Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 4)
Đăng lúc: Thứ ba - 12/11/2013 21:44 - Người đăng bài viết: bientap02Giới thiệu tập hồi ký dài kỳ viết về cuộc sống, sinh hoạt của bà con Làng Lệ Sơn và vùng chiến khu Tuyên Hoá trong quảng thời gian trước và sau 1954 của tác giả Lương Duy Thái. Ông là em trai của GS.Lương Duy Thứ và PGS. Lương Duy Trung. Đây là món quà mà tác giả dành tặng cho quê hương thân yêu nơi đã từng gắn bó với tuổi thơ nhiều kỷ niệm
Bài viết kỳ trước đã đăng:
1. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 1)
2. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 2)
3. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 3)
Chỉ thời gian ngắn gia đình tôi đã hoà nhập với cuộc sống ở làng. Cuộc sống của làng thuần nông như làng tôi cũng chỉ là chăm lo ruộng vườn, thỉnh thoảng mạ tôi hoặc chị lớn đi chợ Nấp bán những thứ có trong vườn, mua mắm muối và những thứ thiết yếu Vì đồn Tiền Lệ Tây đã rút hết nên đi chợ Nấp bây giờ dễ dàng hơn, chợ đã đông vui hơn Ông bà tôi có mấy mẫu ruộng đều cho người khác làm rẻ, thu tô sinh sống ; bây giờ vẫn giử nguyên nếp ấy. Xóm tôi có mở lớp bình dân học vụ, đêm đêm thanh niên trai gái đốt đuốc đến chùa Phúc Tự học. Nhà tôi có anh Tuệ và một chị gái trên anh cũng đi học lớp bình dân này. Thực ra nói là lớp của xóm tôi nhưng thanh niên trai gái trong xóm Bàu, trên xóm Lê Lợi cũng nhiều người theo học. Những kỷ niệm thời này chắc bây giờ những ông bà hơn tôi một vài tuổi còn nhớ. Mỗi đêm đi học về tôi lại nghe anh chị tôi trao đổi bài vừa học, khen thầy Khánh – chú họ tôi – phân tích sâu, rồi lại kể tật xấu của một số thầy, nhại theo lời một bài hát rất thịnh hành lúc bấy giờ. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ một số câu trong một bài thơ mà anh chị tôi phải học thuộc lòng, cứ ra rả đọc:
“Bình dân học vụ bút sừng đen em sớm anh chiều ; Nhớ thật nhiều nhớ lời em dặn; Đánh giấy về không thì em giận; Viết cho em bài hát thiếu sinh …”. Bài thơ không có gì đặc biệt nhưng có lẽ nó diễn tả đúng hoàn cảnh một số học viên ở lớp thiếu sinh quân về như anh Tuệ tôi và một vài người khác nên được phổ biến rất nhanh.
Chùa Phúc Tự là ngôi chùa nhỏ, được dưng trên một khoảng đất cao hơn mấy thửa ruộng trước mặt. Trước cửa chùa có cổng Tam quan. Trong cổng Tam quan người ta treo quả chuông đúc bằng đồng, quai treo là con rồng rất đẹp. Xung quanh quả chuông người ta khắc những bài “ Minh “ bằng chữ nho sắc nét. Về sau người ta chuyển quả chuông ra treo vào cành bưởi vì cổng Tam quan sắp sập.Từ cổng Tam quan đi xuống người ta lát những tấm đá chạy thẳng ra cái giêng xây.Cái giếng này gọi là giêng Chùa, nước trong, không bao giờ bị cạn, ngay cả những năm hạn hán nặng nhất. Các o, các mệ ở xóm tôi, trong xóm Bàu và cả trên xóm Lê Lợi thường ra đây gánh nước. Từ con đường cái lên Chùa phải leo lên một cái dốc, trên dốc có cây bưởi khá to. Ở chạc ba cây bưởi người ta treo thanh tavet làm kẻng. Mỗi đêm trước khi vào học, người ta cử một người ra chỗ kẻng đứng gác, nếu nghe tiếng tàu bay hoặc tiếng mõ báo động trên lèn Choi là đánh kẻng báo để mọi người sơ tán.
Ngôi Chùa xây từ bao giờ trẻ con chúng tôi không biết, chỉ được nghe ông bà kể các cụ ngày trước chọn long mạch rất kỹ ; con hói trước chùa bắt nguồn từ xóm Hà Thâu phân ranh giới giửa xóm tôi và xóm Lê Lợi rồi đỗ ra dòng Rào Con, là con rồng quẩy đuôi ra dòng sông lớn. Lũ trẻ chúng tôi chẳng biết đuôi rồng hay vây rồng là gì nhưng hai mép con hói thì cây đành hanh, cây lau, cây sậy mọc rất tốt. Có hôm cho bò ăn bên bờ con hói tôi thấy hai con rắn rất to bện vào nhau trên nhánh cây sung. Tôi đập bò tránh xa chỗ đó rồi nhặt đất ném. Một lúc sau hai con rắn mới chịu rời nhau bò đi chỗ khác. Hôm sau nghe tôi kể lại chuyện đó bọn trẻ chăn bò còn dọa “ Mi mần rứa thì chắc hai con “tắn” sẽ báo thù mi đó” Hai bên bờ hói là hai cánh đồng hẹp cuả xóm tôi và xóm Lê Lợi Trên hai cánh đồng này người ta chỉ trồng ngô, trồng lạc ; đến mùa thu hoạch bọn trẻ chúng tôi thường lùa bò ra đây thả rồi chia phe bày binh bố trận tập đánh trận giả.
Những đêm mùa hè trăng sáng bọn con trai chúng tôi thường rủ nhau ra đây chia phe nhặt đất ném nhau. Có hôm tôi mon men theo bờ hói định tập kích phía sau bọn trẻ xóm trong thì nghe rào rào tiếng đất ném từ bên kia bờ hói sang. Tôi nhìn kỹ thì thấy hai ba bóng bọn trẻ xóm Lê Lợi đang phục kích bọn trẻ xóm tôi. Tôi kêu to lên báo cho bọn trẻ xóm tôi biết. Thế là tất cả bọn trẻ xóm tôi, cả xóm trong lẫn xóm ngoài, tập trung lại cạnh bờ hói nhặt đất ném sang bọn trẻ xóm Lê Lợi. Khi bọn trẻ bên phía xóm Lê Lợi chạy hết lũ trẻ xóm tôi tập trung lại, nhóm lửa rồi bẻ trộm ngô, nhổ trộm lạc về nướng “ khao quân”. Ngôi chùa Phúc Tự này còn ghi dấu bao kỷ niệm của thế hê chúng tôi. Tôi còn nhớ một đêm sau sửa sai, thấy chị tôi hớt hải chạy về nói với cả nhà “ thằng cu Giáo con chú thím Ý đi mô mà từ chiều đến chừ cả nhà chú thím đi tìm khắp đều nỏ chộ”. Mạ tôi tỏ vẽ lo lắng hỏi chị đã đi tìm những mô rồi thì chị nói bờ sông, bờ hói, cả trong Chùa cũng đã tìm rồi. Thím Ý còn vác cả cây sào dài vào khoắng dưới giếng mà cũng”nỏchộ”,về nhà ngồi “ khoóc “. Một lúc sau thì nghe tiếng người lao xao bên nhà chú thím, chị tôi chạy sang rồi chạy về vừa cười vừa nói người ta đã tìm được thằng Vỵ nằm ngủ trong chùa ! Hôm sau trẻ chăn bò kháo nhau thằng Vỵ nghịch dại, bị người ta “méc”nên bị đòn ; nó bỏ cơm chạy vô chùa, rúc vô đống rơm chất ở gian sau nằm ngủ.
Cái trạm gác trên lèn Choi rất lợi hại ; gác trên đó người ta có thể bao quát hết cả làng, canô giặc chạy đến đâu,cho quân đỗ bộ vào xóm nào là trạm lại dùng loa báo cho dân làng biết, dân quân tự vệ chuẩn bị chống càn. Bọn Pháp rất căm cái trạm gác này. Đã mấy lần chúng cho tàu bay bà già bay thấp, bắn súng máy hoặc ném lựu đạn nhưng cũng chẳng làm gì được. Lèn Choi rất cao, chỗ đặt trạm gác chỉ rộng bằng hai chiếc chiếu, lai có hốc đá tự nhiên làm thành cái hang rất kiên cố. Anh Tuệ nhà tôi đã mấy lần được cử lên gác về kể lại đường lên rất khó, sơ ý sẩy chân ngã chết như chơi. Sau này tôi rủ một vài đứa bạn thử leo lên nhưng không thể lên đến nơi được. Thường thường mỗi ca gác có hai người, gác cả ngày lẫn đêm, hôm sau thay ca khác. Mỗi lần báo động thấy Tây đỗ bộ vào mấy xóm gần đường lên lèn như xóm Bàu, xóm Lê Lợi …người phụ trách trạm gác lại đi xuống một quảng để gài lựu đạn. Cái trạm gác này sau hoà bình người ta ít nhắc đến.
Ông tôi là người đàn ông tầm thước. Ông có cái mũi cao, cái trán rộng và phẳng, chòm râu đen dưới cằm, trông ông đúng là ông đồ nho. Lúc gia đình tôi về ông đã ngoài bảy mươi. Lúc này ông không còn gõ đầu trẻ nữa vì việc học chữ Nho đã bỏ từ lâu Nghề chính của ông bây giờ là làm thuốc bắc nhưng cũng chỉ ai đến nhà bắt mạch ông mới kê đơn, bốc thuốc vì một chân ông bị thọt, đi lại rất khó khăn. Bà tôi bảo cái chân bị thọt của ông là do ông tự châm cứu. Tai ông bị điếc nên ai đến bắt mạch là phải nói to như quát hoặc phải dùng tay ra hiệu. Cả ngày tôi thấy ông cứ lọ mọ ở cái gian trong sao sao, sấy sấy mớ thuốc của ông. Hai anh em tôi cứ thập thà thập thò phía ngoài rèm, thấy ống sơ ý là thò tay vào lấy trộm khi thì miếng quế, khi thì quả táo khô. Có lần tôi chưa kịp rút tay ra thì ông bắt được, tôi chắc ông sẻ lấy roi quất nhưng ông cũng chỉ cười cười đầy vẻ độ lượng. Cái nghề làm thuốc của ông tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm. Vào khoảng tháng 3 hay tháng 4 năm 54, vào một đêm giông tố mịt mù có hai ba người đàn ông mang tơi đội nón vào nhà khẩn khoản mời ông tôi ra xem hộ thằng con của họ bị sốt đã mấy hôm, nay xem chừng rất nguy kịch. Thấy ông ngần ngừ bọn họ nói đã đem theo cái võng để cáng ông. Bà tôi thấy họ cứ khẩn khoản mãi đành động viên ông đi xem cho họ. Khoảng nửa đêm tôi thấy gia chủ cho người cầm đuốc dắt ông về nhà. Tôi chưa ngủ nên nghe ông nói khi bà hỏi :
- Thằng con nhà cu Lôi bị cảm nhập tâm rồi, hết thuốc cứu. Tui ra đến nơi thì thấy hắn đang hấp hối, có cho thuốc hoặc châm cứu thì cũng nỏ cứu được. Tui làm nghề thuốc tui biết ; nếu tui cho thuốc mà không cứu được thì mần răng mà mình làm nghề được nữa !
Ông có cái võng đan bằng sợi đay, mắc ở gian hồi, ông thường nằm nghỉ ở đó. Có lần ông đang nằm nghỉ trưa thì có con rắn ráo quấn con chuột rơi ngay trên đầu, một lúc sau ông mới biết. Từ ngày gia đình tôi lên chiến khu hai ông bà thu hoạch hoa màu ở hai cái vườn và gần hai mẫu ruộng cho làm rẽ cũng đủ ăn. Một hôm tôi vừa ngủ trưa dậy bà kéo tôi vào gian trong nói nhỏ :
- Chừ con đi theo ôông Đỏ ; mệ thuê ôông Đỏ gánh sạu ở đình về nhà. Con chạy theo ôông,chú ý đừng để ôông lấy mất sạu nhà mình. Con phải để ý, có khi họ vừa gánh vừa vất sạu xuống dọc đường rồi sau quay lại lấy đó.
(Còn nữa ..)
1. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 1)
2. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 2)
3. Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 3)
Chỉ thời gian ngắn gia đình tôi đã hoà nhập với cuộc sống ở làng. Cuộc sống của làng thuần nông như làng tôi cũng chỉ là chăm lo ruộng vườn, thỉnh thoảng mạ tôi hoặc chị lớn đi chợ Nấp bán những thứ có trong vườn, mua mắm muối và những thứ thiết yếu Vì đồn Tiền Lệ Tây đã rút hết nên đi chợ Nấp bây giờ dễ dàng hơn, chợ đã đông vui hơn Ông bà tôi có mấy mẫu ruộng đều cho người khác làm rẻ, thu tô sinh sống ; bây giờ vẫn giử nguyên nếp ấy. Xóm tôi có mở lớp bình dân học vụ, đêm đêm thanh niên trai gái đốt đuốc đến chùa Phúc Tự học. Nhà tôi có anh Tuệ và một chị gái trên anh cũng đi học lớp bình dân này. Thực ra nói là lớp của xóm tôi nhưng thanh niên trai gái trong xóm Bàu, trên xóm Lê Lợi cũng nhiều người theo học. Những kỷ niệm thời này chắc bây giờ những ông bà hơn tôi một vài tuổi còn nhớ. Mỗi đêm đi học về tôi lại nghe anh chị tôi trao đổi bài vừa học, khen thầy Khánh – chú họ tôi – phân tích sâu, rồi lại kể tật xấu của một số thầy, nhại theo lời một bài hát rất thịnh hành lúc bấy giờ. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ một số câu trong một bài thơ mà anh chị tôi phải học thuộc lòng, cứ ra rả đọc:
“Bình dân học vụ bút sừng đen em sớm anh chiều ; Nhớ thật nhiều nhớ lời em dặn; Đánh giấy về không thì em giận; Viết cho em bài hát thiếu sinh …”. Bài thơ không có gì đặc biệt nhưng có lẽ nó diễn tả đúng hoàn cảnh một số học viên ở lớp thiếu sinh quân về như anh Tuệ tôi và một vài người khác nên được phổ biến rất nhanh.
Chùa Phúc Tự là ngôi chùa nhỏ, được dưng trên một khoảng đất cao hơn mấy thửa ruộng trước mặt. Trước cửa chùa có cổng Tam quan. Trong cổng Tam quan người ta treo quả chuông đúc bằng đồng, quai treo là con rồng rất đẹp. Xung quanh quả chuông người ta khắc những bài “ Minh “ bằng chữ nho sắc nét. Về sau người ta chuyển quả chuông ra treo vào cành bưởi vì cổng Tam quan sắp sập.Từ cổng Tam quan đi xuống người ta lát những tấm đá chạy thẳng ra cái giêng xây.Cái giếng này gọi là giêng Chùa, nước trong, không bao giờ bị cạn, ngay cả những năm hạn hán nặng nhất. Các o, các mệ ở xóm tôi, trong xóm Bàu và cả trên xóm Lê Lợi thường ra đây gánh nước. Từ con đường cái lên Chùa phải leo lên một cái dốc, trên dốc có cây bưởi khá to. Ở chạc ba cây bưởi người ta treo thanh tavet làm kẻng. Mỗi đêm trước khi vào học, người ta cử một người ra chỗ kẻng đứng gác, nếu nghe tiếng tàu bay hoặc tiếng mõ báo động trên lèn Choi là đánh kẻng báo để mọi người sơ tán.
Ngôi Chùa xây từ bao giờ trẻ con chúng tôi không biết, chỉ được nghe ông bà kể các cụ ngày trước chọn long mạch rất kỹ ; con hói trước chùa bắt nguồn từ xóm Hà Thâu phân ranh giới giửa xóm tôi và xóm Lê Lợi rồi đỗ ra dòng Rào Con, là con rồng quẩy đuôi ra dòng sông lớn. Lũ trẻ chúng tôi chẳng biết đuôi rồng hay vây rồng là gì nhưng hai mép con hói thì cây đành hanh, cây lau, cây sậy mọc rất tốt. Có hôm cho bò ăn bên bờ con hói tôi thấy hai con rắn rất to bện vào nhau trên nhánh cây sung. Tôi đập bò tránh xa chỗ đó rồi nhặt đất ném. Một lúc sau hai con rắn mới chịu rời nhau bò đi chỗ khác. Hôm sau nghe tôi kể lại chuyện đó bọn trẻ chăn bò còn dọa “ Mi mần rứa thì chắc hai con “tắn” sẽ báo thù mi đó” Hai bên bờ hói là hai cánh đồng hẹp cuả xóm tôi và xóm Lê Lợi Trên hai cánh đồng này người ta chỉ trồng ngô, trồng lạc ; đến mùa thu hoạch bọn trẻ chúng tôi thường lùa bò ra đây thả rồi chia phe bày binh bố trận tập đánh trận giả.
Những đêm mùa hè trăng sáng bọn con trai chúng tôi thường rủ nhau ra đây chia phe nhặt đất ném nhau. Có hôm tôi mon men theo bờ hói định tập kích phía sau bọn trẻ xóm trong thì nghe rào rào tiếng đất ném từ bên kia bờ hói sang. Tôi nhìn kỹ thì thấy hai ba bóng bọn trẻ xóm Lê Lợi đang phục kích bọn trẻ xóm tôi. Tôi kêu to lên báo cho bọn trẻ xóm tôi biết. Thế là tất cả bọn trẻ xóm tôi, cả xóm trong lẫn xóm ngoài, tập trung lại cạnh bờ hói nhặt đất ném sang bọn trẻ xóm Lê Lợi. Khi bọn trẻ bên phía xóm Lê Lợi chạy hết lũ trẻ xóm tôi tập trung lại, nhóm lửa rồi bẻ trộm ngô, nhổ trộm lạc về nướng “ khao quân”. Ngôi chùa Phúc Tự này còn ghi dấu bao kỷ niệm của thế hê chúng tôi. Tôi còn nhớ một đêm sau sửa sai, thấy chị tôi hớt hải chạy về nói với cả nhà “ thằng cu Giáo con chú thím Ý đi mô mà từ chiều đến chừ cả nhà chú thím đi tìm khắp đều nỏ chộ”. Mạ tôi tỏ vẽ lo lắng hỏi chị đã đi tìm những mô rồi thì chị nói bờ sông, bờ hói, cả trong Chùa cũng đã tìm rồi. Thím Ý còn vác cả cây sào dài vào khoắng dưới giếng mà cũng”nỏchộ”,về nhà ngồi “ khoóc “. Một lúc sau thì nghe tiếng người lao xao bên nhà chú thím, chị tôi chạy sang rồi chạy về vừa cười vừa nói người ta đã tìm được thằng Vỵ nằm ngủ trong chùa ! Hôm sau trẻ chăn bò kháo nhau thằng Vỵ nghịch dại, bị người ta “méc”nên bị đòn ; nó bỏ cơm chạy vô chùa, rúc vô đống rơm chất ở gian sau nằm ngủ.
Cái trạm gác trên lèn Choi rất lợi hại ; gác trên đó người ta có thể bao quát hết cả làng, canô giặc chạy đến đâu,cho quân đỗ bộ vào xóm nào là trạm lại dùng loa báo cho dân làng biết, dân quân tự vệ chuẩn bị chống càn. Bọn Pháp rất căm cái trạm gác này. Đã mấy lần chúng cho tàu bay bà già bay thấp, bắn súng máy hoặc ném lựu đạn nhưng cũng chẳng làm gì được. Lèn Choi rất cao, chỗ đặt trạm gác chỉ rộng bằng hai chiếc chiếu, lai có hốc đá tự nhiên làm thành cái hang rất kiên cố. Anh Tuệ nhà tôi đã mấy lần được cử lên gác về kể lại đường lên rất khó, sơ ý sẩy chân ngã chết như chơi. Sau này tôi rủ một vài đứa bạn thử leo lên nhưng không thể lên đến nơi được. Thường thường mỗi ca gác có hai người, gác cả ngày lẫn đêm, hôm sau thay ca khác. Mỗi lần báo động thấy Tây đỗ bộ vào mấy xóm gần đường lên lèn như xóm Bàu, xóm Lê Lợi …người phụ trách trạm gác lại đi xuống một quảng để gài lựu đạn. Cái trạm gác này sau hoà bình người ta ít nhắc đến.
Ông tôi là người đàn ông tầm thước. Ông có cái mũi cao, cái trán rộng và phẳng, chòm râu đen dưới cằm, trông ông đúng là ông đồ nho. Lúc gia đình tôi về ông đã ngoài bảy mươi. Lúc này ông không còn gõ đầu trẻ nữa vì việc học chữ Nho đã bỏ từ lâu Nghề chính của ông bây giờ là làm thuốc bắc nhưng cũng chỉ ai đến nhà bắt mạch ông mới kê đơn, bốc thuốc vì một chân ông bị thọt, đi lại rất khó khăn. Bà tôi bảo cái chân bị thọt của ông là do ông tự châm cứu. Tai ông bị điếc nên ai đến bắt mạch là phải nói to như quát hoặc phải dùng tay ra hiệu. Cả ngày tôi thấy ông cứ lọ mọ ở cái gian trong sao sao, sấy sấy mớ thuốc của ông. Hai anh em tôi cứ thập thà thập thò phía ngoài rèm, thấy ống sơ ý là thò tay vào lấy trộm khi thì miếng quế, khi thì quả táo khô. Có lần tôi chưa kịp rút tay ra thì ông bắt được, tôi chắc ông sẻ lấy roi quất nhưng ông cũng chỉ cười cười đầy vẻ độ lượng. Cái nghề làm thuốc của ông tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm. Vào khoảng tháng 3 hay tháng 4 năm 54, vào một đêm giông tố mịt mù có hai ba người đàn ông mang tơi đội nón vào nhà khẩn khoản mời ông tôi ra xem hộ thằng con của họ bị sốt đã mấy hôm, nay xem chừng rất nguy kịch. Thấy ông ngần ngừ bọn họ nói đã đem theo cái võng để cáng ông. Bà tôi thấy họ cứ khẩn khoản mãi đành động viên ông đi xem cho họ. Khoảng nửa đêm tôi thấy gia chủ cho người cầm đuốc dắt ông về nhà. Tôi chưa ngủ nên nghe ông nói khi bà hỏi :
- Thằng con nhà cu Lôi bị cảm nhập tâm rồi, hết thuốc cứu. Tui ra đến nơi thì thấy hắn đang hấp hối, có cho thuốc hoặc châm cứu thì cũng nỏ cứu được. Tui làm nghề thuốc tui biết ; nếu tui cho thuốc mà không cứu được thì mần răng mà mình làm nghề được nữa !
Ông có cái võng đan bằng sợi đay, mắc ở gian hồi, ông thường nằm nghỉ ở đó. Có lần ông đang nằm nghỉ trưa thì có con rắn ráo quấn con chuột rơi ngay trên đầu, một lúc sau ông mới biết. Từ ngày gia đình tôi lên chiến khu hai ông bà thu hoạch hoa màu ở hai cái vườn và gần hai mẫu ruộng cho làm rẽ cũng đủ ăn. Một hôm tôi vừa ngủ trưa dậy bà kéo tôi vào gian trong nói nhỏ :
- Chừ con đi theo ôông Đỏ ; mệ thuê ôông Đỏ gánh sạu ở đình về nhà. Con chạy theo ôông,chú ý đừng để ôông lấy mất sạu nhà mình. Con phải để ý, có khi họ vừa gánh vừa vất sạu xuống dọc đường rồi sau quay lại lấy đó.
(Còn nữa ..)
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Chùm thơ đường luật ca ngợi danh tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp (08/11/2013)
- Bài thơ: Mẹ ơi tha lỗi cho con (04/11/2013)
- Bài thơ tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp của cô giáo Trần Thị Thanh Liêm (12/10/2013)
- Bài thơ Sáng tháng 10 (09/10/2013)
- Chùm thơ của những người con xa quê gửi về quê hương trong mùa mưa bão (02/10/2013)
- Tôi gặp em như vạn vật bừng tỉnh sau cơn mưa hạ vắng (28/09/2013)
- Hình ảnh Lệ Sơn sau cơn mưa do ảnh hưởng của bão số 8 vào ngày 19-20/9/2013 (27/09/2013)
- Chùm thơ mới của cô giáo Trần Thị Thanh Liêm (07/11/2013)
- Dại khờ (25/09/2013)
- Hình ảnh chân thực về lũ lụt ở Lệ Sơn (20/09/2013)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 16
- Hôm nay: 1829
- Tháng hiện tại: 17186
- Tổng lượt truy cập: 8436657
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc