1
  • image
  • image
  • image
  • image
08:04 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Thăng lại lên đường

Đăng lúc: Thứ tư - 29/01/2014 21:59 - Người đăng bài viết: bientap02
Cận Tết Giáp Ngọ, từ phố núi SaPa (tỉnh Lào Cai), bạn Đan Phượng viết trên facebook: “Rất nhiều quần áo, giầy dép, tất, ủng, khăn và cả bánh chưng đã đến với bà con bản Sín Chải. Sapa đang rất rất lạnh nhưng tại đây không khí vô cùng ấm áp. Cảm ơn mọi người đã góp phần làm Nên một mùa xuân yêu thương”
Bài viết liên quan đã đăng:
1. Nhóm tình nguyên viên "Trái tim vì cộng đồng" tặng quà cứu trợ cho bà con xóm Bàu - Bàu Sỏi
2. Báo VietnamNet tiếp cận nhóm Trái tim vì cộng đồng

Cận Tết Giáp Ngọ, từ phố núi SaPa (tỉnh Lào Cai), bạn Đan Phượng viết trên facebook: “Rất nhiều quần áo, giầy dép, tất, ủng, khăn và cả bánh chưng đã đến với bà con bản Sín Chải. Sapa đang rất rất lạnh nhưng tại đây không khí vô cùng ấm áp. Cảm ơn mọi người đã góp phần làm Nên một mùa xuân yêu thương”.

Đấy là Đan Phượng đang bày tỏ cảm xúc về chương trình xã hội mới nhất của Nhóm Trái tim vì cộng đồng thực hiện tại quê hương của cô. Tôi biết, thế là các các bạn trẻ của Nhóm Trái tim vì cộng đồng lại trải qua những ngày vui thật vui nhưng thật vất vả như từng vất vả với xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình mới đây.Nhớ hôm bão số 10 (2013) vừa tràn qua, lụt vừa rút, từ thôn Bàu và thôn Sỏi, những người có trách nhiệm của thôn đều gọi điện cho tôi để tìm nguồn cứu trợ các hộ dân.

Tôi chưa tìm được nguồn cứu trợ nào thì chính Thò A Thăng (nhóm trưởng Nhóm Trái tim vì cộng đồng) từ Hà Nội gọi điện thoại cho tôi. Tôi chỉ biết nhóm của Thăng qua những chuyến du lịch cộng đồng do các thành viên tự phát tập hợp qua mạng internet, ấn tượng nhất là khi các bạn ấy xếp hình 103 ngọn nến tưởng niệm trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm Đại tướng qua đời. Thăng rất bảnh trai, chưa vợ, dân Thanh Hóa, từng học Đại học Kinh tế Quốc dân và đang làm việc ở một doanh nghiệp ở Hà Nội.

 
http://www.nhipcau.de/nukeviet20/uploads/2007/images/2.5_4.jpg
                            Trao quà cho cô giáo Thủy
 
Qua điện thoại, Thăng cho biết nhóm đang có chương trình sẽ cứu trợ Quảng Bình nhưng thiếu thông tin. Thăng cũng cho hay nhóm chỉ mới vận động được một ít tiền, một số áo quần và sách nên hơi băn khoăn.

Tôi hẹn với Thăng sẽ giúp nhóm tập hợp thông tin và tuy đang ngụ tại Sài Gòn nhưng tôi hứa sẵn sàng về Quảng Bình giúp nhóm trong việc tổ chức phát quà. Tôi và Thăng cũng thống nhất là nhóm sẽ về tận nơi, phát quà tới tận từng hộ dân.Thế là bằng thông tin tập hợp từ langleson.com và langleson.net cùng tin tức qua đồng nghiệp Báo Quảng Bình, tôi đã cung cấp cho Thăng tất cả thông tin cần thiết về thiệt hại của tỉnh Quảng Bình nói chung, xã Văn Hóa nói riêng cũng như của 129 hộ dân 2 thôn Bàu và Sỏi. Tôi cũng cung cấp cho Thăng tất cả những bài báo, những bài viết về làng Lệ Sơn giàu truyền thống nhưng rất nghèo.

Trong những ngày chờ đến gặp nhau ở Văn Hóa, nhóm của Thăng tranh thủ tổ chức vẽ tranh Đại tướng để bán, vận động quyên góp, tổ chức ca nhạc để gom thêm hàng, quà. Để chương trình đậm đà hơn nên ở Sài Gòn, tôi đề xuất Hội đồng hương trích quĩ 5 triệu đồng và 5 tổ thành viên tự vận động mỗi tổ 1 triệu đồng cho đủ 10 triệu danh nghĩa hội. Tôi vận động Lê Hùng Văn (chủ doanh nghiệp Bình Thái) giúp thêm cho 2 suất tiền (mỗi suất 1 triệu đồng) cho cô giáo Thủy và mệ Hào.

Đúng 2 ngày trước khi tôi lên tàu từ ga Sài Gòn, Thăng nói như reo lên trong điện thoại là nhóm đã vận động được tổng cộng suýt soát 1 tấn gạo, 51 triệu đồng, trên 140 thùng mỳ tôm, khá nhiều bao áo ấm, 6 thùng sách giáo khoa. Sáng hôm tôi lên tàu, Thăng lại hồ hởi báo tin có nguồn tài trợ vài ngàn viên thuốc xử lý nước lũ thành nước sạch nhưng không biết ở nơi tôi đưa nhóm về đến phát quà có cần dùng hay không? Tôi cho Thăng biết ở đấy rất cần vì không có nước máy. Tôi và Thăng thống nhất với nhau thế là khá yên tâm vì có đủ để ngoài việc phát cho mỗi hộ 7,5 kg gạo; 1 thùng mỳ tôm + 350.000 đồng tiền mặt, áo ấm  và thuốc xử lý nước thì còn có khoản để cho riêng 2 phần quà (1 triệu đồng/phần) cho cô giáo Thủy và mệ Hào (ngoài phần của Hội đồng hương Lệ Sơn 10 triệu đồng và  2 triệu đồng của anh Lê Hùng Văn).

Thăng cũng cho biết là đoàn từ Hà Nội di chuyển về bằng xe gắn máy nhưng hàng cồng kềnh nên sẽ cho người áp tải gửi ô tô vào Quảng Bình cho tôi xử lý, làm sao gặp nhau khoảng 10 giờ sáng hôm sau tại nơi phát quà. Tôi cũng thiết kế cho Thăng dự kiến phân chia 4 nhóm có thanh niên địa phương hỗ trợ để kịp phát hết tận từng hộ ngay trong 1 buổi chiều.

Tôi cho Thăng biết là cứ bảo tài xế liên lạc với tôi và tôi sẽ chủ động lo toàn bộ khâu bốc xếp, vận chuyển hàng về tận nơi cũng như huy động nhân lực giúp đoàn. Thống nhất với Thăng xong, tôi vừa lên tàu hỏa vừa gọi lên Đăklăk cho Nguyễn Chí Công, hy vọng Công từng làm nhà máy xi măng thì quen biết có thể nhờ được 1 chuyến xe ben. Công sốt sắng nhận lời và gọi về cho Hải Minh ở Đồng Hới nhưng rốt cuộc, nếu thuê xe thì được chứ nhờ thì không được. Mà thuê xe thì nảy sinh chi phí. Vả lại chuyện bốc xếp chừng đó hàng cũng không đùa với dân văn phòng.
 
http://www.nhipcau.de/nukeviet20/uploads/2007/images/DSC07580_1.JPG
                         Trao quà cho thôn Bàu và Sỏi
 
Thế cùng, tôi gọi điện thẳng về thôn Bàu cho thôn trưởng Huấn. Huấn đang họp ở Đồng Lê nhưng hứa với tôi là sẽ bàn với Lương Minh Đức (trưởng thôn Bàu) nghiên cứu.

Đêm trên tàu tôi không sao chợp mắt được. Phần thì thời tiết quá lạnh so với miền Nam. Phần thì Thăng gọi điện báo tin nhóm đã lên xe máy theo đường Hồ Chí Minh vào Quảng Bình nhưng sẽ phải ngủ 1 đêm dọc đường và sớm lắm là có mặt tại Văn Hóa vào 10 giờ sáng hôm sau chưa kể những sự trục trặc; xe giúp chở hàng đã khởi hành để vào Ba Đồn nhưng người đi kèm thì bệnh đột xuất không đi theo được. Tài xế xe cũng yêu cầu tôi phải cho người nhận hàng và hoàn tất bốc dỡ đúng 6 giờ sáng.

Chek xong chừng đó thông tin thì đã quá khuya. Tôi gọi cho Huấn, Đức và hơi yên tâm tí chút vì cả 2 đều hứa sẽ xuống Ba Đồn đón hàng giúp tôi đúng kịch bản. Nghe thế nhưng tôi vẫn không chợp mắt được, đành ngồi đếm nhịp bánh tàu, chờ trời sáng để gọi báo thức cho Đức và Huấn vào khoảng 4-5 giờ cho kịp.

Rất may là tàu đến Đồng Hới vừa 4 giờ sáng. Tôi căn đúng 4g30 gọi điện cho Đức và Huấn. Cả 2 cho biết đã dậy, trời rất lạnh lại có mưa nhưng đang sẵn sàng đi Ba Đồn cùng một chiếc xe vận tải thuê với giá chỉ 400.000 đồng. 5 giờ sáng, Lê Anh Quân theo hẹn, mượn xe cơ quan đón tôi từ ga Đồng Hới, đón thêm ông Lê Minh Đức (nguyên trưởng ban phòng chống bão lụt của tỉnh) và Lê Hải Minh đi cùng để ra Ba Đồn phụ giúp Huấn và Đức. Xe ra đến Ba Đồn thì mọi việc đã hoàn tất. Hóa ra, Huấn và Đức đã tự bốc xếp hết toàn bộ hàng. Bốc xong, ai cũng ngạc nhiên vì không hiểu làm sao trong vòng có 1 tiếng đồng hồ mà giải phóng được chừng ấy hàng.

Chúng tôi ra đến Văn Hóa thì Thăng báo tin 1 xe máy trong đoàn bị hỏng, chút nữa lại có 1 xe bị lạc phải chờ tìm nhau. Cả tôi, Tuân và Minh gần như “nướng” điện thoại để liên tục liên lạc và hướng dẫn đường đi theo hướng Đồng Lê cho đoàn. Ai nấy bụng dạ như lửa đốt. Tôi tranh thủ báo cho bí thư xã Lương Xuân Quế và chủ tịch Hạnh chuẩn bị tranh thủ cùng đoàn đi trao quà. Hàng được Huấn và Đức mang về tạm giao cho nhà trường và kho của 2 thôn nhưng chờ đến quá trưa đoàn vẫn chưa đến. Chúng tôi quyết định đi trao trước số quà mang từ Sài Gòn ra để lãnh đạo xã còn lo công việc khác. Gần 4 giờ chiều Thăng mới đưa đoàn về tới nơi. Thấy khó để thực hiện kế hoạch cũ kịp trong ngày khi không có điện đường và đường thì nhiều bùn lầy, tôi và Thăng thống nhất chuyển sang hướng tập hợp bà con đến nhà văn hóa thôn Sỏi để phát, có sự giám sát của thôn, riêng phần cô Thủy và mệ Hào thì sẽ trực tiếp phát tận nhà.

 
http://www.nhipcau.de/nukeviet20/uploads/2007/images/DSC07594.JPG
                                       Chụp hình lưu niệm
 
Thế là hơn 20 bạn trẻ với màu áo đỏ có gắn ngôi sao, lăn xả vào bưng bê, cân đo, khẩn trương phát cho bà con đến nơi đến chốn khiến ai cũng cảm động. Bà con càng cảm động hơn khi biết nhiều người trong số họ chưa hề biết nhau, có đủ thành phần trong xã hội và hàng quà thì đều phải đi xin. Họ cũng giống tôi ở một điểm là để mang hàng quà về cứu trợ cho bà con, chúng tôi đều phải tự sắp xếp công việc cơ quan, đơn vị và đều phải tự bỏ tiền túi cho tất cả mọi chi phí.

Gần 20 giờ mới phát xong quà thì phát hiện ra là 2 thôn còn sót 2 hộ chưa có quà do đã tách hộ khẩu nhưng ở chung nhà. May mà tính đi tính lại vẫn còn co kéo được nên tôi và Thăng thống nhất cho thêm 2 hộ được qùa như tất cả các hộ khác, như đề xuất của Huấn và Đức. Ai cũng mệt lã người nhưng tối hôm đó một bữa cơm quê, lạc quê và chút rượu quê đã cho tôi và nhóm của Thăng có thêm kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Tiến He sau khi giúp chúng tôi phân phát quà đã cùng ở lại để cùng tôi, Huấn, Đức tiếp đoàn. Tôi sướng nhất là khi nghe rất nhiều bạn trong đoàn phát biểu rằng đã đi cứu trợ nhiều nơi nhưng chưa thấy ở đâu bà con nghèo thật nhưng đúng là rất có văn hóa, biết nhường nhịn nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau.

Vâng! Thì vậy nên tôi mới yêu cái quê nghèo của tui đấy.
Sài Gòn/23 tháng Chạp Quí tỵ
Tác giả bài viết: Lương Duy Cường
Từ khóa:

Lương Duy Cường

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lương Duy Bảo Khang - Đăng lúc: 08/02/2014 10:40
Đầu năm, quý độc giả đưa Bác Cường ra làm món nhắm khai xuân, vui đáo để.
Thực ra trong năm qua, Luật Già, nhà Báo LDC đã tỏa sáng ở những phút cuối của năm, tên anh xuất hiện trên chấm NET nhiều hơn, dày đặc hơn.
Lại nói chuyện xin cứu trợ: Bà con nên biết không ai ăn xin và nhận cứu trợ mà giàu cả, bà con quê nhà vẫn cơ cực lắm. Một điều nghịch lý là báo làng ta có hẳn một danh sách các tiến sỹ, đại úy, thạc sỹ thiếu úy.... dài dằng dặc.Vậy các thiên tài này ở đâu mà không ra giúp quê hương?Giỏi sao vẫn nghèo? làng có nhiều tiến sỹ nhất cả nước mà vẫn phải ngữa tay xin cứu trợ từng gói mỳ tôm, tại sao vây?
Năm nay, đề nghị báo làng nên mở chuyên mục này để bà con cùng thảo luận và tìm hướng khắc phục tình trạng này.Trân trọng
Avata
Luong Duy Cuong - Đăng lúc: 08/02/2014 07:51
Nội dung
Cảm ơn BBT đã đăng bài và quí anh chị em, thân hữu đã chịu khó đọc, chia sẻ. Bài viết này là không vì bản thân để tự ca, tự kể gì đâu mà vì những lý do khác sẽ kể ở 1 dịp thuận tiện hơn. Nhân năm mới Giáp Ngọ, xin chúc langleson.net ngày càng phát triển, đón nhận nhiều sự tin yêu của độc giả. Xin chúc qúi anh chị em, bạn hữu gần xa 1 năm mới với sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công mới
LDC
Avata
Hạ trang - Đăng lúc: 07/02/2014 15:37
Cứ lẳng lặng mần như LHV, nhưng tình cảm bà con dành cho anh thì không tả xiết. đưa cái tôi lên là dở rồi. nhưng cũng thấy vui lạ....đầu xuân chúc mọi ngài vui vẻ
Avata
Hải - Đăng lúc: 07/02/2014 11:51
Bài ni đăng lên blog riêng của Bác Cường e hợp lý hơn vì đại từ nhân xưng Tôi (tức là Bác) được nêu ra trong bài viết trên dưới 25 lần. Có thể Bác viết thật quá nên quên mình là người trong cuộc. Đã là người trong cuộc thì viết mần răng khách quan được, bà con tưởng là tự khen thì không hay.
Em nói theo chiều ngược thôi, chứ làm được như bác Cường thì làng mình cũng ít. like Bác mạnh, chỉ mong Bác có tư duy của nhà báo thực sự thì tốt hơn, dân bây giờ tinh lắm
Avata
/Minh Khanh - Đăng lúc: 06/02/2014 17:46
Anh Thanh nói vậy thì buồn cho LDC rồi, chỉ là viết thật quá thành ra tự khen mình đó mà. Em thấy công việc đó quả là vất vả thật.
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 1011
  • Tháng hiện tại: 28616
  • Tổng lượt truy cập: 8037650

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net