Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần III)
Đăng lúc: Thứ sáu - 09/05/2014 13:54 - Người đăng bài viết: bientap02Bài kỳ trước đã đăng:
1. Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần I)
2. Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần II)
ĐỒNG ROI
Đồng dao,là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt nam,thường gắn với các trò chơi dân gian .Vì thế,nên đồng dao bao giờ cũng khuyết danh và lan toả nhanh ,rộng.Có thể nói rất nhiều bài đồng dao phổ biến ở cả 3 miền,khác chăng là 1 số từ địa phương.Cuộc sống hiện đại,với nhiều trò chơi mới lạ nên ngày nay, đồng dao không còn phát triển và phổ biến.
Ở làng ta,một thời rộ lên bài đồng dao có tên là "Đồng roi" được trẻ nhỏ chăn trâu truyền miệng khắp làng và còn bày trò lên đồng, nghêu ngao đọc và bao giờ cũng kết thúc bằng chí choé ,cải nhau rồi…giải tán.Trò chơi lên đồng được chúng tôi bày đặt như sau: Một đứa xung phong ngồi lên 1 cái mả (phải là gan có hạng ) gọi là ngồi đồng, bên cạnh để 1 cây roi mót, 1 đứa khác trong số đứng ngoài đọc to bài đồng roi, đọc đi đọc lại để chờ đứa ngồi đồng "thăng" tức là sẽ bay được người lên trên mặt đất.Tôi nhớ,hình như anh Mai (liệt sỷ) con chú Mẹt Châu,anh của thầy Hiền-hiệu phó cấp 2 Văn hoá ,là người xung phong ngồi đồng. Đọc đi, đọc lại mấy lần anh Mai vẫn ngôi trơ mắt ,chẵng "thăng ,thiếc" gì.
- Thôi , mỏi mồm rồi - đứa đọc thơ lên tiếng.
- Muốn tau "thăng " thì bay phải tất cả cùng đọc. Anh Mai tủm tỉm nói
- Ừ, mần lại !
Lại leo lên mả ngồi,lần này anh Mai không để roi mót cạnh người mà cầm ở tay.Bọn tôi đồng thanh đọc:" Đồng roi kia hỡi đồng roi…"Vừa dứt 1 lượt, bỗng anh ấy hét lên 1 tiếng "Thăng này",anh đứng phắt dậy,nhảy ra khỏi mả ,tay cầm roi quất tới tấp vào bọn tôi, không chừa 1 đứa nào. cả bọn chạy tán loạn.
- Anh Mai "xỏ lá" giả đò. Có đứa nào đó la lên.Cả bọn đứng lại. Anh Mai cười xoà:-.Giải tán, đi lùa bò.

Nguyên văn bài "đồng roi" như sau:
"Đồng roi ơi hỡi đồng roi
Nghe 3 hồi trống loi xoi chạy về
Tả hữu đôi bên mày lên cho chóng
Hoặc là cửa đóng tau mở cho vào
Cách 3 hàng rào phải chui cho lọt
Một trăm roi mót mày trót cho đau
Hàng trù hàng cau là hàng con cấy
Hàng bénh hàng trái là hàng mụ tra
Hàng hương hành hoa là hàng trúc bột
Cơm sôi lột đột như hột thần hương
Đội nón tam tầng con nhà cậy thế
Dắt ngựa đến tế là con nhà vua
Ăn cơm côi chùa uống nước dưới sông
Có phải quan đồng thì lên cho chóng
Không phải quan đồng tụt xuống cho mau."
Những tin mới hơn
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Ký ức Tết xưa trên quê hương Lệ Sơn (14/02/2016)
- Viết ngắn: Trở về (09/12/2014)
- Đọc và suy ngẫm : Lạ cho dân Bọ nhà tui (06/06/2014)
- Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên (05/06/2016)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Lại lũ lụt, kí ức đau thương năm ấy lại hiện về! (19/10/2020)
- Tôi sẽ viết về quê Lệ với tất cả kí ức tuổi thơ (17/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Trường tôi (05/05/2014)
- Chuyện về ông Cai Vịnh - xóm Thượng Phủ (05/05/2014)
- Quê hương tôi - đủ trầm lắng để gọi về trong những yêu thương… (17/04/2014)
- Ký ức tuổi thơ (19/02/2014)
- Tiếng còi tàu (24/02/2014)
- Thăng lại lên đường (29/01/2014)
- Đánh giá 10 dự báo của langleson.net trong năm Quý Tỵ (13/01/2014)
- Lệ Sơn ơi cứ xanh đẹp mãi tình yêu này (05/12/2013)
- Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 4) (12/11/2013)
- Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 3) (12/09/2013)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 4
- Hôm nay: 171
- Tháng hiện tại: 1822
- Tổng lượt truy cập: 7627295
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Nội dung
Chào chú Thắng đã lâu chưa gặp lại chú hôm nay vào mạng thấy chú vẫn trẻ trung mà cần mẫn gom góp những mãnh vỡ của quá khứ lại cho con cháu Lệ Sơn tương lai có thể hiểu thêm về thế hệ cha ông mình đã trưởng thành như thế nào nơi làng quê văn vật Cảm ơn chú về các bài viết kinh chú chú luôn vui khỏe và tìm lại được nhiều kỹ niệm trên quê hương.