14/02/2016)
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Lại lũ lụt, kí ức đau thương năm ấy lại hiện về! (19/10/2020)
- Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên (05/06/2016)
- Tôi sẽ viết về quê Lệ với tất cả kí ức tuổi thơ (17/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Truyền thuyết về Dường Cao ở Làng Lệ Sơn (06/10/2014)
- Truyền thống hiếu học của làng Lệ Sơn trong dòng lịch sử của Quảng Bình (05/09/2014)
- Đến Quảng Bình thăm làng Lệ Sơn hữu tình (28/07/2014)
- Làng quê đang biến mất (10/07/2014)
- Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần III) (09/05/2014)
- Trường tôi (05/05/2014)
- Chuyện về ông Cai Vịnh - xóm Thượng Phủ (05/05/2014)
- Quê hương tôi - đủ trầm lắng để gọi về trong những yêu thương… (17/04/2014)
- Chuyện bây giờ mới kể (04/08/2014)
- Ký ức tuổi thơ (19/02/2014)
Ý kiến bạn đọc
Minh Khanh - Đăng lúc: 26/11/2013 19:48
Ngọc ơi, kí ức tuổi thơ trên làng quê một thời khốn khó của em chị đọc mà thấy nước mắt cứ chảy dài. Ngày còn bé chị cũng hay ước một phép màu nhiệm nào đó từ trên trời rơi xuống chiếc cặp sách đẹp để đi học.Hồi đó ở Lệ Sơn ai cũng cực lắm nhưng mấy chị em của Ngọc mẹ mất sớm là một thiệt thòi lớn lao không gì bù đắp nổi.Chị ở gần nhà mệ nội em và cũng là bạn của chị Thanh nên chị cũng chứng kiến tất cả.Mấy chị em đều học giỏi và thành đạt. Chị xin chuc mừng nhé!
Chúc em khỏe và thành đạt!
Ngọc ơi, kí ức tuổi thơ trên làng quê một thời khốn khó của em chị đọc mà thấy nước mắt cứ chảy dài. Ngày còn bé chị cũng hay ước một phép màu nhiệm nào đó từ trên trời rơi xuống chiếc cặp sách đẹp để đi học.Hồi đó ở Lệ Sơn ai cũng cực lắm nhưng mấy chị em của Ngọc mẹ mất sớm là một thiệt thòi lớn lao không gì bù đắp nổi.Chị ở gần nhà mệ nội em và cũng là bạn của chị Thanh nên chị cũng chứng kiến tất cả.Mấy chị em đều học giỏi và thành đạt. Chị xin chuc mừng nhé!
Chúc em khỏe và thành đạt!
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 10
- Hôm nay: 1721
- Tháng hiện tại: 17078
- Tổng lượt truy cập: 8436549
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Cuối những năm 80 chúng tôi cũng còn phải "mót" giấy từ các quyển vở cũ khác để dùng chỉ khâu lại (đóng gáy bằng đinh) để làm thành vở mới đi học. Con nhà nông mùa lũ đến chủ yếu là lo cho mấy con bò và lợn, sách vở dồn thành một bao gác lê "tra", đôi khi cũng ướt hết. Thế mà cứ hì hì chẳng thấy khổ tẹo nào. Đến 88 thì mình đã "bỏ" cha mẹ vào nam, hành lý là cái túi vải rách đựng 01 bộ áo quần còn lành và vài thứ với vẩn. Chỉ mặc cái quần đùi và đôi dép lào mòn đế. Bôn tẩu mấy nơi cũng học xong cấp III và vào đại học... Quay chậm lại từng mảnh đời người Lệ Sơn ta như những thước phim viễn tưởng vậy. Chính mình giờ cũng khó lý giải được động cơ nào đã khiến cho rất rất nhiều chúng ta thế hệ đó không bị hư hỏng, quyết chí học tập?
Bây giờ thấy nhiều cháu khá hơn nhiều về hoàn cảnh, sinh ra lớn lên giữa làng mà không phải chân lấm tay bùn, có cháu còn không biết cấy, biết cày. Thế mà sự học lại giảm sút đi. Cũng buồn và lo.