1
  • image
  • image
  • image
  • image
19:19 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Hoạt kịch 2: XÂY ...DỰNG

Đăng lúc: Chủ nhật - 19/05/2013 17:50 - Người đăng bài viết: bientap01
Với ý đồ dàn dựng một hoạt kịch mang hơi thở cuộc sống đương đại vào tác phẩm văn học, qua đó gửi gắm những mong muốn của mình trong một bức tranh toàn cảnh của nhà văn hóa Thôn là sẽ XÂY và DỰNG nên một phong trào Văn hóa mới. Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi vở Hoạt kịch 2: XÂY ...DỰNG của tác giả Lương Duy Thắng.
Lời Ban biên tập: Kịch là một thể loại Văn học, khó sáng tác bởi phải gây được kịch tính, tạo mâu thuẩn, đẩy cao mâu thuẩn (cao trào) và giải quyết mâu thuẩn. Nếu như trong Hoạt kịch (1) tác giả đã để cho nhân vật Lệ Kiều và người đọc băn khoăn, nghi hoặc về kết cục của nhà văn hóa thôn Lộc Thọ, sau khi xây xong thì Hoạt kịch (2), tác giả đã gửi gắm mong muốn của mình vào một bức tranh toàn cảnh của nhà văn hóa là sẽ XÂYDỰNG nên một phong trào Văn hóa mới ở thôn Lộc Thọ. Xin giới thiệu Hoạt kịch (2) của tác giả Lương Duy Thắng.
                
 
MỞ MÀN
Bối cảnh: Hai năm sau, vào một buổi chiều chưa tắt nắng ( khoảng 16 giờ). Trước và trong khuôn viên nhà văn hóa (NVH).

Nhân vật:  Vẫn 3 nhân vật cũ, thêm nhân vật mới là Cán bộ Văn hóa xã (CBX)
LK: (Đứng tần ngần trước cổng NVH, nhìn bảng : GIỜ MỞ CỬA...)  Chà ! còn cả tiếng nữa mới mở cửa. (Trong khuôn viên NVH, xuất hiện bóng người). Này ! cháu gì ơi...ơi ?

ĐCB: (lưỡng lự, tiến ra phía cổng ) À...à ! Chào chú. Cháu dớ ra rồi, chú ở xóm côi, cháu đạ gặp chú, lâu rồi hè. (tay mở cổng)

LK:  À !... Cu Đái, mau nậy hè, ra dáng lắm rồi. Cháu đang mần xi ở đây rứa ?

ĐCB:  Dạ, cháu ...trông coi ở đây, mời chú vô uống nác.

LK:: (đi theo ĐCB) Cháu vừa nói cháu quản lý (troông coi) NVH ni ?.

ĐCB: Dạ. NVH có 3 ngài troông coi chú ạ, cháu phụ trách khu Thể dục thể thao, một ả phụ trách Thư viện và một O phụ trách Văn nghệ. Để cháu kêu điện thoại cho chú Bọ Mẹt, ngài mà chú gặp lần nớ, năm tê. Chú còn dớ khôông ? Mà chú ni, chừ là Trưởng thôn, hồi nớ chỉ là cán bộ thôn thôi. Chú nớ có công đưa NVH thôn vô hoạt động, bài bản, nề nếp nên vừa mới rồi bầu Trưởng thôn, chú đã trúng. Chú dặn nhân viên bọn cháu, có khách lạ thì kêu chú í

LK: Nếu vậy thì tốt quá. Cám ơn cháu, mà cháu vô mần ở đây lâu chưa ?

ĐCB: Dạ ...Sau khi NVH xây xong, cháu với 1 ả và 1 O nựa được thôn và xạ cho đi hoọc khóa bồi dưỡng quản lý NVH, ở troong Đồng Hới, cụng nghin được 2 năm rồi.

ĐCB: A lô ! Chú Bọ Mẹt à? .. Dạ...Dạ ..Lạ mà quen, chú ra ngay nha.

CBT: (vồn vả) Chào đồng chí ! Trấy đất tròn thiệt đồng chí hè. Đồng chí mới về?

LK: (ôm, vỗ nhẹ lưng CBT) Vui quá. Không ngờ được gặp lại anh. Anh vẫn khỏe ? Xin chúc mừng thành công của NVH ta.

CBT: (trầm ngâm)  Báo cáo đồng chí...

LK: Thôi anh, quen biết nhau rồi với lại tôi không thích dùng từ đó, ta gọi nhau bằng anh em cho thân mật.

CBT: (Hạ giọng) Sau bựa gặp anh hồi nớ, anh viết hoạt kịch hoạt kiệc xi đó đăng báo mần tui hết khổ. Người ta truy hỏi, trụp mụ tui đụ thứ như thời Cải cách...Họ nói tui cung cấp tin “tiêu cực” cho nhà báo. Tui phải thanh minh, thanh nga hết lời, sau mới yên.

LK: (ngỡ ngàng) Xin lỗi anh. Anh thông cảm, tôi không cố ý, động cơ tui viết hoạt kịch là vì cái chung, để lãnh đạo thôn, xã và cấp trên lưu tâm trong vấn đề đầu tư xây dựng nói chung. Đầu tư cần có trọng điểm và khi đã chọn được điểm rồi thì phải tập trung để hoàn thành, sớm đưa công trình vào sử dụng, tránh lãng phí ...

CBT: Bây chừ thì ổn rồi. Mừng lắm anh nà. Cứ sáng ra và chiều túi là các cụ lại kéo dau đến NVH tập thể dục dưỡng sinh. Một thí nựa là NVH mở cựa, anh sẽ chộ..các cụ đôông lắm. Các cháu thanh niên thì tập thể hình, đánh bóng chuyền. Các cháu thiếu nhi tập nghi thức Đội. Hàng ngày, thư viện mở cửa, bà con vô đọc sách báo đôông và đều đặn lắm. Hàng tháng, Hội khuyến học của thôn thường xuyên duy trì mời thầy cô giáo ở trường tiểu học và trung học cơ sở thông báo tình hình học tập và đạo đức con em để phối hợp giáo dục các cháu trở thành :“ Con ngoan, trò giỏi, đội viên tích cực “. Lâu lâu, lại có tổ chức đám cưới, đàm hỏi và liên hoan Văn nghệ “cây nhà lá vườn” vui đáo để. Ngày tết, lễ bà con đến NVH đông đúc nghe Trưởng thôn chúc tết.v.v...Thắng lợi to anh nờ. Phải nói cái chủ trương xây dựng NVH là cần thiết, hay, sáng suốt. Hồi đó, tui cứ nghị là xây xong e đóng cựa ... À, để tui kêu điện thoại mời eng ni là Cán bộ phụ trách văn hóa xã gặp anh nha.

LK: Cũng được nhưng có phiền người ta không anh ?

CBT: Khôông răng mô. Eng ni xuống đây luôn, giúp bầy tui được diều xuyện lắm  .

CBX: (bắt tay) Chào đồng chí. Tui nghe Bọ Mẹt kêu ...

LK:  Chào anh ! Xin lỗi đã làm phiền. Ta kêu nhau bằng anh em đi cho thân mật, người làng cả. Mỗi người một nhiệm vụ.

CBX: Ừ...ừ ! Anh mới về ?

LK: Tui đi công tác, tiện đường ghé nhà, thắp thẻ hương bàn thờ ông bà.Tui mới về bựa qua. Anh nì, trước hết tui xin chúc mừng thôn ta, xã ta đã có được phong trào văn hóa thực sự đi vào đời sống bà con, rất thiết thực. “ Một người lo bằng kho người làm “ phải nói công lao của hai anh rất lớn.

CBX:   Anh quá khen, bầy tui cũng vì trách nhiệm trước bà con mà gắng mần. Còn phải phấn đấu nựa anh nờ. Bà con mình khổ nhiều rồi. Cái ăn, cái mặc thì tạm ổn dưng cái khoản Văn hóa- văn nghệ- văn gừng thì...còn đói lắm.

LK: Cho tui hỏi anh, đâu là bí quyết thành công của NVH ni ?

CBX:  (suy nghĩ) Bí quyết à ? Theo tui thì...đó là nhờ sự đồng thuận, đồng sức đồng lòng của bà con.

LK: Đúng rồi nhưng ý tui muồn hỏi anh về kinh phí để duy trì hoạt động ? Cũng mất khối tiền để trả lương nhân viên, tiền điện nác rồi tiền duy tu , bảo dưỡng nhà cửa, máy móc , dụng cụ nữa ?

CBX:  À ... Nói thiệt với anh là xây xong cũng mất mấy tháng bỏ khôông vì xưa có mô hình hoạt động, sau khi đã thống nhất với xã về mô hình và được xã hôộ trợ kinh phí ban đầu, NVH đã dần dần đi vô hoạt động cho đến bây chừ là tạm ổn, tất cả các phòng chức năng Văn - Thể đều khép kín. Phải nói là phong trào đã đi vô nề nếp, tạo sinh khí mới cho bộ mặt thôn ni.

LK: Anh nói rõ hơn về tạo kinh phí nuôi phong trào ?

CBX:  Lấy mợ (mỡ) nó rán nó anh tề .

LK: Là sao ?

CBX:  Là bầy tui tổ chức dịch vụ kinh doanh nhưng mang tính phục vụ là chính, ví dụ như dịch vụ cho thuê bàn ghế, rạp, chén, đọi ...để bà con có nhu cầu tổ chức đám cưới, đám hỏi, sinh nhật... giá rẻ hơn thuê ở chợ Vang. Hay như phòng Thể dục thể hình, cũng có thu tiền để trả tiền điện và khấu hao, sửa chữa máy tập. Rồi cả ... (chỉ tay về phía ki-ốt bán giải khát và cây giống ) mở ki-ốt kinh doanh giải khát và cơn giốông. Thấy thanh niên tập Thể thao, mồ hôi mồ kê ướt đầm đìa ra ngậm vòi nác máy tu, tui nói với thôn cho mở quán giải khát, thấy khuôn viên NVH sân bê tông nóng, nắng anh em họ trồng cơn nhưng chưa khép tán nên lại nẩy ra cho thuê bán cơn giốông, gồm cả cơn cảnh, cơn ăn trấy và cả cơn bóng mát, đủ loại cơn khắp 3 miền, bán cho dân trong xã, có cả ngài các nơi cụng đến mua mà quan trọng là mần đẹp cho khuôn viên “nhất cữ lưỡng tiện“ anh hè. 

LK: Hay !.hay... Không phải là xây cất mà là xây dựng phải không ? Xây dựng phong trào và duy trì phong trào rất căn cơ, bền vững. Tuyệt vời ! Một lần nữa, xin chúc mừng các anh. Chừ ry, mai tui đi rồi, mời hai anh ta xuống chợ Vang mần bậy cút riệu, tịa lòng cho vui vẻ, kỷ niệm buổi hội ngộ hôm ni.
Nào mời các anh, ta cùng đi.

HẠ MÀN
 
Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi phần 3 "Tôi đã viết hoạt kịch như thế nào ?" vào số tới. Trân trọng thông báo !
Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng
Từ khóa:

Lương Duy Thắng

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lương Duy Hiếu - Đăng lúc: 23/05/2013 04:47
Bài viết đã đăng được 2 ngày nhưng hôm nay mới vào bình luận để cung cấp thêm 1 số thông tin thú vị xung quanh tác phẩm xuất sắc của chú Thắng trên báo làng năm 2013.

1. Kịch bản của tác phẩm được tác giả giữ kín đến phút cuối (Ngay cả BBT đều không cho biết trước ý đồ sáng tác của tác giả).

2. Khi Hoạt kịch 1 được kích hoạt, hệ thống nhận được số lượng bình luận kỷ lục từ trước đến nay (trong đó có nhiều bình luận không được kích hoạt vì lời lẽ thiếu văn hóa).

3. Băng thông của hệ thống chạm tới ngưỡng cho phép do số lượng truy cập tăng đột biến.

4. Những câu chuyện buồn, vui xảy ra ở hậu trường (ngoài đợi thực) của hoạt kịch cũng nóng không kém so với trên diễn đàn trực tuyến. Dự kiến vào sáng thứ 2 tuần tới, tập 3 của Hoạt kịch sẽ ra mắt bà con với nội dung kể lại diễn biến những gì đã diễn ra thực tế ngoài đời xung quanh hậu câu chuyện Hoạt kịch.

Với tư cách là độc giả, rất cảm ơn chú Thắng đã đầu tư công sức cho ra 1 tác phẩm kịch tính, hấp dẫn, đánh động được dư luận, đồng thời truyền đi một thông điệp cho những người làm công tác quản lý văn hóa cần quan tâm hơn đến "chất" thay vì "lượng" như hiện nay. Hoạt kịch này hoàn toàn có thế dùng để tham gia công diễn trong các hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng cấp Huyện, cấp Tỉnh và chắc chắn sẽ giật giải cao vì tính thời sự và tính cộng đồng, đều có ở trong đó.
Avata
Thanh Mai - Đăng lúc: 23/05/2013 03:47
Phải cố gắng nghiền mới hiểu được CM của LHV, đúng là người kĩ sư tâm hồn.
Avata
Thái Sơn - Đăng lúc: 23/05/2013 01:15
Tác giả Lương Duy Thắng là cây đa cây đề của báo làng, là người ủng hộ cải tổ để trang tin sạch đẹp. Tác giả cũng ngày đêm trăn trở làm thế nào để báo làng thu hút được bà con tham gia ngày một đông. Chính vì thế chúng ta thấy năm 2012 ra 1 seris kịch tính về chuyện tính cô giáo H và năm 2013 tác giả cho ra hoạt kịch hấp dẫn làm nóng trang báo.
Xét về khia cạnh này, chúng ta có đủ lý do để tôn vinh công trạng của anh, một người con thực thụ của quê hương Lệ Sơn
Avata
Lê Hồng Vệ - Đăng lúc: 22/05/2013 02:40
Tôi còn nhớ đã đọc một bài giảng của Khổng Tử trong luận ngữ: Đó là khi Tử Cống hỏi: Thưa Thầy Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?
Thầy Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ Thứ chăng? Bởi cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
Vận vào câu chuyện ăn ở cộng đồng có nhau. Sau khi đọc phần xây dựng của Tác giả LDT. Một kịch bản diễn ra mà tôi rất mong, khi đã xem qua phần đầu xây cất.....
Mong, bởi nơi đó là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và chính bản thân họ. Và nơi đây cũng chính là nơi lưu giữ, bảo vệ một thứ văn hoá làng chống lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai. Rất thú vị cho những ai quan tâm, nghiên cứu nó.
Tuy nhiên, nhiều khi việc chung cũng vượt quá nếp sống thường ngày và ít mang lại kết quả lợi lộc trước mắt. Vào thời loạn lạc, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm “tính mạng”. Do đó việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, và cũng thường làm cho nhiều người ái ngại. Chỉ có bình đẳng và thân thương là hai nguyên lý làm nền tảng của đời sống con người, và được Tổ Tiên ta cơ chế hóa vào trong một hệ thống tổ chức thôn xóm trong cả quá trình phát triển.
Vì vậy, giá trị cuộc sống của người dân Phúc Tự cũng như các xóm thôn khác. Chính là ảnh hưởng hạnh phúc của con người đó đối với những người xung quanh. Trong cuộc sống, ai càng làm cho nhiều người cùng hưởng hạnh phúc Làm Người với chính mình, qua chính mình, thì người đó càng được quý trọng hơn.????
Sự xuất hiện của không ít người trẻ gần đây, đã hướng về quê hương với nhiều cách suy nghĩ thiện ý. Vượt hẳn ra với lối nhìn nhận ích kỷ, bản vị, điều đó đã gián tiếp chung tay xây dựng và bồi đắp cho cuộc sống, cho quê hương nhiều điều tốt đẹp, đây là tín hiệu vô cùng cảm động khi chính con em mình không bị “thành thị hóa” làm mất đi những giá trị đạo đức cốt lõi và then chốt.
Avata
hoài thanh - Đăng lúc: 20/05/2013 11:08
Nếu có dịp trở về thăm quê, NVH thôn Phúc Tự trong tương lai mà chú Thắng đã bật đèn xanh sẽ là điểm đến thứ hai trong hành trình thăm cội nguồn của tôi.
1, 2, 3  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Khách viếng thăm: 6
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 881
  • Tháng hiện tại: 50673
  • Tổng lượt truy cập: 8005956

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net