1
  • image
  • image
  • image
  • image
15:01 ICT Thứ năm, 12/12/2024

Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ?

Đăng lúc: Thứ năm - 10/07/2014 05:29 - Người đăng bài viết: lehongve
Langleson.net trân trọng giới thiệu bài viết của Thầy giáo Trần Xuân Quế, nguyên là giáo viên về hưu thuộc thôn Thượng Phủ, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình về những trăn trở trong việc phục hồi các di sản văn hóa tại địa phương.
Đôi nét về tác giả:
Họ và tên: Trần Xuân Quế
Nghề nghiệp: Giáo viên về hưu

Hội viên hội câu lạc bộ thơ Việt Nam
Nguyên quán: Thôn Thượng Phủ xã Văn Hóa
Điện thoại: 0165 839 0914
Hình 1- Thẻ hội viên câu lạc bộ thơ Việt Nam
 

Bài viết liên quan đã đăng
1. Tiếng vọng mái đình xưa (phần I)
2. Tiếng vọng mái đình xưa (phần 2)
3. Tiếng vọng mái đình xưa (phần kết)
4.  Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn


Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ?

Biết đến bao giờ để trả lại tiếng trống đình làng của bản hương Lệ Sơn (xã Văn hóa) ?

Biết đến bao giờ để vọng lại tiếng chuông ngân của chùa Phúc Tự và biết đến bao giờ để tôn tạo lại miếu Chân Linh như có tự ngàn xưa. Men theo bờ lịch sử, chúng ta đều biết rằng làng cả Lệ Sơn có địa danh từ 1472 (năm Nhâm thìn) và sau đó đình làng Lệ Sơn được xây dựng năm 1866 (năm Bính dần). Buổi đầu về đây lập nghiệp có bát đại tính, gồm 8 họ: Lê Trần Nguyễn Lương Bùi Phan Cao Phạm. Chủ vị khai canh là cố Lê Văn Hành; chủ vị khai bút là cố Trần Cảnh Huống.

Từ đó, trên mảnh đất sơn thủy hữu tình này đã khơi dậy màu sắc văn hiến và về sau được suy tôn đầu tứ danh hương; Sơn – Hà – Cảnh – Thổ ở phía bắc tỉnh Quảng Bình.

Vào giữa thế kỷ XIX, dưới chế độ phong kiến, cuộc sống người dân hết sức cam go; nào sưu cao thuế nặng; nào phu phen tạp dịch. Thế nhưng cuộc sống tâm linh, mỗi người dân đều nung nấu và hưởng ứng việc tạo dựng lên một nét văn hóa độc đáo cho quê hương. Từ đó, đình làng Lệ sơn được dựng lên. Hình ảnh m,ái đình làng vẫn còn in thẳm trong tâm trí biết bao thế hệ. Đình làng có khuôn viên 2400 m2; có đình hậu; đình tiền; có khánh bằng đá; có trống đại…Hàng năm có lễ tế lục ngoạt tại đình trung. Trên nóc đình có lưỡng long chầu nguyệt; trước án thờ có long li quy phượng. Cột nanh của đình có trang trí nghê chầu và câu đối khảm sứ.

Đặc biệt có bức hoành phi nay còn giữ được. Do án sát Lê Duy Tuân cúng tiến vào mùa xuân năm Bính dần Triều Tự Đức. Một đình làng uy nghiêm, cổ kính đã được tôn tạo lên gần hai thế kỷ, nhưng rồi đã bị chiến tranh tàn phá. Đến nay gốc đa đình làng vẫn còn dấu tích. Ao sen trước đình làng nay chỉ là một hố nước đọng làm nơi trú ẩn cho các loài côn trùng.

 

Để hàn gắn lại vết tích chiến tranh đã đổ nát, gần đây nhà nước có chủ trương cho phép phục hồi tôn tạo lại các di thắng mang tính văn hóa đã có lý lịch từ xưa. Thế nhưng cho đến nay 2012; Lãnh đạo địa phương xã Văn hóa vẫn nêu lên trong phương hướng hết nhiệm kỳ này, đến nhiệm kỳ khác và chỉ đọng lại trên văn bản chứ chưa thực thi. Xót thay đến bây giờ nền cũ đình làng vẫn ngủ yên trên nền cỏ dại. Mặc dù chiến tranh đã đi qua gần bốn mươi năm. Một điều hẫng hụt trong tâm linh là để mai một đi lòng ngưỡng mộ của bao thế hệ. Khách thập phương qua đây, chẳng ai có cảm giác gì về chốn linh thiêng thờ Bản Thổ Thành Hoàng xưa kia.

Một di tích văn hóa nữa là chùa Phúc Tự; nơi tu dưỡng tâm linh cho bao thế hệ. Chùa được xây dựng theo mẫu kiến trúc cổ. Trong chùa có tượng Bụt; tượng Phật; có hương đăng cầu nguyện. Trước chùa có tháp chuông. Chuông chùa Phúc Tự là một di sản văn hóa, có khắc tên tuổi của người tác tạo; mà chủ hội là Ông Trần Quốc Vượng. Chuông có độ cao 0.95m; khối lượng 135kg, đã được Sở Văn hóa tỉnh Quảng bình giám định. Hiện chuông được cất giữ tại trụ sở ủy ban xã. Trước cổng chùa có giếng chùa, xếp đá xanh theo hình vành nguyệt. Qua hai cuộc kháng chiến, chùa Phúc tự đã bị triệt phá, đất nền chùa trở thành hoang sơ, cỏ dại. Chẳng biết đến bao giờ mới nghe lại được tiếng chuông ngân. Nếu mỗi lần chúng ta nghe bài ca Làng tôi của cố nhạc sỹ Văn Cao: “Làng tôi xanh bóng tre; từng tiếng chuông ban chiều..”thì cái mất mát về tâm linh trong lòng người quả là đáng tiếc và chắc rằng còn ẩn náu trong con tim những khao khát đợi chờ và đến bây giờ ai là người tưởng tiếc, ai là người trăn trở ?.


 
 Thầy đang khảo cứu tư liệu về Làng  (đêm 7/9/2012, Lệ Sơn)
 
Gần đây, năm 2010. Đảng ủy và chính quyền xã Văn hóa đã tổ chức trong khối mặt trận đến thiêu hương vọng bái tại nền Miếu cũ không đầy 2m2; vì rằng trong cuộc chiến tranh phá hoại, khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc thì Miếu Chân Linh đã bị tàn phá. Đến năm 2011, Lãnh đạo địa phương đã được sự tài trợ của Công ty xi măng VN; bộ phận nhà máy xi măng Hạ trang Văn Hóa, nên đã xây được 130 cấp bằng bê tông. Với độ cao từ mặt sông lên khoảng 59m và cho đến nay 2012. Miếu Chân Linh đã động thổ song vẫn đình trệ và hoang vắng giữa trần.

Thiết nghĩ những di sản mang tính lịch sử, đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của một làng quê là điều quá hi hảo, song cho đến nay; bây giờ những dấu ấn có trong sử ca quê hương đã bị mờ nhạt. Mặc dù trước cách mạng tháng Tám 1945 Làng Lệ Sơn đã có ngôi vị trong tứ danh hương Sơn Hà Cảnh Thổ; phía bắc Quảng bình rồi.

Sau cách mạng tháng Tám. Làng Lệ Sơn trở thành một pháo đài kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược. Năm 1999, xã Văn hóa đã được nhà nước công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Với một làng quê có nét văn hóa đã dựng thành phim “Lệ Sơn xưa và nay” do Sở văn hóa Quảng bình dàn dựng. Một làng quê mang truyền thống văn hiến tự xưa nay, song các di thắng của quê hương vẫn không có sự quan tâm của cá nhà chịu trách nhiệm tái tạo. Trong lúc đó nguyện vọng trong cộng đồng dân chúng quả là khát khao;

Nói về
nguồn lực, ngân sách riêng của xã còn có bạc tỷ gửi vào ngân sách, do nhà máy xi măng đền bù đất; nhân lực có hơn ba nghìn dân và con em từ quê hương đi công tác, làm ăn xắ có tiềm lực không ít, các Kiều bào ở các nước Đức, Pháp, Thái lan….có tâm nguyện cũng khá nhiều. Thế nhưng các cấp Lãnh đạo không mở ra một cuộc hội thảo rộng rãi để bàn về việc xây dựng lại các di thắng của quê hương. Trách nhiệm này thuộc về ai ?
Mong rằng một ngày không xa cảnh quan làng xã sẽ được tôn tạo để thỏa mãn lòng dân.



 
Tác giả bài viết: Trần Xuân Quế
Từ khóa:

Trần Xuân Quế

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Thái - Đăng lúc: 16/07/2014 20:43
Cây đa - giếng nước - sân đình là hình ảnh đặc trưng, quen thuộc của mỗi làng quê Việt xưa. Giếng nước là nơi cung cấp nguồn nước ăn chủ yếu cho nhân dân trong làng nên việc giữ gìn, bảo vệ được đặc biệt chú trọng. Theo quy định của người xưa, nếu ai làm bẩn giếng làng sẽ bị phạt rất nặng. Chính vì có vai trò quan trọng nên giếng làng bao giờ cũng được đặt trong quần thể văn hóa linh thiêng, gắn liền với chùa hoặc đình.
Avata
Lão làng - Đăng lúc: 13/10/2012 23:02
Thiết nghĩ các đồng chí cán bộ xã hãy nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết,mở mang tầm nhìn,đầu tư trí tuệ,học hỏi,sáng tạo để chạy theo cho kịp với xu thế của xã hội chứ với cái đà này thì tui e rằng....Các anh hãy nhìn các địa phương khác có đình làng thì con cháu trong làng đều đỗ đạt thành tài,ăn nên là ra.tui góp ý để xây dựng mong mọi người hiểu cho.
Avata
Tâm huyết - Đăng lúc: 13/10/2012 22:42
Một bài viết quá sâu sắc và đầy tâm huyết. Theo tôi việc việc phục hưng các di tích lịch sử này là điều rất cần thiết đặc biệt là Đình Làng vì nó rất cần thiết cho đời sống tâm linh của mọi người. Đề nghị lãnh đạo địa phương hãy đọc kỹ bài viết này và suy ngẫm. Chân thành !
Avata
Bàu Sỏi - Đăng lúc: 16/09/2012 07:50
Thầy giáo Trần Xuân Quế là một người con quê hương Lệ sơn luôn nặng lòng với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các di sản thiên nhiên, các lễ hội truyền thống tâm linh của xã nhà. Ông là người đã bỏ công sức, tiền bạc cá nhân, gần 20 năm nay kiên trì ,xây dựng và bồi đắp, duy trì thờ cúng Miếu Đức Ông ở cây bàng.Ông có công lớn trong việc xây dựng nhà thờ họ Trần. Ông luôn canh cánh về việc phục dựng Đình làng và Chùa Phúc Tự. Những di sản song trùng vô giá mà không phải xã nào cũng có.Ông muốn khôi phục các đám hát nhà trò, thanh lập đội nhạc công của xã.... Tiếc thay tuổi đã cao, sức đã yếu kêu mãi nhưng chẳng thấu "TRỜI". Thật Buồn . Dù sao cũng hết sức trân trọng và cảm phục cái TÂM của ông đối với làng xóm.Trân trọng
Avata
Đặng Hùng - Đăng lúc: 14/09/2012 15:35
www.langleson.net dạo này đăng nhiều phóng sự nóng quá. Thầy Quế có uy tín tỏng làng mà mần bài này chứng tỏ bà con rất bức xúc vì sự chậm trễ của các cơ quan đại diện cho dân. Theo tui, cần có lộ trình rõ ràng và công bố sớm cho dân để tím sự hậu thuẫn, ủng hộ. Làm công trình này là công trình thế kỷ vì thế cần co quá trình chuẩn bị đàng hoàng và công phu.
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 1500
  • Tháng hiện tại: 33000
  • Tổng lượt truy cập: 8597928

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net