1
  • image
  • image
  • image
  • image
02:48 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Ma làng Lệ Sơn - Câu chuyện: Tiếng gọi nơi không người

Đăng lúc: Thứ hai - 29/07/2013 04:14 - Người đăng bài viết: lehongve
Để thay đổi không khí và bổ sung vào kho tàng huyền thoại xứ Lệ, trang tin giới thiệu câu chuyện có thật xảy ra vào những năm đầu 90 do tác giả Lê Hồng Vệ chắp bút.
Lời tự sự: Khi cầm bút viết về đề tài này, tôi chắc chắn rằng: Nó là cả một câu chuyện trường thiên. Người ta thường hay nói đến tiểu thuyết trường thiên chứ không ai nói câu chuyện trường thiên bao giờ. Thế nhưng, cách dùng chữ ở đây bắt buộc ta phải hiểu rằng: Đề tài về ma luôn là chủ đề sốt dẻo. Có thể kéo dài mãi mà không thống nhất được bao giờ.
Đối với người này: Ma có thể là một hình bóng mờ ảo đen trắng lơ lửng chân không bén đất; nhưng đối với người khác nó lại là tóc xoã đến chân, lưỡi dài đến gối và đi nhanh như gió. Hiểu một cách khoa học và không có “Thần hồn nát thần tính”. thì ma là một khái niệm trừu tượng; một phần phi vật chất của những gì đã chết; và thường ở các vùng nông thôn dễ tin chuyện ma hơn ở những vùng khác, và cho đến nay ma vẫn là bí ẩn của nhân loại.
.....

TIẾNG GỌI NƠI KHÔNG NGƯỜI

Khi nói về ma, trong tâm thức và ý niệm của người Việt. Dù là ban ngày giữa thanh thiên bạch nhật, giữa đồng hoang mông quạnh, chỉ có một lùm cây. Khi cần WC thì đó là nơi lý tưởng. Nhưng nếu ở trong đấy có một hòn đá kê cao và bát nhang còn cháy dở. Xin thưa.... Có gần ra quần rồi cũng không dám. Có thể nó không có gì...., nhưng đâu đó trong tâm thức vẫn luôn liên hệ đến những gì thuộc đấng siêu hình xung quanh. Đó mới là nền tảng để sống và liên hệ theo quy luật của nhân sinh, nhân quả.
 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
 
Về mặt lý thuyết là vậy, còn khi nói về ma làng Lệ Sơn. Tôi có thể thâu tóm như sau: Đó là một nơi trù phú; cây xanh rợp bóng quanh năm. Những năm về trước khi điện khí hoá nông thôn chưa về làng. Những đêm không trăng, cả làng bị bao trùm một không gian tối đặc (tĩnh mịch đến mức có thể nghe được chân người đi sau lưng cách vài trăm mét). Thi thoảng có những con chim lạ ở những cành cây cao chúc rù rù....nghe rợn đến cả người. Yếu tố ngoại quan đấy đã thực sự làm kinh hồn cho những người yếu bóng vía khi một lần trong đời tìm đến nơi đây..............
 Dù tôi chưa gặp ma. Nhưng ma trơi (do phốtpho của người mới chết bốc lên gặp ôxi và cháy cuốn đuổi theo làn gió thì tôi đã gặp nhiều lần. Trở về với tiêu đề tiếng gọi nơi không người; cho đến bây giờ sống và làm việc giữa thủ đô không có đêm ngày này. Tôi vẫn cảm thấy rùng rợn khi nghĩ về nó tại quê hương, khi mà tôi từng được chứng kiến 100% sự thật không có hư cấu.

Tôi còn nhớ rõ, tuổi thanh niên tôi cũng như bao thanh niên làng. Gia đình lúc đó còn nghèo, bản tính thích thể hiện khi đi chơi. Đèn 3 pin phải sáng, thuốc lá một gói. Ban đầu đi cùng các anh, sau đó tách riêng “đánh lẻ ăn chắc”. Thường khi đi chơi về, tôi lại một mình với đèn sáng đi hết các ao hồ, rồi qua đường tàu theo sát lèn xuống đến đồng Nát, Bồ Bồ. Thường soi ếch cá để sáng hôm sau Mẹ tôi đi chợ bán và “lại quả” cho tôi đủ mua một cặp pin con thỏ và bao thuốc. Động lực ấy cứ thúc giục và cho tôi, thành một brem không thay đổi. Trừ mùng 10 đến 18 trăng sáng là không đi được; vì cá ếc không đóng đèn khi có trăng và cũng chính cái thời điểm ấy. Tôi là thằng kiếm ra tiền và siêng nhất trong đám trai làng bạn tôi; và cũng không biết sợ là gì cho đến khi...

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
 
 Đêm hôm ấy là một đêm cuối tháng 4 âm lịch. Sau một thời gian dài không có mưa. Buổi chiều hôm đó mưa như trút nước. Từ ruộng cao đến thấp nước lênh láng trắng cả đồng, mới chập choạng tối mà cái âm thanh cộng hưởng của bao loài ra khỏi hang để làm ầm ĩ cả một làng quê. Tối hôm đó, anh em thanh niên như thường lệ vẫn gặp nhau vài điểm cố định trong thôn, để lên kế hoạch đi chơi; do mới mưa đường trơn bẩn, nên cuối cùng tụ tập về nhà anh Trường con ông Hạnh đánh bài. Địa điểm nhà anh Trường có thể phóng tầm mắt hết tất cả cánh đồng làng Lệ Sơn. Bởi nhà anh nằm phía ngoài cùng của thôn nhìn vào núi, hơn nữa bố mẹ anh là người dễ tính. Nói đến đây các bạn có thể hình dung được đội 7 của tôi rồi. Ngồi chơi đến khoảng 10giờ do không thích bài lắm, hơn nữa tiếng ếch kêu ngoài ruộng râm ran làm tôi đứng ngồi không yên. Chào các anh ra về, một kế hoạch sắp sẵn, tôi chuẩn bị một số ampun đèn pin đề phòng cháy bóng. Ra quán chị Ngạn con dâu ông Thuyết xóm chợ mua 3 cục pin con thỏ mới và lên đường khoảng 11giờ đêm. Lúc này có mưa lại, nhưng nhỏ hơn. Mọi người ở các xóm khác cũng đi soi nhưng vì trời khuya và mưa nên ngoài đồng không còn một ánh đèn nào nữa.

Từ đồng Chăm đi xuống Hồ Li, do nhiều tháng không mưa nên ruộng ở đâu cũng phẳng lì và nước đa phần trên mắt cá chân. Xuống đến nghĩa trang liệt sĩ, tôi ngồi lại thay pin mới, hút thuốc và chuẩn bị kế hoạch đi về. Lúc đấy bao lác nhỏ loại 10kg cũng đã khá. Ước tính gần 50 - 60 con ếch, lúc đó sao lại nhiều chứ, các cặp ếch ngồi trên lưng nhau gặp đèn sáng cứ thu mình lại, thế là chụp cho vào bao chỉ đơn giản thế thôi. Nhìn các khu vực xung quanh. Trời tối như mực và mưa nhỏ, đèn ba pin của tôi như một thanh kiếm lia đến đâu thấy đến đấy. Xé toạc màn đêm và chỉ có tôi cùng tiếng kêu của loài côn trùng. Về tới cây đa đồng Chăm. Nhìn quanh các xóm không thấy một ánh đèn nào, mọi nhà đều đã ngủ. Chỉ có nhà anh Trường còn anh em đang chơi bài là đèn vẫn sáng. Đồng tiền Miệu khá phẳng, chỉ có lô nhô vài khuông mã gần đường cái mà thôi. Để định hình các tiếng ếch kêu gần nhất. Hầu như tôi căng tai để lắng nghe và lâu lâu nhảy lên gò mả để biết vị trí. Cứ nghĩ đến ngày mai mẹ tôi buộc 10 con một, đi bán và một số tiền dành dụm để cho tôi khi cần, là tôi đã háo hức và mừng rỡ vô cùng. Đang nghĩ đến đó, bỗng nghe sau lưng tôi, có tiếng gọi của trẻ nhỏ chừng 9 - 10 tuổi. Đầu tiền là một đứa gọi (chờ với).

Tôi định thần để nghe lại. Rõ ràng có người gọi cách sau lưng tôi chừng 20m. Sau đó có thêm 2 đứa nữa cũng gọi và dồn dập hơn. Lúc này tôi xác định rõ ,thật sự có người gọi và có phần hơi run. Vì khuya khoắt thế này chắc chắn trẻ con không bao giờ ra đồng lúc này. Trong suy nghĩ, tôi đã liên tưởng đến ma tiền Miệu như các cụ đã kể. Nhẩm tính ngôi mả cao nhất trước mặt tôi cách chừng 6 m lã điểm cao nhất có tầm nhìn rộng. Tôi thả bao ếch xuống và nhảy vót lên quét đèn nhanh về phía sau lưng. Chẳng thấy gì ngoài sóng nước dập dờn, sự sợ hãi đã thật sự rõ, tôi cố quét chậm đèn một lần nữa quay 360o trên một điểm trụ.

Đèn tôi lúc đó sáng lắm, xé toạc màn đêm cách chừng 100m còn thấy rõ. Sau lần lia đèn lại này không thấy gì. Tôi mới thật sự hoảng sợ và hướng tầm mắt về nhà anh Trường và chạy. Từ tiền Miệu về nhà anh Trường khoảng 300m, nghĩ lại lúc đó có cuộc thi maratông nước rút. Chắc chắn tôi là người chạy có kỷ lục thế giới. Phóng qua cửa vào nhà, anh em đang còn đánh bài nghe tiếng chạy chưa kịp nhìn lên, tôi đã bay vào ôm trọn cả mấy người trên chiếu, kéo theo bùn nước vấy bẩn hết cả mọi người. Phải đến 20 phút sau vừa thở vừa nói, anh em mới hiểu và cùng xắn quần ra tìm bao ếch của tôi, ai cũng có đèn sáng nhưng ra đến nơi chẳng thấy gì ngoài bao ếch nằm chổng chơ ra hết phân nửa.

Đêm đó tôi phải nhờ anh Trường, anh Triều hộ tống về tận cửa nhà. Sau này tôi mới biết không chỉ riêng tôi, mà anh Triều con bác Huế cũng đã nghe tiếng gọi và tiếng cười răng rắc ở ngã tư đường vào Lả Lả. Quét đèn lại, chỉ nhìn thấy sóng nước dợn qua bờ...
Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ
Từ khóa:

Lê Hồng Vệ

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
ha hoa - Đăng lúc: 18/01/2019 17:00
Bài viết làm tôi nhớ lại thủa nhỏ cũng hay sợ ma
Avata
thaile - Đăng lúc: 02/08/2013 18:35
Bài viết của Vệ hấp dẫn đấy. Ròm ròm thế mà to gan thật. Hồi bé mình có thể ngủ trên khuông mả mỗi mùa đi làm ruộng vại mà chẳng thấy sợ. Những lúc như thế, bọ đang cày trăng. Nhưng nữa đêm mưa mà rảo khắp đồng là gan nhứt xứ rồi.
Chuyện ma quỷ có gặp mới tin. Nhưng không đến nỗi phải sợ (tùy hoàn cảnh). Năm học 12, mình đi ở ké một căn nhà hoang (của Nhà nước) ở Bình long gần 5 tháng.Không điện, không nước. Đấy là khu đất quy hoạch còn loang lỗ vết tích chiến tranh, cây điệp um tùm, muỗi mòng vô kể. Ngày đầu đến ở, mình phải mượn cái dao phát (rựa) để phát lối vào cửa phòng; xin một nắm tỏi giã nát để vứt vào các ngóc ngách trong phòng nhằm đuổi một cặp rắn rồng đi. Ở trong căn phòng ẩm thấp, tối tăm và hun hút ấy, có một cái dường đơn chiếu nát, một cái tủ đựng đầy các mác- lê nin toàn tập. Điều đặc biệt là trên cái tủ "vô thần" ấy có một cái ly cối cắm nhiều chân nhang, và một cái đèn dầu... Lúc đấy mình chỉ có cảm giác mệt mỏi, hụt hẫng (vì người chị sau khi kiếm cho mình chỗ trú, đã lên xe về Thành phố chưa hẹn ngày trở lại) chứ chưa có cảm giác sợ. Dù gì cũng có nơi để tá túc. Những thứ mới có mặt trong phòng là nồi thịt kho trên cái bếp củi dã chiến và một can hai lít dầu hôi.
Mình vội vàng chùi đánh cái đèn dầu chuẩn bị cho đêm đen chóng ập đến. Mùa mưa Nam Bộ đêm đế nhanh sau 4 giờ chiều, nhất là những nơi chỉ toàn những gốc điệp cổ thụ như căn phòng hoang hioang này. Và đúng hơn 4 giờ, ngay đầu chiếc giường đơn, hình bóng một cô gái tầm 15 tuổi hiện dần lên, dần lênb ngày một rõ ràng; rõ đến nỗi bây giờ mình có thể phác họa lại được. Lạ thay sau vài giây phân vân, mình chẳng thấy ghê sợ mà chợt nhớ ngay đến bát nhang; có lẽ là tâm lý thúc thủ chứ chưa hẳn là đại anh hùng; mình tiến đến cái tủ tài liệu, đốt ba cây nhang thầm khấn "tôi không có gia cư, xin trú ngụ không có ý quấy phá". Mắt cứ nhìn trừng trừng bát nhang để tịnh tâm, rồi quay lại nhìn chiếc giường và... cô gái đã biến mất. Tôi bước ra khỏi phòng, ngoài trời hơi xỉn màu, chưa tối thật sự.
Từ đó, tôi ở chung với hình ảnh kia gần 5 tháng kỳ 1 lớp 12. Cô gái vẫn thường ngồi ở đầu giường mỗi khi chập tối mà tôi chưa kịp đốt nhang, thắp đèn. Cô chỉ ngồi im, lặng lẽ rồi từ từ tan biến theo khói nhang nghi ngút. Đến nỗi sự quen thuộc đã giúp cho tôi làm gan khi đứng nhìn sự hình thành và tan biến đó như một thực tế phải chấp nhận. Gần tết năm đó, mình xin câu ké một bóng điện từ bên khu tập thể huyện ủy. Vậy mà đều đặn hàng tuần vẫn phải mua dầu hôi và... nhang. Dù gì việc đốt nhang cũng có cái lợi là tạo nên sự ấm cúng và.,.. bớt muỗi.
Sau khi tôi vào đại học rồi, mới được nhiều người kể cho nghe về căn phòng hoang lạnh đó. Có một bà chị đã từng ở phòng đó nhưng không chịu nổi sự ám ảnh và phải chuyển lên khu tập thể chật hẹp, chị hiện làm chủ nhiệm UBKT Huyện Hớn Quản. Tôi được biết rằng, khu nhà bỏ hoang có căn phòng tôi ở, là nơi tạm tập kết những xác người năm 1972, thời điểm mà Bình Long có trên 3 ngìn người chết phải chôn chung huyệt mộ. Có người lý giải rằng có lẽ những người không còn thân nhân thờ cúng, sẽ lưu lạc tại nơi đã nằm xuốg; và cô gái xấu số kia cũng vậy....
Nhân đọc câu chuyện của Hồng Vệ, tham gia tý chút kỷ niệm thuở cơ hàn trong bước đường mưu sinh hai mươi mấy năm qua.
Avata
Trường lả - Đăng lúc: 29/07/2013 09:58
Báo với chú Vệ là hôm nớ anh nhát chú, keke. Hình như sợ quá chú đái tè ướt dầm cả quần.
Ma chổ lả lả thì nhiều vô kể, chổ đấy nghe nói cứ tâm 12h đêm là có đoàn quân diễu hành. Tui cũng gặp 1 lần.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 244
  • Tháng hiện tại: 50406
  • Tổng lượt truy cập: 8005689

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net