1
  • image
  • image
  • image
  • image
18:03 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Gửi em, cô gái Cao Lao

Đăng lúc: Thứ tư - 12/09/2012 05:39 - Người đăng bài viết: bientap02
Thơ của anh Lương Duy Thắng tặng chị Hồng Hiếu người Cao Lao Hạ

Lời Ban Biên tập Làng Cao Lao Hạ : Anh Lương Duy Thắng, trong bài viết "Thư gửi các bạn Hạ Sông Gianh" đăng trên caolaoha.com ngày 21/6/2012 đã rất tự hào về quê hương Lê Sơn của anh: "Người Lệ Sơn chúng tôi cũng vậy, làng tôi thuần nông, hàng năm phải hứng chịu lũ lụt, đời sống vật chất còn khó khăn ... nhưng người dân quê tôi sống trong tinh thần lạc quan, với niềm tự hào về truyền thống hiếu học, xếp đầu “Bát danh hương“, về cảnh đẹp hữu tình mà tạo hóa ban tặng gắn với huyền tích 99 chim phương hoàng, đầy lãng mạn và khí phách như con người Lệ Sơn". Anh yêu Lệ Sơn quê anh và anh cũng yêu cả quê hương Cao Lao Hạ, nơi sinh ra cô gái Hồng Hiếu duyên dáng, người yêu của anh thưở nào. Caolaoha.com xin trân trọng giới thiệu bài thơ vừa sáng tác của anh


Xem thêm một số hình ảnh quê hương Cao Lao, nơi sinh ra cô gái Hồng Hiếu.
1. Phóng sự ảnh Cao Lao Hạ 2011 (phần 1)
2
. Phóng sự ảnh Cao Lao Hạ 2011 (phần 2)

GỬI EM, CÔ GÁI CAO LAO

          (Thương tặng Hồng Hiếu)
 

“Cao Lao – Hạ Trạch quê mình

Bốn mùa phong cảnh hữu tình nước non”

Anh muốn đến quê em!

Để được thả hồn anh thành cánh diều bay trong gió

Để được ngắm nhìn cảnh đẹp làng em

Ô! Em yêu ơi, quê em đẹp quá

Sông núi hữu tình, tạo hóa khéo làm duyên

Anh muốn đến quê em!

Để được đi trên những đồng bát ngát, lúa xanh thì con gái

Được hít hà hương sữa lúa, lên đòng

Được nghe tiếng thông reo, thì thầm trong gió thoảng

Như tiếng em yêu e thẹn buổi ban đầu


Anh muốn đến quê em!

Nơi có ngầm Hói Hạ, có Phà Gianh ghi dấu oai hùng

Đến với  mái đình quê và các nhà thờ tộc ở làng

Thắp nén hương – lòng lữ khách phương xa ...

Là anh – người mà em yêu dấu


Quê em đẹp lắm!  Em yêu

Yêu quê, Anh lại thêm yêu em nhiều!


Sài Gòn, Thu 2012

Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng
Từ khóa:

Lương Duy Thắng

Đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Avata
Thai - Đăng lúc: 30/07/2013 21:53
Về đi em! Về đi em!
Tiếng Anh gọi sao mà da diết
Cho nỗi lòng em day dứt mãi không thôi
Kỹ niệm xưa Anh- Em đó một thời
Chơi trốn tìm
Cùng ngủ quên nơi cây rơm đầu ngõ
Kể mần chi Anh
Thời chăn trâu cắt cỏ
Khoai nướng cướp nhau
Đen nhẻm miệng Em cười
Và rồi năm tháng cứ trôi đi cho đến tuổi đôi mươi
..................
Tưởng đã chôn chặt rồi sao Anh lại cứ khơi
Để làm tim Em thổn thức
Trâu đã cắm cọc rồi
mà sao lòng vẫn rạo rực
Biết Mần răng Anh?
Avata
nguyen thi hieu - Đăng lúc: 14/09/2012 20:24
Tôi là một người ngoại đạo vô tình vào quý báo làng và củng vô tình đọc được bài thơ của tác giả Lương Duy THắng . Nói thật ,tôi không nghỉ ở một trang báo địa phương lại có đăng một bài thơ hay đến vậy ...Bài thơ nói lên được tình yêu quê hương của hai người và quan trọng là tình yêu đôi lứa đã gắn kết hai làng quê ,lời thơ mượt mà ,mềm mại và sâu lắng có chút diết da tiếc nuối của một mối tình dang dở...Gía mà...Tôi sẻ ghé thăm quý báo làng các bạn và tôi mong nếu có thể các bạn hảy cho tôi nhưng bất ngờ nho nhỏ như bài thơ này
Avata
Ku Min - Đăng lúc: 14/09/2012 05:02
Có phải là chị Hồng Hiếu, tác giả của bài viết này vài năm trước
Miền Trung hỏi Hà Nội có mưa không
Cập nhật lúc 11:57, Thứ Năm, 07/10/2010 (GMT+7)

Hôm qua, đứa bạn ở Hà Nội gọi vào: Bão lụt nhà có sao không? Mình trả lời xong hỏi lại: Hà Nội có mưa không?. Nó cười: Hà Nội đúng nghĩa mùa thu, nắng vàng, lá vàng, gió heo may....

Làm sao để tránh thiệt hại cho dân khi bão lũ bất ngờ? Bài toán ấy lâu rồi vẫn chưa có lời giải?!... Khuya lắm rồi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi.... miền Trung ơi, sống chung với bão lũ lâu rồi cũng thành quen, không thấy khổ nữa, nhưng sao vẫn thấy thương quê mình!

Chiều qua, trước phòng dựng phim, Sỹ Hùng- Phó phòng Thời sự (Đài PTTH Quảng Bình) quần ống xắn, ống xả, mặt tái nhợt, vừa nhai lương khô, vừa run. Hùng vừa ở vùng rốn lũ trở về, ăn lương khô cho đỡ đói để vào dựng tin cho kịp giờ lên sóng. Thấy mình, Hùng cười như mếu: "Nước lũ lên nhanh lắm, may mà về kịp".


Giá miền Trung đừng bão lụt triền miên thì dân mình ở một số vùng quê đâu đến nỗi không tự mình thoát khỏi đói nghèo...
Chiều tối, Duy Toàn gọi về: "Em đi theo trực thăng cứu hộ, không biết vùng nào, trắng xóa cả. Bà con mình ở vùng bị nước lũ cô lập có vớt được mỳ tôm mà ăn không chị hè?".

Sáng nay ra chợ, cá rẻ như cho. Lũ vào, dân trở tay không kịp, cá nuôi ở các ao hồ trôi hết. Buông lưới ra đường phố ngập nước cũng kéo được cá. Chị bán cá kể: Em họ chị ở Cự Nẫm (huyện Bố Trạch), sinh đúng ngày lụt lớn. Không có gì để ăn nên cũng không có sữa cho con bú. Người anh trai thương em và cháu, dầm mình cả ngày trong nước bạc, chiều tối mới xin được một tô cơm nguội. Về tới nơi thì em và cháu đã đói lả. May mà còn kịp...

Về tới nhà, em họ mình gọi điện, giọng nó ngập ngừng, rầu rĩ: "Chị có tiền... cho em mượn... 1 triệu đồng em gửi vào trường cho cháu. Em định cân con heo, lấy tiền gửi cho cháu đóng học phí tháng này nhưng heo, gà nhà em trôi hết cả rồi".

Trưa xem ti vi, đồng nghiệp mình quay cảnh một chị nông dân ở Quảng Tiên (Quảng Trạch) vừa vốc từng nắm thóc giống bị ẩm mốc vì ngâm lâu ngày trong nước lũ vừa buồn rầu nói: Mùa tới không biết lấy gì để gieo.

Chiều, nhận được tin nhắn của bạn: "Xin được chia buồn với em, với đồng bào quê em đang phải sống cùng cực trong lũ lụt". Tự dưng nước mắt mình trào ra. Không thương quê làm sao được, lũ lụt cứ triền miên, dân chưa kịp no đủ đã lại mất nhà, mất của, mất cả người thân.

Sau 3 ngày lũ lụt, Quảng Bình có 28 người chết, 17 người bị thương, hàng trăm gia đình bị mất nhà cửa, trâu bò, tài sản...Tài sản có thể làm lại được nhưng nỗi đau mất người thân thì nhức nhối tâm can.

Cách trận lũ lớn này mấy hôm, làm phim về phong trào thi đua yêu nước ở Quảng Bình, bọn mình đi đến mọi ngóc ngách. Vui mừng vì thấy đời sống của đồng bào mình đã khấm khá lên. Những gương mặt người dân từ miền xuôi đến miền ngược đều rạng ngời vì được cả mùa lúa, mùa biển, mùa nuôi trồng thủy sản.

Mình viết những lời bình "có cánh": "Quảng Bình đã đi lên bằng chính nội lực của mình...". Nhưng, chưa kịp mừng thì bão tới. Bão lụt như đã định cư ở miền Trung, lâu lâu chỉ dạo chơi đâu đó rồi lại quay về.

Vẫn biết miền Trung là "khúc ruột"... Miền Trung đau thì cả nước đau. Cũng như ngày xưa miền Trung vì miền Nam ruột thịt mà "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "xe chưa qua, nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương". Dân tộc mình là thế, nhân dân mình là thế "Rằng qua lận đận mới hiểu tận lòng nhau"!

Nhưng sao mỗi lần nhận hàng cứu trợ người dân quê mình lại thấy chạnh lòng (mình đã từng phỏng vấn nhiều người, họ nói như thế). Chợt nghĩ: Giá miền Trung đừng bão lụt triền miên thì dân mình ở một số vùng quê đâu đến nỗi không tự mình thoát khỏi đói nghèo mà vươn lên cho bằng chị bằng em.

Sau lũ lụt là bao nhọc nhằn vất vả để ổn định cuộc sống, là bao nhiêu nỗi lo cánh cánh bên lòng: sách vở cho con đến trường, giống má cho vụ mùa tới, thuốc men để phòng dịch bệnh...

Lại nhớ những ca từ trong ca khúc "Về miền Trung" của nhạc sĩ An Thuyên: "Đường về miền Trung giông bão lắt lay, ngọn đèn xóm vắng vẫn thức thâu đêm, mẹ ngồi khâu áo mai con đến trường, mẹ ngồi khâu áo bụi bay giọt sương....".

Có lẽ chỉ có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung mới thẫm đẫm trong nỗi nhớ những hình ảnh ấy.

Hôm qua, đứa bạn ở Hà Nội gọi vào: "Bão lụt nhà có sao không"? Mình trả lời xong hỏi lại: "Hà Nội có mưa không?". Nó cười: "Hà Nội đúng nghĩa mùa thu, nắng vàng, lá vàng, gió heo may...".

Người Hà Nội mong mùa thu về để ngắm nắng vàng, bâng khuâng cùng gió heo may. Miền Trung quê mình, mùa thu về thì lo bão lũ. Nhưng cũng mừng, rứa (thế) là Hà Nội không sao. Hà Nội vẫn tổ chức được đại lễ. Phải rứa chứ, nghìn năm có một mà!

Thầy mình, một nhà sử học có tiếng ở miền Trung kể: Lần đầu tiên nhìn thấy di tích Hoàng thành Thăng Long, thầy và các giáo sư bàng hoàng xúc động. Nhiều người đã khóc. Ông cha đã để lại cho chúng ta và con cháu chúng ta một di sản văn hóa huy hoàng được cả thế giới ngưỡng mộ.

Hà Nội ơi, mưa sẽ thuật, gió sẽ hòa để Hà Nội tổ chức thành công đại lễ như một sự tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần cả dân tộc. Miền Trung bão lũ quen rồi, giờ sống chung với nó. Mà nếu có giống như ai đó nói đùa: Miền Trung gánh bão cho Hà Nội đẹp trời mừng đại lễ thì người miền Trung sẽ không chần chừ, vì Hà Nội là "trái tim của cả nước", là niềm tự hào của cả dân tộc.

Quảng Bình cũng đã kịp gửi những người con ưu tú nhất, đó là những người anh hùng, mẹ Việt Nam anh hùng ra Thủ đô dự Đại lễ. Nếu có nhắn gửi gì thì là thủ đô hãy vì cả nước, làm cho thế giới biết văn hóa Việt, tâm hồn Việt không chỉ là trầm tích. Và đừng lãng phí vì miền Trung còn bão lũ, dân mình nhiều nơi còn thiếu đói.

Làm sao để tránh thiệt hại cho dân khi bão lũ bất ngờ? Bài toán ấy lâu rồi vẫn chưa có lời giải?!...Khuya lắm rồi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi.... miền Trung ơi, sống chung với bão lũ lâu rồi cũng thành quen, không thấy khổ nữa, nhưng sao vẫn thấy thương quê mình!

(Theo Trần Hồng Hiếu/Bee.net.vn)
Avata
haild1960 - Đăng lúc: 12/09/2012 19:38
Chiều nay, haild1960 nhận được một cuộc điện thoại của một O tự giới thiệu mình là Hồng Hiếu, cô gái trong bài thơ Gửi em, cô gái Cao Lao của anh Lương Duy Thắng. Sau khi ân cần hỏi thăm kỹ lưỡng về anh Thắng, chị đã mở lòng kể lại cho haild1960 nghe những kỷ niệm êm đẹp của anh chị thuở nào. Chị bùi ngùi nhắc lại lần cùng anh về Lệ Sơn, được ăn món chắt chắt và thổ lộ rằng cũng vì món chắt chắt này mà anh chị phải chia tay, để bây giờ...
Nhà bọ mạ chị Hồng Hiếu trước ở ngoài làng, nay đã chuyển vào làng rẫy. Còn chị hiện đang sống tại...
Anh Thắng ơi, nếu anh muốn biết địa chỉ chính xác hiện nay của chị Hồng Hiếu để ôn lại kỷ niệm xưa, thì anh vui lòng giới thiệu cho bà con caolaoha.com biết về món chắt chắt đặc sản quê anh và vì sao vì món này mà mối tình của anh dang dở...
Avata
Ái Phương - Đăng lúc: 12/09/2012 16:54
Đây là mối tình ly kỳ nhất Lệ Son, sau bao nhiều năm anh đã tìm ra địa chỉ để gửi gắm tâm sự. Vẻ đẹp dịu dàng của cô Hồng Hiếu đã theo anh suốt cuộc đời.
Rất cảm động, rất thuỷ chung và rất lãng mạn !
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 2404
  • Tháng hiện tại: 30009
  • Tổng lượt truy cập: 8039043

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net