1
  • image
  • image
  • image
  • image
04:34 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Những cái mất và được khi nhà máy xi măng Quảng Phúc về tạo công ăn việc làm tại Hạ Trang (Phần 2)

Đăng lúc: Thứ sáu - 26/10/2012 03:11 - Người đăng bài viết: lehongve
Theo như câu chuyện được tiếp xúc với ông bạn làm thầy cúng đa năng lần trước. Lần này về quê, tôi muốn đi tìm cái thực hư của dịch vụ ăn theo, mà không ít các O các ả đã chọn cái nghề mạt hạng nhất của cái đáy xã hội để mưu sinh. ( Để đảm bảo tính riêng tư cho những người trong cuộc, tên nhân vật và các địa danh đã được thay đổi)

Đang mải mê phân vân khó hiểu, tại sao một nhà máy có quy mô lớn được xây dựng tại làng Lệ sơn, mà lại lấy cái tên ở đâu, chẳng liên quan hay gắn gì với quê hương mình, và mải ngắm nhìn những căn nhà khang trang dưới xóm Hạ, chợt giật mình vì có tiếng gọi sau lưng. Trượng mới về à, quay lại nhìn mãi mới chợt nhận ra cô bạn cùng xóm hồi học cấp hai, với váy đầm áo hai dây hiện đại. Có phải Hồ Nguyệt Nga không, sao lại gọi mình là trượng,  mình sợ từ trượng lắm đấy bạn ạ. Thì cả làng ai về thăm quê  mà chả gọi là trượng. Gọi trượng cho nó gần gủi, quen rồi. Nguyệt Nga vừa mới về à. Dịp này gia đình thế nào mà có vẻ son rỗi, móng tay đỏ chót như bà đầm vậy. Trượng về có đưa cả ổ về không? Nghe nói trượng lấy vợ con ở ngoài Bắc mà năm nào cũng về cả, thế mà mấy mươi năm giờ mới gặp. Tình hình công việc thế nào.Mình ổn, dịp này nghe quê mình nhiều đổi thay, mình về một mình, muốn về đi vòng quanh làng làm bài cho bà con xa quê đọc cho vui, thế trượng định viết về mảng nào, viết cho mình bài được không, tớ cũng đẹp chứ bộ. Còn ngon còn giòn như gái thành phố chứ đã xuống mã đâu. Lạy mẹ, bánh đùm trong lá biết thế nào được.

Đùa tý cho vui chứ khắc đâu có đó, yên tâm đi, trong bài không những có bạn mà còn nhiều bạn của bạn nữa đấy. Đi một vòng rồi mà đang bí quá, bí gì, trượng thích không, mình kể cho chuyện này hay lắm độc nữa, đảm bảo viết lên, các Cụ ở quê mà đọc được cũng đái ra quần chứ đừng nói là…Chuyện gì mà ghê thế Hồ Nguyệt Nga. Từ từ khoai sẽ nhừ nhé. Nếu trượng không bận tớ dành cho trượng cả ngày, tớ chủ yếu làm việc ban đêm, ban ngày đi chơi, sao bị đổi ca trực à. Trực gì đâu, mà trực cũng được. Một cái nháy mắt đầy nghịch ngợm của cô bạn ra vẻ từng trải vô cùng.

Ở mình có quán nước nào chưa Nga nhỉ, định uống gì nào, quán thì nhiều, nhưng mình không muốn vào, xô bồ, ồn ào, để mình đưa trượng đi lên khe cạn, có bãi đá đẹp cũng gần đây thôi, ngồi đó nói chuyện chẳng ảnh hưởng chi cả. Trời, thời buổi công nghiệp vậy mà bạn cũng lãng mạn quá, mình lâu ngày không gặp, với lại ở quê thanh niên ai cũng đi làm hết, các Cụ thì nói chuyện không hợp, đôi khi cũng buồn lắm, kiếm người để tâm sự không phải là đơn giản. Gặp được trượng khéo nói chuyện là mình vui lắm. Tốt quá, vậy là dịp này mình có nhiều cái để biết đây. Thôi ta đi nhé.

 
Giữa cánh đồng Mua, Nga xinh tươi và mát mẻ (Ảnh minh họa)
 
Con đường cũ từ xóm Hạ trang cũ đi vào Hung tắt nay không còn dấu tích gì nữa, khe cạn cũng đã bị san lấp, tất cả đã mang một diện mạo mới toanh, đang thăm thẳm buồn và nhớ về những ngày cỏ hung cày, khoai hung tắt, thì cô bạn đốp ngay. Chắc trượng lại nhớ thời chăn trâu cắt cỏ chứ gì, nhớ làm gì cho mệt, huơ tay một vòng, bạn tôi bảo, đấy trượng coi, chừ là phải rứa, hiện đại không. Cũng mừng đó Nga ạ, trước đây bà con khổ cực, giờ thấy bà con sống như thành phố, nhà máy về lôi kéo con em về quê kiếm tiền, sao lại không, thấy Nga như thế mình cũng mừng, nhưng làm ở bộ phận nào trong nhà máy. Bộ phận gián tiếp trượng ạ, Nghĩa là văn phòng, hèn chi mà mà áo quần, da thịt thơm lừng.
 
Đâu có, người này phục vụ người kia đó mà. Xin lỗi trượng nhé: “Alo ai đó, lại là mày à, đã bảo là để chị sắp xếp, mày đừng mà qua mặt bà chị này nha, mày từ trong miền nam mới ra chân ướt chân ráo cứ trật tự, đây là đất bà chị, có gì cứ theo lịch như hôm qua mà mần, đừng để mất khách là bị trả giá đắt đấy, thôi, chị đang bận.” Vậy là phần nào đã hiểu được công việc của bạn tôi đang làm.

Gió bắc heo lạnh đang về, cả cái công trường của nhà máy vẫn bận rộn, tiếng máy ủi, tiếng hàn xì, tiếng xe chở đất đang hối hả qua lại. Trong cái không gian đầy ra tiền cho tương lai ấy. Chợt nghĩ, vậy là một xã hội mới ở đây sẽ không thua kém bất kỳ ở nơi nào trong cái đất nước này.
Bạn đã về lâu chưa, chồng con, nhà cửa…kể cho mình nghe xem nào. Mình học cấp hai cùng lớp nhỉ, sang cấp ba. Mình vô miền Nam học ở nhà Chị, nhưng thi đại học, trung cấp bị trượt, muốn kiếm cái việc gì đó làm ngay để có tiền tiêu pha,  ở trong nhà bà Chị mãi mà không kiếm được nghề gì cho phù hợp trượng ạ, học hành thì chưa đến, bằng cấp thì không, cuối cùng mình cũng xin vào nấu ăn cho một công trường thủy điện. Ở đó một thời gian, thấy đàn ông xa vợ, thằng nào cũng “háu đói”. Mình không giữ được, rồi ôm đứa con, bố nó cũng không biết là ai, thế rồi, nhà máy đi vào hoạt động, mình hết việc, ôm con về tống cho ông mệ, lại đi vào Nam, chán đời, mình buông thả, cặp vài người có tiền, rồi by. Mình mới nghiệm ra, ở mô mà có công trường mới là mình kiếm ăn được, nên khi nghe tin nhà máy xi măng về Hạ trang là mình khăn gói về luôn. Thế là bạn về từ những ngày đầu à, biết hết ngọn nghành rồi chứ còn gì. Đúng vậy đó trượng.

Đầu tiên là những gia đình có tiền tỷ khi được đền bù, ban đầu họ cũng e dè tiêu pha, gửi tiết kiệm, mua xe cho con cái rồi sắm sửa, nhưng khi bắt đầu có người bên ngoài vào để khảo sát, dựng lán, lập ban dự án, rồi san lấp mặt bằng. Rồi hàng trăm thanh niên, trung niên, các nơi đổ về . Họ cũng theo nhịp sống mới, cũng tiêu pha thông thoáng hơn, mấy thanh niên choai bắt đầu tìm của lạ, ban đầu mình mở một quán nước nhỏ ven đường với số vốn ít, vài thùng bia, vài thùng nước ngọt, sau thấy nhu cầu đòi hỏi, mình mở rộng thêm, được một thời gian, nhu cầu đực cái tìm kiếm, mình mới nhớ lại mấy bạn ở trong miền Nam, gọi nó ra thành một hội, vậy là cái địa điểm quán nước của mình thành nơi hò hẹn nhưng phải trả tiền, còn muốn đưa nhau lên hang oong, vô hố trời đào ngọc hay lên lèn khum là mặc mẹ nó.

 

Thời trang ít vải bắt đầu xuất hiện ở làng quê. (Ảnh minh họa)
 
Có thu nhập dễ mà nhẹ nhàng, tội chi mà không mần. Mình có tiền mua xe đẹp, mua vàng bạc, lên chợ Vang, ai cũng trầm trồ, các Mệ khen là nhiều, biết con bán giải khát  cho công nhân, cho bọn chuyên gia mà giàu nhanh rứa là Mệ mừng lắm. Thật tình, mình cũng chả quan tâm nữa, làm gì mà có tiền rủng rỉnh là được, có điều mình kín đáo, chứ không mở quán để đàn ông chui vô mang tiếng. Thế các bạn ở miền Nam ra có làm cho thiên hạ bàn tán gì không. Cái kim để trong bọc lâu ngày cũng lòi ra trượng ạ. Chừ không ai quan tâm nữa mô, họ có nuôi nấng gì mình mô mà khuyên dạy mình. Cơm nhà ai nấy ăn, áo nhà ai nấy mặc, việc nhà ai nấy làm.

Hồ Nguyệt Nga mà lên chợ là hình ảnh thèm muốn của các O, các Ả đấy nhỉ, trượng nói thế không sai, có điều: ở trong làng, phải nói nhỏ thôi chứ lộ ra là các Mệ mần rùm beng lên là nguy đấy….
 
Mời quý độc giả đón đọc phần 3
Tác giả bài viết: LHV
Từ khóa:

lehongve

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
bạn đọc - Đăng lúc: 07/11/2012 09:53
thật tuyệt. KB ơi, thực tế HT mình bây giờ nhiều điều còn phức tạp hơn cả bài bạn viết. Bạn ra tập 3 đi nhé. đợi lâu wa
Avata
HT - Đăng lúc: 06/11/2012 16:20
LHV lặn mất tăm mô mà không ra phần ba cho bà con hè. Mong bạn sớm cho ra lò nhé.Thanks
Avata
Lèn nậy - Đăng lúc: 04/11/2012 21:59
Phải biết sử dụng vốn tự có eng Kinh Bắc nờ. Bây giờ làm ăn huy động vốn tự có trong dân thì được chứ vay vốn ngân hàng khó lắm.
Avata
Hương - Đăng lúc: 28/10/2012 19:31
Kinh Bắc ơi.Bạn không ra phần 3 đi.Mong tin nóng mà mọi người đang quan tâm nè
Avata
Đồng Khâu - Đăng lúc: 26/10/2012 11:40
Họa sỹ viết kiểu ni thì tui vái trượng. Hay, có giá trị thức tỉnh, tui biết các dịch vụ đang ăn theo nhà máy mọc lên như nấm mối gặp mưa rồi, nguy quá. tất nhiên là quy luật nó phải thế, nhưng sợ làng quê bé nhỏ chống đỡ không nổi. Đọc tất cả các bài viết của trượng,có tính sáng tạo và nhân văn sâu sắc. có lẽ đây là cách nhìn xã hội đặc biệt mà người nghệ sỹ mới có. cảm ơn Trượng, tiếp tục phần 3 nhé.
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 16
  • Khách viếng thăm: 15
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 499
  • Tháng hiện tại: 26739
  • Tổng lượt truy cập: 8386750

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net