Một lần đi đốt than củi lèn ở Hung Tắt
Đăng lúc: Thứ ba - 14/08/2012 17:25 - Người đăng bài viết: bientap02Bài viết về những kỷ niệm một thời chưa xa của tác giả Lương Duy Thắng, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhận lời rủ rê của bọ mẹt Lộc (Lương Duy Lộc, Bác sĩ Thú y đang nghỉ hưu Đông lê, hơn tuổi tôi cả con giáp nhưng là vai em trong họ tộc) tôi đã 1 lần trèo lèn Hung Tắt để đốt than. Cực nhớ đời 2 chữ "tiều phu".
Khi trèo lên, trước mặt sừng sững cao vút 1 bức tường đá xám xịt, theo 1 lối mòn hẹp, ngoằn ngoèo len lỏi giữa 2 vách lèn như 1 con mương cạn, có lẽ do nước mưa xâm thực lâu ngày tạo thành. Ngưới trèo lèn không khác mấy so với dân thám hiểm leo núi, cũng phải oằn mình, khi thì chân phải làm trụ, chân trái bước lên, khi thì ngược lại, tay thì bấu víu vào bất cứ vật gì trước mặt. Mồm mũi thi nhau thở phì phò như bò kéo cày giữa buổi. Rồi cũng lên đến lưng chừng. Từ đây đã nhìn thấy xóm Hạ Trang. Quê tui nghèo thật nhưng quả là đứng trên lèn cao mà nhìn xuống thì tui dám chắc không nơi mô đẹp cho bằng. Dưới tầm mắt chúng tôi là sông Gianh xanh uốn quanh, ôm ấp làng quê tôi như vòng tay mẹ. Công việc đốt than bắt đầu.
Khi trèo lên, trước mặt sừng sững cao vút 1 bức tường đá xám xịt, theo 1 lối mòn hẹp, ngoằn ngoèo len lỏi giữa 2 vách lèn như 1 con mương cạn, có lẽ do nước mưa xâm thực lâu ngày tạo thành. Ngưới trèo lèn không khác mấy so với dân thám hiểm leo núi, cũng phải oằn mình, khi thì chân phải làm trụ, chân trái bước lên, khi thì ngược lại, tay thì bấu víu vào bất cứ vật gì trước mặt. Mồm mũi thi nhau thở phì phò như bò kéo cày giữa buổi. Rồi cũng lên đến lưng chừng. Từ đây đã nhìn thấy xóm Hạ Trang. Quê tui nghèo thật nhưng quả là đứng trên lèn cao mà nhìn xuống thì tui dám chắc không nơi mô đẹp cho bằng. Dưới tầm mắt chúng tôi là sông Gianh xanh uốn quanh, ôm ấp làng quê tôi như vòng tay mẹ. Công việc đốt than bắt đầu.
Hình 1 - Lèn Hung Tắt ( Ảnh Lê Hải Minh)
- Tui mần chi thì enh mần rứa nha ? Bọ mẹt Lộc nói
Chúng tôi chặt cây giáng hương và tắt chuột (2 loại cây không chứa nước, khi tươi vẫn cháy). Cây đốn xuống được chặt thành từng khúc dài cở nửa cây mía. Tìm 1 chỗ trống không có đá lèn, tập kết củi rồi tiến hành đào hố. Việc đào 1 cái hố giữa lèn không dễ dàng, trong khi dụng cụ chỉ là đầu lưỡi của cây rựa. Cứ chọc chọt vài cái lại thò tay hốt đất cho về 1 phía để dành dùng vào việc lấp hố phủ lên than đỏ sau khi đốt. Sau đó xếp củi lên miệng hố, cứ 1 lớp ngang lại lớp dọc ,củi nhỏ xếp dưới, to xếp trên và châm lửa vào mớ bùi nhùi rác rến lá khô. Ngọn lửa bén củi bùng lên nổ lép bép. Nhìn ngọn lửa đang cháy phừng phừng, bọ mẹt Lộc vui vẻ nói:
- Người ta đốt than, trước khi châm lò phải thắp hương khấn vái. Anh em miềng nỏ khấn khứa chi mà lò cháy ròng ra phết.
- Ừ …hì . Tui lần đầu đi mần ri, mà cũng được. Chỗ than ni có được 2 lưng bội khôông ?
Độ nửa giờ sau khi châm lửa, chúng tôi lấp đất phủ lên hố than đỏ và ngồi chờ cho than nguội. Thường việc này người đi đốt than củi rừng dùng nước hoặc bùn nhão để phủ lò còn chúng tôi giữa lèn đá đành phải lấp đất và ngồi chờ mất cả tiếng đồng hồ. Bây giờ là công đoạn cuối cùng: thu hoạch than, dùng sàng tre loại lổ lớn để loại bỏ gio và đất cho than vào 2 bội cắt cỏ bo.
Chúng tôi xuống núi, so với lúc đi lên, đi xuống còn cực hơn nhiều. Trên vai là hai sọt than, một tay đỡ đòn gánh, một tay chống cây gậy để phòng bổ sấp. Phải dò dẫm từng bước, lựa thế để hai sọt than khỏi va vào thành lèn, chỉ cần vô ý một chút thì rất nguy hiểm. Bậm môi bậm lợi lần mò từng bước một rồi chúng tôi cũng xuống đến một khoảng đất trống gần chân lèn. Mệt mỏi và bực mình vì quá cơ cực, tôi quẳng gánh than xuống rồi nói to cốt để bọ mẹt Lộc đi phía sau nghe được:
- Than than, củi củi nè, ôông đi đốt than cho vợ ôông đẻ, mắc xi rủ rê tui. Thôi tui về đây.
Nói dứt câu, tôi quày quả xăm xăm 2 tay không đi xuống.
- Gắng thí nữa đi anh, cho Bác (tức mạ tôi) có ít than hầm cau, sắp xuống đến nơi rồi. Bọ Lộc dổ dành tôi không được, thế rồi hắn ta bỏ gánh than của hắn xuống đất, nhấc gánh than của tôi lên vai đưa xuống tận chân lèn. Hắn nhìn tôi, làm mặt giận:
- Chừ eng muốn về trước thì về, không thì chờ tui. Nói rồi hắn quay lên chỗ để gánh than của hắn còn trên núi.
Chúng tôi xuống núi, so với lúc đi lên, đi xuống còn cực hơn nhiều. Trên vai là hai sọt than, một tay đỡ đòn gánh, một tay chống cây gậy để phòng bổ sấp. Phải dò dẫm từng bước, lựa thế để hai sọt than khỏi va vào thành lèn, chỉ cần vô ý một chút thì rất nguy hiểm. Bậm môi bậm lợi lần mò từng bước một rồi chúng tôi cũng xuống đến một khoảng đất trống gần chân lèn. Mệt mỏi và bực mình vì quá cơ cực, tôi quẳng gánh than xuống rồi nói to cốt để bọ mẹt Lộc đi phía sau nghe được:
- Than than, củi củi nè, ôông đi đốt than cho vợ ôông đẻ, mắc xi rủ rê tui. Thôi tui về đây.
Nói dứt câu, tôi quày quả xăm xăm 2 tay không đi xuống.
- Gắng thí nữa đi anh, cho Bác (tức mạ tôi) có ít than hầm cau, sắp xuống đến nơi rồi. Bọ Lộc dổ dành tôi không được, thế rồi hắn ta bỏ gánh than của hắn xuống đất, nhấc gánh than của tôi lên vai đưa xuống tận chân lèn. Hắn nhìn tôi, làm mặt giận:
- Chừ eng muốn về trước thì về, không thì chờ tui. Nói rồi hắn quay lên chỗ để gánh than của hắn còn trên núi.
Hình 2 - Eo Hung Tắt ( Ảnh Lê Hải Minh)
Lát sau, bọ Lộc đặt gánh than xuống cạnh chỗ tôi đứng chờ, hắn nói trong hơi thở, không ra trách móc, buồn giận tôi, cũng không ra tự trách mình. Hắn lẩm bẩm đọc: "Chim khuyên xuống đất ăn trùn. Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than". Tôi bật cười và nói: "không phải lỡ vận mà lở dại, cũng không phải lên rừng mà lên lèn, còn cực bằng mấy lên lèn".
Hai " tiều phu" anh em tôi cất gánh than về làng khi trời đã chạng vạng.
Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Đôi dòng cảm xúc khi xuân về (21/01/2014)
- Ký ức về chuyến đò Tết bị chìm năm xưa (04/08/2013)
- Chuyện các chú bộ đội hành quân về quê Bọ (24/11/2012)
- Bài hát Bông hồng cài áo (30/08/2012)
- Thư của Mạ (24/08/2012)
- Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (19/11/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (05/07/2015)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (03/08/2014)
- Mai em vào phòng thi (02/06/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 1/7) (26/08/2012)
Những tin cũ hơn
- Ông Đấu Làng Lệ Sơn (09/08/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 2./7) (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 5/7) (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 7/7) (17/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 6/7) (17/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 4/7) (12/06/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 3/7) (12/06/2012)
- Đi chợ Ba Đồn ăn bánh Đúc (04/06/2011)
Ý kiến bạn đọc
Duy Hải - Đăng lúc: 15/08/2012 00:38
Chú Thắng viết truyện hay quá. Chú cố gắng tranh thủ viết thêm vài bài về thời thơ ấu của chú, cũng như thế hệ cha anh nhé!.
Chú Thắng viết truyện hay quá. Chú cố gắng tranh thủ viết thêm vài bài về thời thơ ấu của chú, cũng như thế hệ cha anh nhé!.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 11
- Hôm nay: 832
- Tháng hiện tại: 9860
- Tổng lượt truy cập: 8497604
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Wao !!!cháu biết mà,cậu còn cả kho điển tích và đầy ắp kỹ niệm ở làng.Mấy "xuyện" ni mà ngồi nghe cậu kể thì hết streess ngay,giọng làng vẫn mồn một....Giống như ca cải lương thì phải giọng miền tây,kể "xuyện" làng Lệ phải nghe bằng giọng Lệ.