Về Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ sáu - 16/05/2014 02:39 - Người đăng bài viết: ldhieuAnh cùng em về thăm Lệ Sơn
Chín mươi chín ngọn non xanh nước biếc
Mảnh đất nghèo mà giàu truyền thuyết
Bao danh nhân sự tích anh hùng.
Như bao làng quê nhỏ Miền Trung
Nắng lung linh dòng sông trẻ mãi
Anh đi xa vẫn mong ngày trở lại
Thăm chợ Vang thăm động Chân Linh (*)
Thăm cây đa bến nước sân đình
Thăm Lạch Nông, Hói Cầu, Phúc Tự (*)
Nơi con tàu xưa một ngày quyết tử (**)
Mẹ chăm con ngày đó có còn không?
Vẫn bồi hồi thương nhớ dòng sông
Dẫu Thượng Phủ, Hà Thâu, Bàu Sỏi (*)
Cả chin thôn trong lũ tràn lở xói
Tre rào làng năm ấy vẫn còn đây.
Cuộc sống vui đổi mới từng ngày
Ai còn nhớ mùa thu cờ đỏ?
Tám trụ sở tám nhà thờ Họ
Âm vang còn vọng mãi muôn sau.
Xa em rồi hương bưởi hương cau
Lòng thổn thức “Lệ Sơn xuân vọng” (****)
Nơi quê biển dạt dào tiếng sóng
Ngỡ cùng em tình tự với quê mình.
Tháng 1 năm 2000
Chú thích:
(*): Địa danh một số thôn trong xã
(**): 28/4/65 Hải quân VN chiến đấu với máy bay Mỹ
(***): Địa danh một số thôn trong xã
(****): Tên 1 bài thơ của danh nhân Nguyễn Hàm Ninh
Những tin mới hơn
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Thăm quê (29/09/2014)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
Những tin cũ hơn
- Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần III) (09/05/2014)
- Trường tôi (05/05/2014)
- Chuyện về ông Cai Vịnh - xóm Thượng Phủ (05/05/2014)
- Bông hoa tình nguyện (28/04/2014)
- Cảnh núi rừng Lệ Sơn (24/04/2014)
- Hình ảnh hang động khu vực đầu làng Lệ Sơn (19/04/2014)
- Quê hương tôi - đủ trầm lắng để gọi về trong những yêu thương… (17/04/2014)
- Bài thơ Sông Gianh yêu dấu (14/04/2014)
- Cảnh quê hương (10/04/2014)
- Hình ảnh quê hương Lệ Sơn (07/04/2014)
Ý kiến bạn đọc
Đọc bài thơ của Giang Nam, thấy yêu quê đến ngẩn người. Chép lại mời bà con đọc.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Ðuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Cách mạng bùng lên,
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Ðơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật!
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Ðau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Ðuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Cách mạng bùng lên,
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Ðơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật!
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi
Ðau xé lòng anh, chết nửa con người
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Minh la con em Lang Laha thay Trang Web le son hoanh trang. The hien duoc cai rieng cua hai chu Le Son. Chuc trang web lang le son ngay cang sinh dong va co nhieu tin hay ve Lang.
Vừa vào xem chuyên trang của làng bạn. Nét quá. Đơn giản nhưng không đơn giản. Công nhận phối màu đẹp, các bạn có dân mỹ thuật tham gia có khác
Sông Gianh bình hay quá. Em được biết về Thầy Cành Giang là nhà nhiếp ảnh, không ngờ thầy còn là nhà thơ Lang. Bài thầy viết về Lệ Sơn hay quá, chắc thầy có duyên với Lệ Sơn, với con gái Lệ Sơn và với môi tình nào đó của người Lệ Sơn chăng ?
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 12
- Hôm nay: 1365
- Tháng hiện tại: 32865
- Tổng lượt truy cập: 8597793
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Đọc bài thơ của Thầy Cảnh Giang mà thấy Thầy như được sinh ra lớn lên trên mảnh đất Lệ Sơn vậy. Những địa danh, con người, truyền thống của bản xứ thầy đều nhớ, hiểu thấu đáo quá. Tình cảm của Thầy dành cho Lệ Sơn quá sâu nặng, da diết . Cảm ơn Thầy nhiều lắm !
Tôi không biết Văn Giang là ai nhưng xin được mạn phép nói về bài thơ của Giang Nam do Văn Giang chép lại . Câu thứ 5 và thứ 6 xin đính chính lại là: Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh cầu ao . Đoạn sau bị lặp... Cảm ơn Văn Giang đã chép lại bài thơ hay . Hồi còn đi học tôi rất thích bài thơ này.