Đường về quê ngoại
Đăng lúc: Thứ hai - 06/08/2012 01:32 - Người đăng bài viết: bientap03Giới thiệu bài viết của cô giáo Đặng Thị Ánh Tuyết, hiện là giáo viên trường PTTH số 1 Bố Trạch, Quảng Bình
Khi bắt gặp trang web quê mình, tôi đã có ý định viết tản văn này nhưng chưa kịp thực hiện. Đến một hôm thấy bài thơ hay, tôi cao hứng nhào vô bình luận. Anh Minh Phương, tác giả, ở Vũng Tàu hỏi bạn ở đâu, có phải là người Lệ Sơn không mà cái tên nghe lạ quá. Tôi thấy phải viết ngay những dòng này kẻo các anh chị lại bảo “thấy người sang bắt quàng làm họ’’. Lí do nữa là tôi thấy viết văn làm thơ về quê mình để có thêm bè bạn, anh em. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ngày xưa bác Tản Đà phải lên tận trời để tìm bạn tri âm!.
Đúng là tôi không sinh ra và lớn lên trên đất Lệ Sơn mà là ở Châu Hóa, cách Lệ Sơn đúng một cái doi cát. Nhưng Lệ Sơn đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, vun đúc nghị lực cho tôi vững bước. N ơi ấy tôi có ngoại, có cậu, có dì... nơi mẹ tôi sinh ra và lớn lên cho đến lúc bén duyên một chà ng trai đất Kinh Châu. Ở đó tôi có thầy, có bạn và cả xóm làng mà tôi mến yêu....
Đúng là tôi không sinh ra và lớn lên trên đất Lệ Sơn mà là ở Châu Hóa, cách Lệ Sơn đúng một cái doi cát. Nhưng Lệ Sơn đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, vun đúc nghị lực cho tôi vững bước. N ơi ấy tôi có ngoại, có cậu, có dì... nơi mẹ tôi sinh ra và lớn lên cho đến lúc bén duyên một chà ng trai đất Kinh Châu. Ở đó tôi có thầy, có bạn và cả xóm làng mà tôi mến yêu....
Lèn đá Chẹt (Ảnh: Lương Duy Cường)
Quảng đường về quê ngoại là khoảng không gian êm ả xanh mướt màu của bãi lạc, đồng ngô, hơi ấm của đất bãi bồi mỗi khi gió nồm lên có sức hút hồn người kì lạ. Mãi tôi vẫn không quên cái cảm giác được hít thở đầy lồng ngực không khí trong lành tinh khiết của quê tôi. Con đường đi bộ duy nhất ngày ấy chúng tôi về giỗ ông bà được nối bằng hai cánh đồng và một quảng đường tàu đặc biệt. Quảng đường bị chắn bởi 2 ngọn lèn ăn sát bờ sông mà thời Pháp thuộc người ta đã tạo thành 2 hầm Lệ Sơn.
Những chuyến đi bộ trong hầm ngày ấy thu hút tôi lạ kì. Nó chứa đầy bí mật bởi trong hầm cứ tối đen. Tôi phải bước thấp bước cao mò mẫm. Chị tôi gánh cỗ có bận ngã nhào vừa vấp đau lại sợ mẹ và dì tôi mắng. Trong hầm lớn có một khe sáng tôi nghe mẹ kể khe ấy có là do thời chiến tranh bom dội trúng mà thành. Có bận vào giữa hầm dì tôi vấp phải một vật tròn lẳn. Dì bảo: “cháu ơi ai đánh rớt củ nâu. Tôi chẳng biết củ nâu để làm gì nhưng thấy dì tôi vui cứ nghĩ là quí lắm nên dù khó đi nhưng tôi cũng gắng ôm nó cho dì. Ra khỏi hang mới thấy đó là một cục đất thó. Chúng tôi cười vỡ bụng. tôi nhìn xuống bộ áo quần đẹp để đi ăn giỗ thì đã lấm lem. Những lần như thế tôi không thể nào quên được.
Trên đường tàu hai bên phủ đầy hoa lí và cây đót, cây lau... Những bãi lau trắng xóa, gió cứ làm ngã nghiêng, lả lướt mà không đổ gãy bao giờ. Tôi hỏi mẹ sao cây lau yếu thế mà gió không làm gãy được? Mẹ tôi bảo:nó yếu mà dẻo dai lại mọc thành bãi thành bờ nên suốt một đời vẫn cùng gió giao tranh ... Dù còn rất nhỏ tôi đã thấy thật lí thú. Cái cảm giác đi trong hang đá Lệ Sơn, cái âm thanh vi vút gió ngàn sao nó cứ xao xuyến trong hồn tôi kì lạ. Ra khỏi hang, đi một quãng nữa thì đến lèn đá Chẹt. Cả khối đá u trầm vươn sát ra tận đường sắt. Từ đây đã nhìn thấy cả Lệ Sơn quê ngọai tôi với những nó nhà thấp thoáng dưới màu xanh bạt ngàn của tre. Dẫu lớn lên đi khắp đó đây, thấy bao cảnh đẹp tôi vẫn thấy không đâu đẹp và đáng yêu bằng non nước Lệ Sơn quê tôi.
Những chuyến du xuân về quê ngoại với tôi thật đáng nhớ. Tôi nhớ nhất cảm giác được các cậu tôi chờ đón, những người con trai chân chất của đất Lệ Sơn quê tôi sống hiền lành như hạt lúa, trong vắt như vầng trăng. Họ yêu con và thương cháu biết nhường nào. Mẹ tôi kể rằng ngày ấy cậu tôi đi bộ mang gạo và khoai lên tận Minh hóa để nuôi con gái học cấp 3, dù cậu mự tôi rất khổ nhưng con cái đều thành đạt, cả nhà làm giáo viên.
Khi tôi viết những dòng này thì các cậu, các dì tôi đã trở về với đất nơi họ sinh ra lớn lên và gửi lại cho đời bao thế hệ cháu con. bây giờ chỉ còn lại 2 người con cuối của ông bà ngoại là mẹ tôi và cậu út (ông Lê Lưu) đều ở tuổi bát thập cả rồi.
Kỉ niệm về quê ngoại trong tôi trong sáng biết bao. Cứ mỗi dịp giỗ ông bà khi nào tôi cũng xin mẹ để được về nơi ấy. Tôi thích cái cảm giác được đứng gần bàn thờ tố tiên đế nghe cậu cả tôi cúng, những tiếng rì rầm gì đó nghe không rõ lắm nhưng tôi hiểu đó là tiếng nói tri âm vọng tới ngàn xưa....Khi cậu cả tôi cúng xong thì lần lượt các cậu mự, các dì đến để quì lạy ông bà tố tiên, tất cả đều nhịp nhàng nềm mại và rất bài bản mà chỉ có ở người Lệ Sơn, còn nơi khác tôi không thấy bao giờ, khi lớn lên tôi hiểu đó là nét đẹp văn hóa của người Lệ Sơn.
Có lần lướt web tôi thấy ai đó bảo người Lệ Sơn khách sáo. Riêng tôi lại thấy họ lịch sự và nồng hậu vô cùng. Người Lệ Sơn ra ngõ là chào, dù gặp người lạ hay quen. Tôi giữ mãi cảm giác thân thương sau mỗi bận hỏi chào. Có ai đó lại chê người Lệ Sơn keo. Rằng họ vít cam ngoài vườn vào cúng rồi lại thả ra. Tôi cười tếu táo bảo với con tôi vậy là người Lệ Sơn sống gần gũi thân thiện với môi trường biết mấy. Do không sống ở trong làng nên tôi có cái nhìn về làng rộng mở hơn chăng?
Có lần đi lấy củi, tôi trèo lên hòn lèn cạnh hầm Lệ Sơn và nhìn về phía biển. Cảnh đẹp hơn cả trong mơ. Sông Gianh uốn lượn lững lờ hữu tình biết mấy. Tôi chợt nhớ những câu thơ Nguyễn Trãi:
“Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen’’...(Dục Thúy Sơn)
Rồi tôi bỗng so sánh quê mình đâu thua non nước quê người và lại thầm biết ơn cha ông mình đã chọn nơi có cảnh đẹp thần tiên như thế! Yêu quá quê mình và tôi cũng thử làm thi sĩ:
“Lượn bên sông bên núi
Là dãi đất quê em,
Cha ông ai dựng nên
Mà hữu tình đến thế!
Từ núi cao thấy bể
Khác nào cảnh non tiên
In bóng như tóc huyền
Vọng còi tàu qua núi....’’ (Quê em)
Đối diện với khoảng không gian êm ả của con đường về quê ngoại là ngọn lèn Bảng sừng sửng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng đỉnh của nó bây giờ đã bị xẻ dọc, xẻ ngang khiến tôi không khỏi chạnh lòng nhớ thương một thời tan học mắt cứ dính vào nơi ấy, bởi nghe đồn trên ấy có động tiên...
....”Bóng lèn in xuống sông sâu
Đang dần cụt đỉnh trơ đầu khói loang
Đỉnh lèn xẻ dọc rọc ngang
Còn đâu vi vút gió ngàn
Động tiên thuở bé nồng nàn giấc mơ,
Những chiều tan học thẩn thờ
Âm vang tiếng gọi đò xưa vọng về...”(Bến quê)
Tôi lại nhớ anh Lê Quang Lộc, con cậu tôi thời học cấp 3 phải sống ở nhà cô (là mẹ tôi) để trọ học. Những năm tháng đó tôi thấy yên lòng và vững chãi vì có anh (ba tôi công tác xa mà nhà tôi toàn chị em gái), anh tôi hiền hậu lại học giỏi nên mẹ và chúng tôi rất yêu quí. Có những lần anh học về bị chìm đò sách vở lấm lem, áo quần ướt sũng. Anh tôi chửi mấy thằng mất dạy nào đó lại nhận chìm đò. Tôi thì cười trêu anh “may mà không chết”....
Hôm trước thấy các anh họp mặt trên đất Sài Gòn, tôi lại nhớ anh và dù bận rộn tôi có thêm động lực để viết nhanh những dòng này và mong cho anh tôi cũng như bao người con đất Lệ Sơn dù sống làm việc ở nơi nào cũng thành đạt và hạnh phúc! Em muốn nhắn với anh rằng nay em đã ở gần quê hơn. Những ngày giỗ chạp bây giờ về bằng nhiều con đường khác nhau chứ không phải cuốc bộ như ngày em còn bé, dẫu bây giờ không còn trẻ nữa. Cứ mỗi độ xuân về lòng vẫn bồi hồi nhớ. Món quà quê ngày ấy mự giành cho em, bây giờ vẫn vậy. Vẫn như năm nào mự bỏ vào đôi quang gánh: Lưng thúng khoai lang Hạ trang, một đùm bồ kết, vài quả cam voi...món quà giản đơn mà ấm áp tình quê!
Là con cháu đất Lệ Sơn, tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh em đã đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, sớm tạo cho làng ta trang web để những người yêu quê mình đã không quản ngày đêm thổi hồn cho nó, để nó lớn mạnh dần lên và ngày càng hoàn thiện hơn!
Email: dangthianhtuyet@thpt-so1botrachquangbinh.edu.vn
Tác giả bài viết: Đặng Thị Ánh Tuyết
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Câu chuyện về Chị gái tôi (24/07/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Hình ảnh một số nhà văn hóa ở Lệ Sơn (03/08/2012)
- Chuyện lạ chép ở Lệ Sơn (02/08/2012)
- Vẻ đẹp sông Gianh (28/07/2012)
- Tập ảnh sông nước Làng Lệ Sơn (22/07/2012)
- Văn tế 99 chóp lèn Lệ Sơn (22/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 2./7) (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 5/7) (21/07/2012)
- Một đời tôi lặng lẽ đi tìm (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 7/7) (17/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 6/7) (17/07/2012)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 16
- Hôm nay: 471
- Tháng hiện tại: 36981
- Tổng lượt truy cập: 8396992
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Bài viết rất hay, văn phong rất thật mà thanh thoát. Chuyện kể rất bình dị mà thấm đẵm để dễ nhớ, dễ thương. Tiếc tôi không phải là người Lệ Sơn để nghiệm theo những mạch cảm xúc của bạn. Nhưng tôi biết là bạn run, bạn nín thở vì các cảm xúc dâng trào khi viết nó. Bởi nó là 1 phần tuổi thơ gian khó, không quên và hồn nhiên như bất cứ đứa trẻ nào của bạn.
Chúc bạn có thêm nhiều bài viết về quê hương.
CLH