Truyện ngắn: Nắm đất quê hương
Đăng lúc: Thứ sáu - 24/06/2016 09:39 - Người đăng bài viết: bientap03Câu chuyện về anh Tư, quê Lệ Sơn bỏ làng vào Nam làm ăn từ nạn đói khủng khiếp được tác giả Võ Tấn Cường khắc họa chân dung, tính cách, tình cảm thiêng liêng với quê nhà qua truyện ngắn "Nắm đất quê hương".
Đêm trăng mùa lũ. Những nấm mộ loi thoi giữa dòng nước đục ngầu. Ánh trăng lấp lóa phản chiếu trên mặt nước những vệt sáng lân tinh ma quái. Tôi áp tai vào mạn thuyền nghe tiếng nước chảy róc rách. Lũ nhấn chìm ngôi mộ ông ngoại tôi mới chôn ba ngày.
Trăng mùa lũ buồn tê tái. Tôi chợt nghe văng vẳng giọng mình: “Ông ngoại ơi! Ở cõi âm ông có lạnh lắm không?”. Đâu đây nước róc rách: “Lạnh lắm!”. Tôi giật mình choàng tỉnh. Trăng vẫn thản nhiên sáng vằng vặc, tròn vành vạnh.
Má tôi ngồi trước hiên nhà, chậm rãi đưa khăn rằn chấm nước mắt nói: “Tội nghiệp ông ngoại con. Chết giữa mùa lũ coi như phải chết hai lần...”. Tôi ngẩn ngơ nhìn ngấn lũ trên bức tường loang lỗ nói: “Con thấy tội nghiệp cu Tý. Lũ về nó không còn chỗ để chơi...”.
Ba tôi trầm tư hút thuốc và cất giọng trầm lắng: “Lũ về, bao nhiêu tiền của bị mất trắng. Người ta cứ hô hào sống chung với lũ mà không hiểu rõ là phải sống chung như thế nào. Chẳng lẽ chỉ có đắp đê bao ngăn nước mà gọi là sống chung với lũ?”. Ba tôi nói thầm như đang độc thoại. Lát sau, ông lại chuyển sang chuyện khác. Ba kể rằng cách đây hai mươi năm, ba má đi chài cá giữa mùa lũ.
Đêm ấy, trăng hắt những quầng sáng nhợt nhạt xuống mặt nước. Lưới bị vướng vào khối gỗ lớn. Ba phóng xuống nước, bơi lại để gỡ, chợt điếng hồn khi nhận ra chiếc quan tài vàng chóe còn hăng hăng mùi gỗ. Ba hốt hoảng quăng cả lưới, bơi lại xuồng và vội vã cùng má về nhà. Mấy ngày sau ba má mới biết đó là quan tài của một đứa trẻ bị chết đuối giữa mùa lũ. Nấm mộ vừa chôn được mấy ngày thì quan tài bị nước cuốn trôi. Kể từ lần đó, ba má tôi không dám bơi xuồng đi chài cá vào đêm trăng mùa lũ nữa.
Ba cùng tôi bơi xuồng sang thăm ông Tư hàng xóm. Ông Tư quê ở miền Trung, sống trong căn nhà lá nhỏ, không vợ con, suốt ngày thui thủi một mình. Ngồi vắt vẻo trên những thanh gỗ bắc ngang cửa, ông Tư nhắp cạn ly rượu và khề khà: “Người ta nói cáo chết ba năm quay đầu về núi. Tui không sợ chết nhưng tui sợ mùa lũ. Tui sợ lũ cuối trôi quan tài, linh hồn tôi không quay về quê được...”.
Ông Tư sống ở xóm này đã hơn bốn mươi năm. Ông không có miếng đất cắm dùi, chỉ làm thuê làm mướn sống qua ngày. Ba tôi bảo: “Anh Tư sống vậy mà khỏe, không có gì ràng buộc. Muốn sống thế nào cũng được...”. Ông Tư rót đầy ly rượu, cười khùng khục: “Tui nhớ quê hương miền Trung lắm.
Xóm này là quê hương thứ hai của tui. Anh Hai biết không, tui bị đẻ rơi ngoài đồng. Mẹ tui lấy chiếc áo thợ cấy bọc tui đem về nhà. Lớn lên tôi cứ bị ám ảnh bởi cái mùi của bùn non...”. Ông Tư lần bước đến bên bàn thờ, lấy chiếc hộp sắt tây gỉ sét, mở nắp nhìn chăm chăm vào bên trong và nói: “Anh có biết cái gì ở trong này không?”. Ba tôi hỏi: “Vàng hay gì vậy anh Tư?”. Ông Tư cười, chậm rãi nói: “Báu vật đó”.
Ông Tư nghiêng chiếc hộp sát vào mũi và hít lấy hít để. Gương mặt ông thanh thản như chìm đắm vào thế giời của hoài niệm. Lát sau, ông Tư đưa chiếc hộp cho ba tôi và thì thầm: “Đất quê hương tui đó. Trước khi rời quê hương vào Nam, tui lấy nắm đất trước hiên nhà bỏ vào chiếc hộp sắt tây mang theo. Bao năm qua tôi giữ chiếc hộp này như báu vật. Tui không hiểu tại sao lại nhớ cái mùi đất quê hương như vậy. Có lẽ do khi bị đẻ rơi ngoài đồng tôi đã được ngửi mùi bùn ngai ngái...”.
Ông Tư nốc cạn ly rượu, cất giọng nghèn nghẹn: “Mai này tui có mệnh hệ gì chắc phải nhờ anh Hai giúp. Tui muốn được hỏa thiêu. Anh nhớ trộn nắm đất quê hương trong chiếc hộp này với tro của thân xác tui. Anh nhớ giúp tui thả tro xuống sông để nước cuốn trôi... Hồn tôi sẽ quay về quê hương”. Ba tôi khề khà: “Anh còn khỏe mà anh Tư. Anh đừng nói chuyện gở. Ý nguyện của anh tôi sẽ thực hiện. Thôi! Bây giờ mình uống rượu đi...”. Ông Tư trầm ngâm một lát và nói: “Tui hiểu sức mình mà anh Hai. Cuối cùng, đời người chỉ còn nhúm tro màu trắng. Dù thế nào cũng phải có tấm lòng với quê hương...”.
Ba ngày sau ông Tư bị trúng gió và lặng lẽ ra đi. Ba tôi và bà con hàng xóm đã làm đúng tâm nguyện của ông Tư. Nắm đất quê hương được trộn với bình tro lấy từ lò thiêu và rải xuống dòng sông. Tôi thầm mong ở thế giới bên kia linh hồn ông Tư sẽ quay về với mảnh đất quê hương.
Tác giả bài viết: Võ Tấn Cường (Mỹ Tho)
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Quê hương không bao giờ quên các anh (27/07/2016)
- Bài thơ Hoài niệm Mẹ (16/08/2016)
- Nhớ mùa tựu trường năm xưa (05/09/2016)
- Đời Mẹ tôi (26/06/2016)
- Khu vườn Lệ Sơn, ngày hôm qua đâu rồi ? (04/08/2017)
- Chiếc khăn mùi xoa ngày ấy (05/03/2019)
- Gửi con gái Mẹ (08/10/2019)
- Chạy lụt bão ở Lệ Sơn (06/05/2019)
- Ngóng trông ngày trở về (15/12/2016)
- Mất nửa tình thương (26/07/2016)
Những tin cũ hơn
- Về đời thường (14/06/2016)
- Tiếng chuông chùa Vĩnh Phúc (26/04/2016)
- Văn hóa hồn quê (07/04/2016)
- Tục bắt cheo đám cưới xưa ở Lệ Sơn (26/02/2016)
- Những bức ảnh tuyệt đẹp về Sông Gianh (04/01/2016)
- Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân (14/08/2015)
- Về miền Tây (28/08/2015)
- Thăm Rắc Lây (27/06/2015)
- Tình quê (01/06/2015)
- Album ảnh ngày hè trên quê hương (Phần 3) (28/05/2015)
Ý kiến bạn đọc
Minh Thành - Đăng lúc: 07/07/2014 14:52
Đoạn kết thật đặc biệt, kết thúc hành trình của một đời người chỉ mong ước thật giản dị:
Ba ngày sau ông Tư bị trúng gió và lặng lẽ ra đi. Ba tôi và bà con hàng xóm đã làm đúng tâm nguyện của ông Tư. Nắm đất quê hương được trộn với bình tro lấy từ lò thiêu và rải xuống dòng sông. Tôi thầm mong ở thế giới bên kia linh hồn ông Tư sẽ quay về với mảnh đất quê hương.
Đoạn kết thật đặc biệt, kết thúc hành trình của một đời người chỉ mong ước thật giản dị:
Ba ngày sau ông Tư bị trúng gió và lặng lẽ ra đi. Ba tôi và bà con hàng xóm đã làm đúng tâm nguyện của ông Tư. Nắm đất quê hương được trộn với bình tro lấy từ lò thiêu và rải xuống dòng sông. Tôi thầm mong ở thế giới bên kia linh hồn ông Tư sẽ quay về với mảnh đất quê hương.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 39
- Khách viếng thăm: 12
- Máy chủ tìm kiếm: 27
- Hôm nay: 1811
- Tháng hiện tại: 17168
- Tổng lượt truy cập: 8436639
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Đọc bài này mới đúng là bài viết rất văn hóa. Quê hương là nơi tìm về !
Cảm ơn ông, một người con có nghĩa khí và yêu quê hương cội nguồn của mình thực sự.