Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 5/7)
Đăng lúc: Thứ bảy - 21/07/2012 22:49 - Người đăng bài viết: bientap02Giới thiệu phần 5 cuốn hồi ký hoàn chỉnh (có bổ sung) "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Thái
và chị nó được ông phân công chăm bẳm con trâu. Hôm nào ông thấy con trâu không được ăn no, chiều về không được tắm rửa sạch sẽ thì chị em con Nhạn liệu hồn với ông.
Con trâu đực của ông to béo, đen trủi. Cái cổ của nó phải vòng tay người lớn mới ôm xuể. Hai mắt nó đỏ nọc. Cặp sừng không quá kềnh càng, luôn được nó mài vào bờ ruộng đen bóng, nhọn hoắt. Nó là con trâu đực khoẻ nhất xóm. Tuy hung hăng nhưng khi bố con Nhạn đi cày thì nó lại rất ngoan, cày rất khoẻ. Vì thế ông rất quý nó.
Nghe tôi và chú Niệm rủ đi hớt ngọn lúa ở lùm mộ tổ con Nhạn đồng ý liền. Nó bảo nó cũng đang lo không biết kiếm gì cho trâu ăn vì mấy hôm nay thấy con trâu có vẻ gầy gầy. Con Nhạn củng rất quý con trâu.
Trên đường đi vào lùm mộ tổ con Nhạn kể cho tôi và chú Niệm nghe chuyện trước đây con trâu nhà nó tý nữa húc chết con trâu đực nhà mẹt Hoè ở xóm trong. Cũng may,hôm ấy chị con Nhạn đi chăn. Chị nó đang dắt trâu cho ăn ở bờ ruộng phía ngoài cây đa cổ thụ giữa đồng thì con trâu mẹt Hoè bị đứt day xồng xộc chạy đến. Con trâu mẹt Hoè mới lớn, đang độ hung hăng xộc ngay vào đánh nhau với trâu con Nhạn. Chị con Nhạn sợ quá vội vắt dây thưng qua lưng trâu mình rồi chạy lên cái mả cao nhất đứng nhìn. Mới đánh được vài miếng trâu con Nhạn lựa thế luồn cặp sừng vào phíadưới cổ con trâu mẹt Hoè rồi nhấc bổng cả hai chân trước của nó lên hất mạnh vào góc cái mả gần đó. Con trâu mẹt Hoè ngả lăn xuống vũng bùn ở góc mả. Thế là trâu con Nhạn xọc ngay cặp sừng nhọnvào sườn, vào mông con trâu mẹt Hoè.
Con trâu mẹt Hoè bị bao nhiêu vết thương, máu ra đầm đìa, cứ kêu ẹ…ẹ, muốn đứng dậy bỏ chạy nhưng trâu con Nhạn không cho đứng dậy. Cũng may, hôm ấy có mấy ông làm ruộng gần đó vác cuốc đến cứu chứ không thì nguy. Thấy tôi và chú Niệm chăm chú lắng nghe con Nhạn hào hứng kể tiếp :
- Hồi còn kháng chiến con trâu nhà tui suýt húc chết thằng Tây khi nó đi càn. Hôm đó Ba tui đang cày đám ruộng sâu ở cánh đồng Sác. Nước sâu quá đầu gối, Ba tui và con trâu cứ bì bà bì bỏm cố cày cho xong đám ruộng nên không nghe tiếng mõ báo động trên Lèn Choi, đến lúc nghe tiếng súng nổ trong thôn Xuân Tổng thì mới biết Tây đã vào làng. Ba tui vội vàng tháo ách cho trâu, cuốn dây thừng lên sừng, rội đập nó chạy lên cồn đất gần đó. Con trâu vừa chui vào bụi cây thì ba thằng Tây cầm súng chạy đến.
Con trâu đực của ông to béo, đen trủi. Cái cổ của nó phải vòng tay người lớn mới ôm xuể. Hai mắt nó đỏ nọc. Cặp sừng không quá kềnh càng, luôn được nó mài vào bờ ruộng đen bóng, nhọn hoắt. Nó là con trâu đực khoẻ nhất xóm. Tuy hung hăng nhưng khi bố con Nhạn đi cày thì nó lại rất ngoan, cày rất khoẻ. Vì thế ông rất quý nó.
Nghe tôi và chú Niệm rủ đi hớt ngọn lúa ở lùm mộ tổ con Nhạn đồng ý liền. Nó bảo nó cũng đang lo không biết kiếm gì cho trâu ăn vì mấy hôm nay thấy con trâu có vẻ gầy gầy. Con Nhạn củng rất quý con trâu.
Trên đường đi vào lùm mộ tổ con Nhạn kể cho tôi và chú Niệm nghe chuyện trước đây con trâu nhà nó tý nữa húc chết con trâu đực nhà mẹt Hoè ở xóm trong. Cũng may,hôm ấy chị con Nhạn đi chăn. Chị nó đang dắt trâu cho ăn ở bờ ruộng phía ngoài cây đa cổ thụ giữa đồng thì con trâu mẹt Hoè bị đứt day xồng xộc chạy đến. Con trâu mẹt Hoè mới lớn, đang độ hung hăng xộc ngay vào đánh nhau với trâu con Nhạn. Chị con Nhạn sợ quá vội vắt dây thưng qua lưng trâu mình rồi chạy lên cái mả cao nhất đứng nhìn. Mới đánh được vài miếng trâu con Nhạn lựa thế luồn cặp sừng vào phíadưới cổ con trâu mẹt Hoè rồi nhấc bổng cả hai chân trước của nó lên hất mạnh vào góc cái mả gần đó. Con trâu mẹt Hoè ngả lăn xuống vũng bùn ở góc mả. Thế là trâu con Nhạn xọc ngay cặp sừng nhọnvào sườn, vào mông con trâu mẹt Hoè.
Con trâu mẹt Hoè bị bao nhiêu vết thương, máu ra đầm đìa, cứ kêu ẹ…ẹ, muốn đứng dậy bỏ chạy nhưng trâu con Nhạn không cho đứng dậy. Cũng may, hôm ấy có mấy ông làm ruộng gần đó vác cuốc đến cứu chứ không thì nguy. Thấy tôi và chú Niệm chăm chú lắng nghe con Nhạn hào hứng kể tiếp :
- Hồi còn kháng chiến con trâu nhà tui suýt húc chết thằng Tây khi nó đi càn. Hôm đó Ba tui đang cày đám ruộng sâu ở cánh đồng Sác. Nước sâu quá đầu gối, Ba tui và con trâu cứ bì bà bì bỏm cố cày cho xong đám ruộng nên không nghe tiếng mõ báo động trên Lèn Choi, đến lúc nghe tiếng súng nổ trong thôn Xuân Tổng thì mới biết Tây đã vào làng. Ba tui vội vàng tháo ách cho trâu, cuốn dây thừng lên sừng, rội đập nó chạy lên cồn đất gần đó. Con trâu vừa chui vào bụi cây thì ba thằng Tây cầm súng chạy đến.
Ba tui ngồi nấp sau cái mả cứ lo thằng Tây bắt mất con trâu. Nghe tiếng người chạy huỳnh huỵch trên bờ ruộng con trâu cong đuôi bỏ chạy. Một thằng Tây cầm súng chạy đón đầu. Thấy con trâu dương sừng chạy đến thằng Tây hốt hoảng bop cò. Tiếng súng nổ đánh đoàng con trâu hơi chựng lai ; ngồi sau hốc mả Ba tui tưởng con trâu trúng đạn rồi. Nhưng không, viên đạn chỉ sượt qua gáy làm chảy ít máu, nhưng cũng vì thế con trâu tui mới điên tiết lên. Nó cúi mặt sát đất, chỉa sừng ra trước, cong đuôi lên phi nước đại về phía thằng Tây. Thằng Tây thấy con trâu hùng hổ phi về phía mình thì sợ quá vừa đi dật lùi vừa lên đạn nhưng không kịp, con trâu nhà tui chạy đến dùng cặp sừng xỉa mạnh vào khẩu súng thằng Tây đang cầm. Ba tui ngồi sau cái mả nghe thằng Tây la lên một tiếng khiếp đảm rồi ngả lăn xuống góc ruông. Khi thằng Tây lồm cồm bò dậy thì con trâu nhà tui đã cong đít phi xa rồi.
Nghe con Nhạn kể xong chú Niệm tần ngần một lúc rồi mới hỏi nó :
-Mi có biết răng đồng Sác lại ngập sâu rứa không ?
Thấy tôi và con Nhạn không nói chi chú mới nói tiep:
_ Tau cũng chỉ nghe người lớn nói lại thôi . Đồng Sác trước đây là một đầm lầy rất rộng. Mùa nước mặn , sông Gianh đẩy nước vô ,có chổ ngập đến cổ . Nước sâu như rứa nên chỉ có cây năn , cây lác mọc được thôi ; đến mùa rét thì le le , vịt trời về kiếm ăn đậu kín cả một khoảng đầm rộng .Có những con chim chi rất to ,cánh nó giăng ra đến hơn sai tay người lớn .Về sau ôông thị Lượng mới thấy để rứa thì phí quá mới bàn với ôông chánh Tổng và các vị chức sắc trong làng đắp đập khai hoang . Tau nghe bố tau nói hồi đó Cậu mi – chú nói với tôi - luc về Làng cũng được oông thị Lượng đến vận động tham gia để lấy thanh thế .
Cả ba đứa chúng tôi cứ lầm lũi đi ; một lúc sau con Nhạn mới cất tiếng :
_ Tui còn nghe mệ tui kể , trước đây làng mình còn có tục tết trâu , tết bò . Cứ khoảng 27 , 28 tháng Chạp là các nhà khá giả trong làng chuẩn bị một bàn thờ tạm trước cửa chuồng trâu , chuồng bò ; đặt lên đó hai cái bánh chưng mới luộc , thắp hương khấn thần thổ địa , thổ công phù hộ cho con trâu , con bò mạnh khỏe để cùng gia chủ làm ăn khấm khá hơn năm trước . Khấn vái xong , đợi cho hương gần tàn chủ nhà mới tìm cách đút cái bánh cho trâu bò ăn . Ôông bà mình nói đó là cách để tri ân con trâu con bò.
Mà giống trâu cũng lạ,nó nhớ rất dai để báo thù. Gần năm sau, khi trâu con Nhạn đã thiến trở nên nhu mì, lành hiền thì, vào một đêm trời sáng trăng suông, bố con Nhạn cứ nghe tiếng lịch kịch, lịch kịch rồi tiếng sừng trâu va vào gỗ gióng chuồng mới xách đèn ra xem thì thấy có con trâu nhà ai đang đánh nhau với trâu nhà mình. Ông vớ ngay ngọn tre gần đó huơ huơ vào con trâu phía ngoài một lúc nó mới chịu bỏ chạy. Ông xem lai chuồng thì thấy cửa chuồng vẫn đóng, ra xem cửa ngỏ thì thấy cửa ngỏ đã bị nó hất sang một bên. Sáng hôm sau con Nhạn đi chăn trâu thì mới biết con trâu hôm qua là trâu mẹt Hoè.
Chú Niệm dẫn con Nhạn vào cắt chỗ hôm trước, tôi cắt phía ngoài cách một quảng. Được một chốc thấy buồn vì không có ai nói chuyện tôi mang sọt vào chỗ chú Niệm và con Nhạn. Thấy tôi mang sọt vào cả chú Niệm và con Nhạn cung nhìn tôi cười
cười. Con Nhạn cười có vẻ hơi ngượng. Chú Niệm nói với tôi :
-Tau đang hỏi con Nhạn có phải hồi học lớp hai ba con Nhạn hỏi mi đứng thứ mấy thì mi cứ nói đi nói lại “ con Nhạn chót “ ?
Nghe chú Niệm nhắc lại chuyện cũ tôi chớ lại chuyện học hành của mình. Hồi ấy vì học kém tôi không muốn đi học. Lớp học đặt trong nhà dân, phía trong xóm. Mỗi lần đi học tôi phải đi qua vườn nhà con Nhạn. Nhà con Nhạn nuôi hai con chó, một con cộc đuôi rất dữ dằn. Có hôm tôi đã lặng lẽ đi qua gần hết vườn mà nó vẫn phát hiện được, vừa sủa vừa xộc ra đuổi, tôi phải chạy trối chết. Hôm sau, lấy lý do sợ chó tôi nhất quyết không đi học nữa. Từ đó về sau mỗi khi tôi đi học là phải có người lớn dẫn qua vườn nhà con Nhạn. Cuối năm học, khi thầy giáo công bố kết quả, tôi chỉ đưng trên con Nhạn : thứ nhì chót ! Một lần có việc đi theo mạ tôi đến nhà con Nhạn, khi nghe ba nó hỏi, tôi đã trả lời chệch đi như thế.
Cũng năm học mày tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm. Thầy giáo lớp tôi tên là Lê Lương Biên. Ông này có quan hệ thế nào đó với gia đình tôi, mỗi lần nhà tôi có giỗ chạp là thấy vợ ông đội một mâm xôi trên đặt con gà sống đã luộc chín đến nhà tôi để cúng. Một hôm,đến giờ học rồi mà bọn học trò chung tôi vẫn chưa thấy ông đâu cả nên lại ùa ravườn gia chủ, lấm lét trước sau để trộm ổi,trộm quýt. Được một chốc thì thấy ông cúi đầu đi nhanh vào lớp. Bọn trẻ nít chúng tôi thấy mặt ông rầu rỉ, mồm ông mím lại ra chiều đau khổ lắm nên cứ lấm lét đưa mắt cho nhau, không biết có chuyện gì. Bổng ông
ngước mặt lên, đưa mắt nhìn cả lớp một lượt rồi từ mồm ông phát ra một tiếng nói nghẹn ngào :
- Các trò có biết khoông ? Đại nguyên soái Ét – Ta – Lanh của chúng ta từ trần rồi
Thấy ông buồn rầu, đau khổ bọn trẻ chúng tôi cũng tỏ ra buồn rầu đau khổ chứ nào chúng tôi có biết cái ông Et – Ta – Lanh (StaLin ) là ông nào ? Ông ta thì có quan hệ gì với chung tôi?
Kể cũng lạ, những chuyện như thế cứ hằn sâu vào đầu óc tôi. Ông Biên này có bà vợ hồi giảm tô,cải cách cũng rất hăng hái, được cán bộ cho làm cốt cán. Nhà tôi hồi ấy cũng bị bà ta đặt điều này nọ. Sau sửa sai quan hệ cứ nhạt dần, về sau không còn liên hệ gì nữa. Tôi nghe nói hồi năm ất dậu ông ta sắp chết đói, bố tôi thấy mới đem về nuôi sau này ông ta nhận bố mẹ tôi làm bố mẹ nuôi. Vợ ông ta cũng do bố mẹ tôi hỏi cho.
Ba đứa chúng tôi đã cắt gần đầy sọt. Chú Niệm đầy trước đang cắt hộ con Nhạn, tôi chưa đầy nhưng vì bò nhà tôi không thích ăn nên cũng quay ra cắt hộ con Nhạn. Cả ba đứa xúm vào cắt nên chẳng mấy chốc sọt con Nhạn cũng đầy có ngọn. Chúng tôi đeo sọt ra chổ cây nhót người ta để lại lấy chỗ tránh nắng ngồi nghỉ. Trong ba sọt thì sọt của tôi có lẽ nhẹ nhất, sọt của con Nhạn vừa to vừa đầy nên nó mang có vẻ nặng. Lúc đến chỗ cây nhót tôi thấy hai má nó ưng hồng, mồ hôi rịn ra bết chặt tóc ở mang tai. Nhìn nó lúc này đúng là một cô thôn nữ khoẻ mạnh, đầy hấp dẫn. Tôi và chú Niệm ngồi gần nhau, chú Niệm cứ lấy cùi tay hích tôi rồi đưa mắt chỉ về phía con Nhạn. Thì ra, đứng trước sức hấp dẫn của người khác giới, cả hai thằng con trai đang lớn là tôi và chú Niệm đều có cảm xúc như nhau !
Ngồi chưa ráo mồ hôi thì con Nhạn đã đứng lên, nó nói :
-Chú với eng Thái về sau, tui phải về trước đây !
Chú Niệm nói với nó :
-Mi mần chi mà cứ vội vội vàng vàng. Ngồi thêm tẹo nữa rồi cả ba cùng về có phải hay hơn không ?
Con Nhạn không chịu, nó nói còn phải đi thăm đám ruộng trồng mía ở gần miếu Tiền Miệu. Tôi và chú Niệm cùng đứng dậy đi theo nó.
Cồn Tiền Miệu là một doi đất cao. Có lẽ những trận lũ trước đây lùm mộ tổ đã cản dòng nước lại, nước lũ chỉ xói mòn hai phía tạo thành hai vệt ruộng trủng hai bên. Trên cồn Tiền Miệu người ta chỉ trồng ngô trồng đậu. Cuối cồn có cái miếu khá to, xung quanh người ta trồng cây găng, cây dứa dại làm hàng rào. Trước cửa miếu có cây muổm rất cao, cành lá um tùm. Cây muổm này có năm ra rất nhiều quả nhưng chẳng ai dám hái. Bọn trẻ chăn trâu chăn bò kháo nhau trong miếu có cặp rắn có mào trông giử.
Có đứa còn quả quyết cặp rắn rất to, rất dài, nó chỉ cần phun nọc cũng có thể giết chết con bò nhỡ. Thằng Vỵ có lần đã kể với bọn tôi có con chó săn sục vào trong miếu rồi bị mất tích, chủ đưng phía ngoài nghe chó kêu ăng ẳng mà không dám vào. Những câu chuyện thần bí, huyễn hoặc như thế đã biến miếu Tiền Miệu thành nơi linh thiêng, không ai dám động đến. Ba thằng Vỵ có lần đã nói với nó từ hồi bé ông đã thấy cây muổm um tùm như thế rồi. Bọn tre chăn bò còn kháo nhau trên cây muổm có rất mhiều đầu chim cu, chim ngói bị diều hâu ăn thịt để lại, xâu thành chuổi dài.
Khi ba đứa chúng tôi đến chỗ đám mía nhà con Nhạn thì trời đã gần trưa. Đám mía khá tốt, cây nào cây nấy to như cổ tay,cao quá đầu người lớn. Có lẽ ở gần miếu nên trẻ chăn trâu ít dám phá phách. Kể cũng lạ, ngoài trời nắng to, khá oi bức mà khi tới gần miếu tôi cứ thấy lành lạnh. Có lẽ nghững chuyện thần bí xung quanh ngôi miếu cộng thêm tiếng gióvù vù trên tán cây muổn tạo nên bầu không khí làm người tôi cứ gai gai.
Con Nhạn định bẻ mía mời tôi với chú Niệm nhưng cả hai đứa tôi ngăn lại. Ngồi cạnh miếu mà ăn mía tôi thấy cứ rờn rợn thế nào ấy, chắc chú Niệm cũng cùng cảm giác đó. Chúng tôi dục con Nhạn đi về. Dọc đường con Nhạn nói năm tới nhà nó không trồng mía ở đây nữa, ba nó bảo lùm mộ tổ phá rồi thì chắc cồn Tiền Miệu cũng bị lũ xói hết.
Nghe con Nhạn nói thế tôi chợt nhớ lại lời phát biểu của ông mẹt Liệu hôm họp bàn việc phá lùm mộ tổ. Thì ra,những ông nông dân có nhiều kinh nghiệm, họ đều có
những nhận xét giống nhau. Bất giác, tôi ngoái lại phía miếu Tiền Miệu thấy gió thổi bạt cả tán cây. Phía trên cao một con diều hâu đang lượn vòng nghiêng ngó.
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Câu chuyện về Chị gái tôi (24/07/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Một đời tôi lặng lẽ đi tìm (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 7/7) (17/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 6/7) (17/07/2012)
- Thơ say (16/07/2012)
- Trận đánh lịch sử của quân và dân Lệ Sơn ngày 28 tháng 4 năm 1965 (13/07/2012)
- Chuyên trang phát động phong trào viết về chủ đề Thắp nến tri ân (12/07/2012)
- Thơ vui làng ta (11/07/2012)
- Tôi và Anh (14/07/2012)
- Phóng sự ảnh thăm Động Chân Linh và mộ Thành Hoàng Làng (01/07/2012)
- Nhận ảnh chân dung, đồng chí Lê Duy Điểu (27/06/2012)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 5
- Hôm nay: 1421
- Tháng hiện tại: 37931
- Tổng lượt truy cập: 8397942
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc