Chuyện Kiều xứ Lệ (Phần 2)
Đăng lúc: Thứ sáu - 29/11/2013 04:00 - Người đăng bài viết: bientap02Bài thơ truyền miệng, ra đời vào đầu những năm 50 thế kỷ trước (dựa vào tình tiết trong câu chuyện). Tác giả có thể là người Lệ Sơn hay vùng phụ cận vẫn chưa tìm ra. Thấy ngồ ngộ và nhiều điểm lý thú, xin nghi lại theo lời đọc của cụ bà Phạm Thị Kính (Mệ Quảng) - 81 tuổi, hiện ở Tây Nguyên, tháng 10/2013.
Bài viết phần 1 đã đăng:
1. Chuyện Kiều xứ Lệ (Phần 1)
Ấy so đi sánh lại đã nhiều
O Bưởi lại trăm chiều lúng túng
Gặp dịp dân công đó đây nao núng
Tin thanh niên rạo rực xung phong
O Bưởi ta lòng tự nhủ lòng:
Lấy thành tích dân công mà quyết định!
Ông bà cũng gật gù bàn tính:
“Có ra đi mới biết dại khôn
Có gian nan mới biết béo tròn:
Nhật hậu tâm trung tuyết nhật”
Dưới ánh trăng non sân đình rộn rập
Xóm làng vui tuyển lựa nhân công
Bên ánh đèn O Bưởi lắng trông
Là Hải Tổ dơ tay ầm vang như pháo
Buổi sáng tiễn đường đưa nắng ráo
O Ngạc nghiên thấy cả ba anh
Thật anh hùng tương ngộ tương phùng
Khó khăn chi bước dân công mà lùi
Rứa là từ đây O Bưởi làng tui
Bấm đốt ngón tay trông ngày mãn khóa
Vụ gặt vụ cây củ khoai ngôi má
Tập đoàn nghe đã dần xong
Tin lân la đây đó dân công
Xóm dưới xóm trên đã về lẻ tẻ
Nhà O Bưởi rộn lên như làng tế
Ông dục bà bà lại dục ông
Ông bà ta ngơ ngẩn bồn chồn
Chạy hàng xóm dày như nức mẹt
Việc trăm năm lần này là quyết
Nên O cần cân nhắc chi li
Rồi hôm sau bít cỏ bên bờ đê
Có tiếng gọi thì ra anh Hiển
Một phút ngạc nghiên bắt vào câu chuyện
Nắng chiều êm gió mát cánh đồng xanh
Anh kể nhiều về chuyện tình hình
Chuyện công tác gian nan mấy tháng
Chuyện nhớ lẫn vào đồng quê lai láng
Nhớ đêm trăng nhớ cảnh nhớ người
O Bưởi nghe chẳng nói nên lời
Chỉ bít cỏ ra chiều cảm động
Có tiếng xôn xao hai người như tỉnh mộng
Câu chuyện yên nấn ná nhìn nhau
Anh vội vàng mở xắc mau mau
Lấy ra đôi kẹp tóc:
“Kẹp ngoại hóa trắng lâu không tróc
Mua tặng O làm kỷ niệm gọi là”
Anh Hiển cười đi đã xa xa
O Bưởi ngẩn ngơ suy nghĩ:
Gặp một người mà biết bao áy náy
Gặp ba người thì biết tính làm sao?”
Gánh cỏ về trong bụng cứ xôn xao
Trằn trọc đến nữa đêm không ngủ
Chừng tới hôm sau lại nghe Hải Tổ
Đang vừa đi vừa hát nghêu ngao
Hải Tổ dừng chân O Bưởi vội chào
Chống đòn ghánh vắt chân nghỉ, nói
Chuyện của nghĩ tuôn ra từng chuổi
Chuyện chiến trường hậu tuyến dân công
Chuyện Khu 3 Khu 4 lung tung
O Bưởi say sưa vò khăn nghe mãi
Dừng câu chuyện anh chựng lại
Đưa cho O cái đòn gánh mới tinh
“Thứ tre ni tui lấy tại rú Hòa Bình
Lựa đúng mắt mát vai dễ trở
Tui biếu cho O Mi đi chợ
Bán gánh rau ngánh sắn cho oai”
O Bưởi cười biếu lại miếng trầu tươi
Rồi Hải Tổ cất giọng hò tiếp vận.
O Bưởi quay về ngơ ngơ ngẩn ngẩn
Dọn bửa cơm dấm đổ lộn cà
Suốt mấy ngày lửng lửng lơ lơ
Đi nhổ cỏ đứng đều hơn cúi
Đã bối rối lại càng bối rối
Chừng hoang mang lại nổi hoang mang
Anh Bàn làng bên vội đánh thư sang
Và biếu cả cuốn hò tiếp vận
O Bưởi xem thơ lại càng choáng váng
Trước mặt O trờ đất rung rinh…
Ăn cơm xong nghe tiếng phát thanh
Túi ni tuyên đương bình nghị
Bước Dân công đâu phải dễ dàng
Người chen chân ai chắc hơn ai
Nhưng cũng quyết ba anh lấy một
Lúc đến bình công O trơ như bụt
Vì cả ba người đều được tuyên dương
Thật rối reng chi đạ rối reng
O chạy về nhà làm thinh không nói
Chuyện kể đến đây nhiều người vẫn hỏi
Thế rồi đây O Bưởi lấy ai?
Hỏi đồng bào O làm đúng hay sai?
Xin nhường lại cho đồng bào thảo luận!
[1] Vắt xôi: nắm xôi, gói xôi
[1] Ngôi má: bó mạ
[1] Mẹt: đan bằng tre, nhỏ và công phu hơn cái nia, vành ngoài được cuốn từng vòng bằng sợi mây- gọi lá nức, có độ dày hơn các đồ dùng khác
[1] Bít cỏ: cắt cỏ
1. Chuyện Kiều xứ Lệ (Phần 1)
Ấy so đi sánh lại đã nhiều
O Bưởi lại trăm chiều lúng túng
Gặp dịp dân công đó đây nao núng
Tin thanh niên rạo rực xung phong
O Bưởi ta lòng tự nhủ lòng:
Lấy thành tích dân công mà quyết định!
Ông bà cũng gật gù bàn tính:
“Có ra đi mới biết dại khôn
Có gian nan mới biết béo tròn:
Nhật hậu tâm trung tuyết nhật”
Dưới ánh trăng non sân đình rộn rập
Xóm làng vui tuyển lựa nhân công
Bên ánh đèn O Bưởi lắng trông
Là Hải Tổ dơ tay ầm vang như pháo
Buổi sáng tiễn đường đưa nắng ráo
O Ngạc nghiên thấy cả ba anh
Thật anh hùng tương ngộ tương phùng
Khó khăn chi bước dân công mà lùi
Rứa là từ đây O Bưởi làng tui
Bấm đốt ngón tay trông ngày mãn khóa
Vụ gặt vụ cây củ khoai ngôi má
Tập đoàn nghe đã dần xong
Tin lân la đây đó dân công
Xóm dưới xóm trên đã về lẻ tẻ
Nhà O Bưởi rộn lên như làng tế
Ông dục bà bà lại dục ông
Ông bà ta ngơ ngẩn bồn chồn
Chạy hàng xóm dày như nức mẹt
Việc trăm năm lần này là quyết
Nên O cần cân nhắc chi li
Rồi hôm sau bít cỏ bên bờ đê
Có tiếng gọi thì ra anh Hiển
Một phút ngạc nghiên bắt vào câu chuyện
Nắng chiều êm gió mát cánh đồng xanh
Anh kể nhiều về chuyện tình hình
Chuyện công tác gian nan mấy tháng
Chuyện nhớ lẫn vào đồng quê lai láng
Nhớ đêm trăng nhớ cảnh nhớ người
O Bưởi nghe chẳng nói nên lời
Chỉ bít cỏ ra chiều cảm động
Có tiếng xôn xao hai người như tỉnh mộng
Câu chuyện yên nấn ná nhìn nhau
Anh vội vàng mở xắc mau mau
Lấy ra đôi kẹp tóc:
“Kẹp ngoại hóa trắng lâu không tróc
Mua tặng O làm kỷ niệm gọi là”
Anh Hiển cười đi đã xa xa
O Bưởi ngẩn ngơ suy nghĩ:
Gặp một người mà biết bao áy náy
Gặp ba người thì biết tính làm sao?”
Gánh cỏ về trong bụng cứ xôn xao
Trằn trọc đến nữa đêm không ngủ
Chừng tới hôm sau lại nghe Hải Tổ
Đang vừa đi vừa hát nghêu ngao
Hải Tổ dừng chân O Bưởi vội chào
Chống đòn ghánh vắt chân nghỉ, nói
Chuyện của nghĩ tuôn ra từng chuổi
Chuyện chiến trường hậu tuyến dân công
Chuyện Khu 3 Khu 4 lung tung
O Bưởi say sưa vò khăn nghe mãi
Dừng câu chuyện anh chựng lại
Đưa cho O cái đòn gánh mới tinh
“Thứ tre ni tui lấy tại rú Hòa Bình
Lựa đúng mắt mát vai dễ trở
Tui biếu cho O Mi đi chợ
Bán gánh rau ngánh sắn cho oai”
O Bưởi cười biếu lại miếng trầu tươi
Rồi Hải Tổ cất giọng hò tiếp vận.
O Bưởi quay về ngơ ngơ ngẩn ngẩn
Dọn bửa cơm dấm đổ lộn cà
Suốt mấy ngày lửng lửng lơ lơ
Đi nhổ cỏ đứng đều hơn cúi
Đã bối rối lại càng bối rối
Chừng hoang mang lại nổi hoang mang
Anh Bàn làng bên vội đánh thư sang
Và biếu cả cuốn hò tiếp vận
O Bưởi xem thơ lại càng choáng váng
Trước mặt O trờ đất rung rinh…
Ăn cơm xong nghe tiếng phát thanh
Túi ni tuyên đương bình nghị
Bước Dân công đâu phải dễ dàng
Người chen chân ai chắc hơn ai
Nhưng cũng quyết ba anh lấy một
Lúc đến bình công O trơ như bụt
Vì cả ba người đều được tuyên dương
Thật rối reng chi đạ rối reng
O chạy về nhà làm thinh không nói
Chuyện kể đến đây nhiều người vẫn hỏi
Thế rồi đây O Bưởi lấy ai?
Hỏi đồng bào O làm đúng hay sai?
Xin nhường lại cho đồng bào thảo luận!
[1] Vắt xôi: nắm xôi, gói xôi
[1] Ngôi má: bó mạ
[1] Mẹt: đan bằng tre, nhỏ và công phu hơn cái nia, vành ngoài được cuốn từng vòng bằng sợi mây- gọi lá nức, có độ dày hơn các đồ dùng khác
[1] Bít cỏ: cắt cỏ
Tác giả bài viết: Lại Văn Thế
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Chuyện Kiều xứ Lệ (Phần 1) (24/11/2013)
- Hồi ký dài kỳ - Một thời để nhớ (Phần 4) (12/11/2013)
- Chùm thơ đường luật ca ngợi danh tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp (08/11/2013)
- Bài thơ: Mẹ ơi tha lỗi cho con (04/11/2013)
- Bài thơ tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp của cô giáo Trần Thị Thanh Liêm (12/10/2013)
- Bài thơ Sáng tháng 10 (09/10/2013)
- Chùm thơ của những người con xa quê gửi về quê hương trong mùa mưa bão (02/10/2013)
- Tôi gặp em như vạn vật bừng tỉnh sau cơn mưa hạ vắng (28/09/2013)
- Hình ảnh Lệ Sơn sau cơn mưa do ảnh hưởng của bão số 8 vào ngày 19-20/9/2013 (27/09/2013)
- Chùm thơ mới của cô giáo Trần Thị Thanh Liêm (07/11/2013)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 14
- Hôm nay: 2129
- Tháng hiện tại: 28369
- Tổng lượt truy cập: 8388380
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc