1
  • image
  • image
  • image
  • image
08:31 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Những kinh nghiệm truyền thống tránh lụt, vượt qua những thiên tai của dân làng Lệ sơn

Đăng lúc: Thứ ba - 15/10/2013 08:15 - Người đăng bài viết: lehongve
Khi có áp thấp hay bão gần bờ, lượng mưa trên 100mml tại khu vực miền Trung, thì nó đã không thành vấn đề xa lạ với những bà con vùng lũ của Làng Lệ Sơn xã Văn Hoá; huyện Tuyên Hoá; tỉnh Quảng Bình. Đối với nơi đây: lũ lụt không đáng sợ như người ta hình dung. Bởi họ có kinh nghiệm sống chung với thủy thần do nhiều đời truyền lại.

 
Đã hơn mười ngày trôi đi, trong dư âm của mỗi người để lòng đâu đó, hồi tưởng và tiếc thương vô hạn người anh hùng dân tộc đã mãi mãi về nằm trong lòng đất Mẹ. Tiễn đưa người đã khuất với biết bao lòng thành kính tôn vinh.
Quê hương vẫn ở lại với mưa nắng bão bùng.
Tiếc cho người đã mất, nhưng vẫn canh cánh hiện hữu lo toan những ngày tháng của tiết trời khắc nghiệt tràn về.  Cứ đến khoảng tháng 8 âl đến tháng 10, quê hương vùng ven sông này lại đón: “vị khách” không mời mà đến, “ Vị khách đặc biệt” hàng năm của bà con lại phá hoại mùa màng, thậm chí là nhà cửa cây cối và những con đường qua lại của Bà con. Mặc cho cấp độ lớn nhỏ theo những cơn bão, họ không bị bất ngờ trước những thịnh nộ của thiên nhiên tàn phá. Họ có những bí quyết gì? Mà dám “ phớt lờ” những cảnh báo khi bão lũ đến. Trong khi các nơi khác có lũ đi qua báo chí lại đăng đàn những đau thương mất mát bị lũ cuốn.

 

www. langleson.net, kênh thông tin kết nối con em quê hương

Rốn lũ

Làng Lệ sơn là tên cổ của xã Văn Hoá, là xã cuối huyện Tuyên, một huyện miền núi có mật độ khe suối và núi rừng dày đặc, tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh  và tỉnh Borikhamxay thuộc trung bộ của nước bạn Lào. Tất cả lượng nước vào mùa mưa bão đổ về thượng nguồn sông Gianh tràn vào các làng xã ven sông và đổ ra biển, do cửa sông Gianh hẹp nằm giữa hai dãy Hoành Sơn và Trường Sơn, nên khi có mưa lớn. Người dân đã chuẩn bị cho mình đón lụt, lụt ở vùng này nhanh thì hai ngày, chậm có khi 4 đến 5 ngày, và có những năm lụt lên đỉnh, rút xuống chưa được bao nhiêu lại lên lại. Như “đến hẹn lại lên”. Họ lại chuẩn bị cho mình những tình huống đối phó, tuy chưa có một văn bản hay một hội thảo để phòng và chống, nhưng mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi thôn xóm và cả làng đều có những điểm chung phòng tránh, mà ít có nơi nào có được.

Lo tài sản “đầu cơ nghiệp”

Làng Lệ Sơn nằm sát sông Gianh, phía sau là núi đá, cứ đến tháng 5, tháng 6. Người dân lại lên núi tìm chổ bằng phẳng để làm nhà cho trâu bò tránh lụt. Họ tìm những hốc đá có lợp mái che để mưa gió cho trâu bò khỏi rét. Khi mùa bão lụt, với kinh nghiệm: “Mưa nguồn” nhiều hay ít, khi nước bắt đầu từ sông chảy tràn vào đến ngõ, nước đục phù sa (nác bạc) mang theo theo rều (cành, củi và rong rêu); thì người dân đoán biết là lượng mưa nguồn bao nhiêu. Trống làng nổi lên thì mỗi gia đình tuỳ theo số lượng trâu bò mà họ gánh rơm khô dắt trâu bò vào núi. Khi buộc trâu bò ở lại, dây thừng buộc vừa phải đề phòng khi lũ lụt lâu ngày hết “lương thực”. Nó tự phá đứt dây để kiếm lá xung quanh mà ăn. Quả là một kinh nghiệm truyền đời quý báu.

Chặt tre chẻ lạt ( chuẩn bị dây) buộc, chằng, chống

 
Buộc các vật dụng để lụt khỏi trôi (Nguồn ảnh: kienthuc.net)
 
Về đến nhà thì nước đã vào vườn, người dân chặt tre chẻ dây buộc tất cả các vật dụng như cuốc cày, vật dụng để sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt trong nhà, cho đến chuồng trâu bò để nước lụt về khỏi trôi, nước lên họ dần rút vào nhà bắt gà lợn cho vào rọ đã đan sẵn, rồi cho lên gác, gác gỗ (người dân ở đây gọi là tra), tra có hai cấp độ. Tra thượng là nơi để lương thực cố định, và tra hạ là nơi để cất đồ như, thực phẩm, bếp núc. Nước sinh hoạt củi khô và những vật nuôi.
 
Đưa vật dụng lên (gác gỗ) tra hạ (Nguồn ảnh: kienthuc.net)
 
Vì vậy mà lụt có to đi chăng nữa, có kéo dài thời gian. Thì về cơ bản, người dân của cả làng này vẫn có đỏ lửa ngày 3 lần. Theo kinh nghiệm nước vào đêm, có lên nhanh hay có mưa lớn, những lúc tạnh, họ lại lắng tai nghe tiếng vạc kêu, còn nếu là ban ngày, họ nhìn lên trời thấy từng đàn cò bay về xuôi, chính lúc này trống làng canh mực nước cũng đánh ba hồi, coi như nước rút. Mọi người thở phào vậy là ổn rồi.

 

Dù ngoài kia lụt vẫn dâng nhưng người dân của cả làng này
vẫn có đỏ lửa ngày 3 lần
(Nguồn ảnh: kienthuc.net)

 
Dân làng ở đây có một mối tình đoàn kết keo sơn đến lạ. Có những năm, khi mới gặt hái về, nhà nào thóc bị ngâm nước, sau khi lụt ra khỏi làng, bà con chòm xóm lại đến thăm hỏi, mỗi gia đình đưa về ăn ủng hộ cho thúng thóc, sau lại mang đến thóc khô để gửi lại cho gia đình, bấy nhiêu đời nay vẫn cứ vậy, tình xóm làng trên dưới không thay đổi.

 Báo làng và những kết nối thực tiễn

Mấy năm gần đây, con cháu của vùng quê văn hiến này đỗ đạt và đi nhiều nơi. Hầu như các hộ gia đình người già cả chiếm một nửa. Người dân đã dành dụm xây cho mình những lối lên cao sát nhà để vật dụng và trâu bò lên đấy.
Họ có thời gian hơn để ứng phó với bão lũ.

 
Xây đường lên cho trâu bò tránh lũ (Nguồn ảnh: kienthuc.net)
 
 Cùng với sự sẻ chia những khó khăn nơi quê nhà. Làng quê Lệ sơn đã xây dựng trang tin điện tử mạnh mẽ, nội dung cập nhật và những lợi ích có tính cộng đồng thiết thực của làng quê để con em xa quê cập nhật, và những thông tin từ làng quê truyền trực tiếp trên báo làng. Họ đã chia sẻ những kinh nghiệm khi lũ lụt đến, cập nhật tin bão khẩn, báo làng đã có những bài viết như Chạy lụt bão ở Lệ sơn của tác giả Trần Minh Phương thật sự có những giá trị thiết thực. Langleson.net là trang tin có lượng truy cập lớn, kết nối với các báo TW và địa phương để cập nhật thông tin truyền thông hữu ích.

Khi viết những dòng về kinh nghiệm phòng tránh bão lụt và sự kết nối của báo làng. Thì vùng quê ấy đang chịu cơn bão số 10 tàn phá, qua kênh báo làng trực tiếp tường thuật diễn biến của bão nơi quê nhà. Con em xa quê phần nào biết được tình hình và bớt phần lo lắng. Bão đến rồi đi, họ lại bắt tay dọn dẹp nhà cửa, để “đón lũ lụt” hoàn lưu sau bão. Họ không phải oằn mình chống chọi, mà họ có những kinh nghiệm truyền đời để sống với những ngày:

 
“Ông tha mà bà chẳng tha
Mùng 5 tháng 8 mùng ba tháng mười” *
Ghi chú:
*: Theo kinh nghiệm nơi đây, những ngày tháng âm lịch này là có lụt)
Tác giả bài viết: Phi Yến
Từ khóa:

Lê Hồng Vệ

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Miền Nam - Đăng lúc: 20/10/2013 21:04
Đúng là theo Phi Yến, kinh nghiệm sống chung với lũ lụt ở quê mình từ xưa nay khó có làng nào sánh được, một phần do làng lụt nhiều hơn nơi khác, một phần do con người Lệ sơn cũng năng động và thông minh, nhưng mấy trận lụt gần đây, có kinh nghiệm nhưng vẫn bị tơi bờim dù con người không sao, nhưng cây cối và những thứ thường dùng bị trôi hết, âu đây cũng là cái để bà con ta suy nghĩ thêm để tránh được càng nhiều càng tốt.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 1064
  • Tháng hiện tại: 28669
  • Tổng lượt truy cập: 8037703

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net