1
  • image
  • image
  • image
  • image
22:07 EDT Thứ tư, 17/04/2024

Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 7/7)

Đăng lúc: Thứ ba - 17/07/2012 08:31 - Người đăng bài viết: bientap03
Giới thiệu phần 7 cuốn hồi ký hoàn chỉnh (có bổ sung) "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Thái.
Hai mẹ con tôi đi qua chõ hai anh thanh niên đeo băng đỏ đứng thu phí phía ngoài. Chúng tôi lai chỗ người bán con bò cai đen béo tròn, áng chừng cũng bằng con bò nhà tôi. Người bán con bò là một ông cụ trạc ngoài 50, râu tóc đã bạc quá nữa. Ông xởi lởi nói với mạ tôi:

- Mệ coi rồi mua cho tui đi. Con bò của tui hay ăn, chăn thả dễ. Nhà tui neo người nên tui chỉ cột cho hắn tự ăn mà cũng béo tròn béo trục rứa đó. Mà hắn kéo cày, kéo bừa cũng mau đáo để!

Mạ  tôi vòng qua vòng lại ngắm con bò, rồi cúi xuống nhìn bầu vú nó, hỏi:

- Con bò oông thay mấy rồi? Chắc đẻ rồi hí?

Ông cụ bán bò mỉm cười nói với mạ tôi:

 - Mệ nhìn bầu vú hắn rồi, mệ biết. Con bò ni nhà tui nuôi từ lâu, hắn đã đẻ hai lứa rồi đó. Tui cho hai thằng con mõi đứa một con nuôi làm bò cày.

 

 
Mạ  tôi hỏi giá, đã có ai trả chưa rồi cảm  ơn, hẹn chốc nữa quay lại.
Hai mẹ con tôi tiếp tục đi sâu vào phía trong. Tôi thấy bao nhiêu là bò, có lẽ bò từ  mạn ngược chuyển về, trâu thì có ít. Đi qua chỗ hai con bò đực đang vươn cổ húc nhau, thấy hai người chủ đang cố đập cho nó giãn ra. Chung tôi đi vòng một lượt, lúc quay lại chỗ ông cụ bán con bò đen thì không thấy ông ở đó nữa. Hỏi mấy người xung quanh biết ông đã bán con bò theo giá lúc nãy nói với mẹ con tôi. Mạ tôi nói:

 - Con bò nhà mình có lẽ cũng được giá đó thôi!

Tôi nói với mạ tôi bò nhà mình phải được giá hơn vì còn có con bò con nữa.

Mạ  tôi mỉm cười:
- Ừ. Mà con bê nhà mình cũng được mấy tháng rồi, chắc cũng được thêm vài chục.

 

Thấy tôi thắc mắc vì sao phải vội bán bò như  vậy, mạ tôi nói: - Thì năm học tới con lên lớp năm rồi, phải đi học xa. Ở nhà chỉ có mình mạ thì nuôi mần răng được!

        Hai mẹ con tôi cứ lòng vòng đi hết chỗ này đến chỗ khác , đến đoạn gần cuối chợ tôi thấy có mot ông bán con bò đực màu vàng khoảng hơn hai tuổi đang thỏa thuận giá bán với ông khách mua . Tôi thấy hai ông xởi lởi nói cười rồi ông bán bò gập đôi dây thừng lại đập mạnh vào tay ông khách . Đoạn hai ông dắt con bò đi về phía quán rượu cuối chợ  Tôi  thấy là lạ nên túm áo hỏi mạ . Mạ tôi cười cười , giải thích :

     _ Đó là tục lệ người mua bán trâu bò ở đây . Mạ cũng chỉ nghe các ôông thành thao việc mua bán trâu bò ở đây kể , họ ra quán rượu , ôông khách gọi hai đọi rượu Tượng Sơn , hai cái kẹo cu đơ rồi hai ôông cứ rứa vừa uống rượu vừa cười nói bả lả . Uống rượu xong ôông khách mới đếm tiền trả , trả luôn cả tiền bữa rượu , coi như lời cảm ơn ôông chủ bò đã bán cho mình con bò tốt


Từ  hôm đi chợ Ba Đồn về hai mẹ con con bò  được tôi chăm sóc kỹ hơn. Có hôm sang rủ chú Niệm đi cắt cỏ chú bảo bận, một mình tôi cũng mang sọt vào dồng Tiền Miệu. Lúc này cũng chỉ ở đồng Tiền Miệu à có cỏ, những nơi khác cỏ vừa cằn vừa khó kiếm. Tôi chui vào ruộng ngô kiếm cỏ mật, cỏ chỉ gà. Kỳ này ngô đã sắp thu hoạch, lá ngô già cứa vào tay, vào cổ cứ ram ráp, xon xót. Một mình tôi cứ lui cui chui hết ruộng này sang ruộng khác mà cũng không thấy sợ. Tôi muốn vổ béo con bò mẹ, bồi dưởng thêm cho con bò con vì cũng chỉ chưa đầy tháng nữa là nó đã về tay người khác. Dẫu sao tôi cũng đã chăn thả nó được hơn ba năm rồi. Trong ba năm chăn thả nó tôi và nó đã biết tính nhau, nó đã như người bạn thân thiết của tôi. Tôi còn nhớ năm kia, khi lụt về nước chảy rất xiết, tôi phải lùa nó tránh vào đường tàu hoả. Khi đi qua một chỗ nước sâu tôi phải cưởi lên người nó, thấy nó cứ ngần ngừ không dám lội qua, tôi vỗ vỗ vào lưng nó như để động viên, nó liền hăng háilội qua ngay. Đem trời mưa rất to tôi cho nó vào trú trong đường hầm xuyên núi, buộc vào đường ray tàu hoả còn sót lại. Trong hầm có nhiều trâu bò của các xóm được bọn trẻ lùa vào tránh mưa lụt. Con bò của tôi rất ngoan, tôi buộc chỗ nào là nó đứng nguyên chỗ đó, không đi lăng xăng gây gỗ như một số con khác Đêm hôm đó  mấy đứa trẻ xóm tôi quây lại, giở cơm nắm ra ăn. Mấy đứa con gái biết lo xa, bảo với cả bọn sau lụt không biết chăn thả trâu bò ở đâu. Thằng San nói như khoe với cả bọn:

 - May, nhà tau còn ít rơm với cây lạc khô để trên chuồng bò!
 
Nghe thằng San nói thế tôi thấy mình còn đáng tự hào hơn nó. Nhà tôi có cây rơm khá to; cây rơm này mỗi năm tôi lại chất thêm một ít bằng rơm của vụ mùa vừa gặt được phơi rõ khô. Mỗi đêm tôi lại rút từ chân cây rơm một ôm to bỏ vào chuồng cho con bò ăn thêm. Vụ lạc vừa rồi tôi cũng phơi được rất nhiều cây lạc khô, chất trên chuồng cho bò ăn dần. Tôi rất thương con bò con. Con bò mẹ chữa từ bao giờ tôi không biết, chỉ đến khi thấy bụng nó to to mạ tôi ra xem mới bảo là nó đã có chữa. Rồi một đêm nghe tiếng con bò mẹ keu ngọ…ngọ một cách nặng nề, mạ tôi và tôi mới cầm đèn chạy ra xem thì thấy nó đang liếm cho con bê mới sinh. Cả ngày hôm sau tôi nhốt nó trong chuồng, đi cắt cỏ về cho nó ăn. Mấy hôm sau tôi cũng chỉ cho nó ăn loanh quanh trong vườn con bê cứ liêu xiêu đi theo mẹ. Con bò mẹ rất quấn con, thấy con chạy ra xa là nó ngừng ăn ngẩng lên kêu ngọ…ngọ, con bê chưa kịp chạy về thì nó đã  vội chạy đến bên con. Khi tôi cùng lũ bạn vào chăn thả ở đồng Chăm, thấy con mình bị con bò khác bắt nạt là nó ngừng ăn, tức tốc chạy đến bảo vệ con. Vóc dáng nó không to, bộ mặt có vẽ hiền lành nhưng khi con nó bị bắt nạt nó trở nên hung dữ lạ thường. Nó chạy đến, dùng cặp sừng ngắn củn húc vào con bò vừa bắt nạt con nó.
 

Rồi cái ngày lâu nay cứ làm tôi phấp pha phấp phỏng cũng đã đến. Đêm 15 âm mạ tôi bảo tôi cùng đi đến nhà ông mẹt Châu ở xóm ngoài. Ông mẹt Châu là người có quan hệ họ hàng xa với gia đình tôi, lại chịu ơn nhà tôi vì cho ông làm ruộng rẻ. Dọc đường mạ tôi bảo phải nhờ ông đi chợ Ba Đồn bán bò, tôi cùng đi với ông.

Ông mẹt Châu vui vẻ nhận lời, dặn hai mẹ con tôi chuẩn bị để chiều mai dắt bò xuống chợ. Ông bảo với tôi khoảng đầu giờ dậu thì lên đường vì lúc đó nước rặc, dắt bò qua sông dễ. Tôi hỏi ông con bò con thì đưa qua sông bằng cách nào? Ông bảo, con bò con nếu không chịu đứng trên đò thì tôi phải túm tai nó  xách lên, áp sát vào mạn thuyền ông ngồi phía trước dòng con bò mẹ bơi.

Khoảng giờ dậu hôm sau ông mẹt Châu đội nón, vai đeo cái  túi vải, tay cầm theo một đoạn tre làm gậy  đi vào nhà tôi. Nghe tiếng chó sủa mạ tôi vội vàng ra sân đón ông, mời ông vào nà uống nước. Ông hỏi mạ tôi về giá cả hai mẹ con con bò. Mạ tôi thuật lại việc đi khảo giá phiên trước rồi thật tình nóivới ông:

- Chú coi, giá cả mỗi phiên một khác, tui là đàn bà, chú cứ tự quyết định.

Ông mẹt Châu nói với mạ tôi cứ yên tâm rồi đưng lên bảo tôi dắt bò đi không muộn, tối chưa chắc đã đến được Ba Đồn, có thể phai ngủ dọc đường.

Việc dắt hai mẹ con con bò qua Rào Con tương đối dễ  nhưng qua Rào Nậy thì không đơn giản. Tuy là lúc nước rặc nhưng qua Rào Nậy vẫn còn cả trăm mét phải bơi.

Ông mẹt Châu gọi đò còn tôi lấy đoạn dây thừng buộc vòng cổ con bò con. Khi anh lái đò chống con đò vào tôi thấy trong khoang nước ngập đến ống chân. Tôi cố lôi con bò con vào nhưng  nó cứ vùng vẫy không chịu. Ông mẹt Châu dắt con bò mẹ lội ra phía trước, quay lại bảo tôi túm lấy đoạn dây thừng vừa buộc mà dòng nó vậy. Loay hoay một lúc cuối cùng anh lái đò cũng chống được thuyền ra giữa dòng. Con bò con đã ngoan ngoản bơi phía sau con bò mẹ, tôi chỉ việc cầm hờ vào vòng dây thừng. Ra đến giữa dòng nước chảy mạnh, con bò con đâm hoảng. Đang bơi phía trước, con bò mẹ nghe tiếng kêu của con vội quay lại nhìn. Nó định bơi vòng lại nhưng ông mẹt Châu cứ giữ chặt đây thừng, bắt nó phải bơi lên phía trước. Tôi dùng hết sức cố giử chặt cái vòng ở cổ, lôi con bò con bơi sát mạn thuyền. Chắc con bò mẹ lo cho con nhưng không có cách nào hơn, nó bơi chậm lại, cho chìm nữa thân sau để con bò con có thể tựa cái đầu lên.

Được tựa đầu vào lưng mẹ con bò con có vẻ yên tâm hơn, nó ngoan ngoản bơi tiếp. Chỉ bơi thêm một đoạn là đã gần đến bờ, con bò con nhảy chồm lên, tý nữa lôi tôi ngã nhào xuống nước. Nó nhảy phốc lên bờ, rùng mình cho hết nước rồi quay lại nhìn mẹ. Ông mẹt Châu trả tiền, cảm ơn anh lái đò rồi dắt con bò mẹ lên đường. Tôi bẻ vội cái roi, lùa con bò con đi theo.

Việc dắt hai mẹ con con bò xuống Ba Đồn cũng không quá khó. Ông mẹt Châu dắt con bò mẹ đi trước, tôi buộc thêm đoạn thừng vào vòng cổ con bò con dắt đi theo sau. Dọc đường con bò con cứ muốn chạy lăng xăng tôi phải vất vả vừa lôi vừa lấy roi quất nó mới chịu đi một cách ngoan ngoãn. Lúc đi qua nhà thờ Phù Kinh thấy trước sân có con bò con nhà ai buộc ở đó nó cứ lôi tôi vào. Toà nhà thờ xứ Phù Kinh trông gần cũng không lấy gì làm đẹp; nó cũ kỹ, có chỗ tróc lở lòi hết cả gạch. Tôi cảm thấy hơi bị hẩng hụt vì từ trước đến nay chỉ được nhìn từ bên kia sông, nghe tiếng chuông ngân nga thánh thót tôi cứ hình dung đó phải là một toà nhà nguy nga tráng lệ kia.

Cách Ba Đồn khoảng 2-3 cây số thấy có đám cỏ bên đường ông mẹt Châu bảo nghỉ chân, tranh thủ cho hai mẹ con con bò gặm cỏ. Chắc đi đường xa vừa đói, vừa mệt nên khi ông mẹt Châu vừa dừng lại con bò mẹ liền cúi xuống gặm cỏ. Nó vơ vội vơ vàng từng búi cỏ bên đường. Con bò con cũng học theo mẹ cúi xuống gặm cỏ. Tôi đi lại chỗ ông mẹt Châu ngồi. Ông thong thả lấy từ trong túi vải  ra cái đãy đựng thuốc, xé miếng giấy bản, bốc nhúm thuốc đã thái vê thành điếu thuốc sâu kèn rồi bật lửa châm. Ngồi tựa lưng vào bờ cỏ bên đường, ông khoan  khoái nhả từng ngụm khói lên trời. Nhìn về phía tây, nơi dãy Trường Sơn đang tụ lại những đám mây được ánh nắng chiều rọi vào đỏ rực, ông nói với tôi:

- Cứ cái ráng ni thì ngày mai có gió to đây! Chừ chú cháu miềng ngồi nghỉ, tranh thủ cho hai mẹ con con bò ăn rồi tẹo nữa tìm nhà trọ nghỉ qua đêm, sáng mai ta lùa bò vào chợ sớm.

Đêm hôm đó tuy đi đường xa mệt, nhưng tôi lại rất khó ngủ. Tôi cứ miên man nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác. Không biết rồi ai sẽ mua hai mẹ con con bò nhà tôi? Nhà họ ở tận vùng nào? Tôi định quay sang hỏi ông mẹt Châu một vài chuyện nhưng thấy ông đã ngủ ngon lành nên thôi. Việc bán hai mẹ con con bò cũng không có gì đáng nói. Ngồi trên thuyền về nhà tôi trở nên lầm lỳ. Thôi, thế là từ nay hết cưởi bò đi chăn, hết có dịp bày trò nghịch cùng lũ bạn, hết có dịp ra cây đa cổ thụ giữa đồng leo bắt tổ chim cà cưởng cùng lũ bạn! Từ nay trở đi, cuộc đời tôi chắc sẽ tách khỏi cái làng quê thân thương, tuy có lúc đã làm cho tôi chịu nhiều khốn khổ. Nhưng mọi chuyện đều do con người tạo ra chứ cái làng quê của tôi thì vẫn thế; vẫn là những vườn cau cao vút, thẳng tắp; vẫn là những vườn trầu xanh tốt quanh năm; vẫn là những vườn quýt, vườn cam trỉu quả vàng ươm khi mùa về!


Cùng các bạn thời thơ ấu ở làng tôi!

Những mẫu hồi ức thời thơ dại lúc tôi còn ở làng có chuyện là chuyện thực, có chuyện được tôi hư cấu thêm trên cơ sở tình tiết đã được nghe. Những người tôi nhắc đến trong này đều là những người có thực, hiện tại có người vẫn sống ở làng, có người phiêu bạt làm ăn nơi xa nhưng chắc họ cũng đau đáu nỗi nhớ quê như tôi. Và tôi chắc những  người đã thành đạt hoặc đã bạt xứ nhiều nơi cũng đều có nhận xét như toi : cái  làng Lệ Sơn mình tuy rất nghèo khó , có cái còn rất hủ lậu nhưng xuyên suốt , vẫn co những net văn hóa rất nhân văn ; người làng sống với nhau vẫn lấy tình nghĩa làm đầu; thế hệ chung toi,  cũng có người thành đạt trong cuộc sống , có người vẫn lận đận khó khăn. Trong cuộc sống cũng có người thành đạt, có người vẫn lận đận, khó khăn. Năm 2000 tôi có dịp về quê rồi gặp chú Niệm. Khỏi phải nói cái giây phút gặp lại nhau sau mấy chục năm xa cách. Đúng là mừng mừng, tủi tủi đúng với nghĩa đen của nó. Chú bảo với tôi:

- Chú về thanh tra mấy trường cấp hai ở xã mình và bên Tiến Hoá. Nhà chú tận trên Minh Hoá, nếu có dịp lên chơi chú cháu mình hàn huyên nhiều chuyện.

Chú  cho tôi biết, bạn bè chăn trâu thủa trước đều học hành tiến bộ. Thằng San là giáo viên cấp ba sắp nghĩ hưu, thằng Vỵ là kỹ sư lâm nghiệp cũng sắp nghĩ hưu. Riêng con Nhạn lấy chồng trong Nam, đã lâu không có tin tức gì.

Chia tay chú Niệm tôi cứ thấy bâng khuâng, một nỗi buồn man mác lan toả trong tôi. Theo thời gian, chúng ta đều đã trưởng thành. Tận trong sâu thẳm tâm hồn chắc mỗi chúng ta đều giữ mãi những kỷ niệm thời thơ dại, có phải thế không các bạn của tôi ?  

 
Chú thích :  Một số từ địa phương đã dùng trong bài:

 - Súng trơng: súng phốc trẻ con hay chơi, bắn bằng quả dây trơng, to bằng hạt tiêu.

- Chừ: Bây giờ; - Mi: mày; -Tui: tôi; - Day: đoạn cành tre xỏ qua mũi trâu, bò để buộc dây thừng; - Đánh thẻ: đánh chuyền; - Mạ: mẹ; - Mệ: bà (nội, ngoại);
- Oông: ông; - Ni: nay; - Răng mà: sao mà; - Tau: tao; - Ra ri: ra thế này; - Ló: lúa; - Sạu: ngô; - Hạ bạn: vùng dưới (sông).

- “Bát đại danh hương”: tám làng to đẹp (Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Vỏ, Cổ, Kim), Lệ Sơn là làng đứng đầu.

 - Ông đái: ở quê tôi ai sinh con trai đầu thì mọi người gọi như thế (lúc còn trẻ và con còn nhỏ thì gọi bằng anh cu).

- Ông mẹt: ai sinh con gái đầu thì gọi như thế.
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:

Lương Duy Thái

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 2663
  • Tháng hiện tại: 23150
  • Tổng lượt truy cập: 8032184

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net