Gặp mặt các cựu chiến binh người Lệ Sơn đang sinh sống tại TPHCM và vùng phụ cận nhân dịp ngày Quân đội nhân dân 22/12
Đăng lúc: Thứ ba - 25/12/2012 16:07 - Người đăng bài viết: bientap03Thông tin về buổi gặp mặt của các cựu chiến binh người Lệ Sơn đang sinh sống tại TPHCM và vùng phụ cận nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12
Đã thành thông lệ từ 3 năm nay, cứ đến ngày 22 -12 là các cựu chiến binh đồng hương Lệ Sơn đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận lại họp mặt để ôn lại truyền thống vẻ vang của quân đội ta cũng như chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.
Cuộc họp mặt năm nay được tổ chức tại nhà hàng của cựu chiến binh Trần Hữu Ái (ngã 3 Vũng Tàu - TP Biên Hòa). Thay mặt Ban liên lạc Hội Đồng hương Lệ Sơn tại TPHCM và các vùng phụ cận, Đại tá Lê Văn Lộc (Chủ tịch hội đồng hương Lệ Sơn tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận); nhà báo Lương Duy Cường, các khách quí như cụ Trần Minh Lý, anh Lê Hồng Văn... đã đến tham dự.
Sau đây là một vài hình ảnh ghi lại không khí của buổi gặp mặt
Cuộc họp mặt năm nay được tổ chức tại nhà hàng của cựu chiến binh Trần Hữu Ái (ngã 3 Vũng Tàu - TP Biên Hòa). Thay mặt Ban liên lạc Hội Đồng hương Lệ Sơn tại TPHCM và các vùng phụ cận, Đại tá Lê Văn Lộc (Chủ tịch hội đồng hương Lệ Sơn tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận); nhà báo Lương Duy Cường, các khách quí như cụ Trần Minh Lý, anh Lê Hồng Văn... đã đến tham dự.
Sau đây là một vài hình ảnh ghi lại không khí của buổi gặp mặt
Nhà thơ Trần Dũng Sĩ mang đến cho chương trình nhiều bài thơ hay về Lệ Sơn
Mỗi bài thơ của anh đều đem lại tiếng cười hào sảng và "làm tốn khá nhiều bia"
Nhà hàng tạo điều kiện tốt nhất và phục vụ chu đáo cho buổi gặp mặt hết sức ấm cúng, thân mật
Ảnh gia đình vợ chồng cựu chiến binh Trần Hữu Ái
Video về buổi gặp mặt của các cựu chiến binh người Lệ Sơn đang sinh sống tại TPHCM
Tác giả bài viết: Ngọc Long (Tổng hợp tin của nhà báo Lương Duy Cường đăng trên LLS.COM)
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Vui vì gặp lại Làng Lệ Sơn xưa ở Bình Phước (22/01/2013)
- Xóm Bàu làm đường bê tông nhánh nối với xóm Bàu Sỏi (18/01/2013)
- Bài hát của nhóm Giai điệu đỏ gửi tặng Làng Lệ Sơn (22/01/2013)
- Ngày chạp họ trên quê hương Lệ Sơn (14/12/2013)
- Thông báo số 5 (28/02/2013)
- Lời chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam của www.langleson.net (19/11/2016)
- Thuyết minh đề án phục dựng Đình Làng (17/03/2014)
- Hình ảnh còn lại về câu đối trên hai cột cổng Đình Làng Lệ Sơn (01/01/2013)
- Sức mạnh của báo chí sau bài viết "Phận thấp hơn bùn" (20/06/2014)
- Bức thư Mẹ gửi các con (02/06/2014)
Những tin cũ hơn
- Bài báo góp phần giúp làng Lệ Sơn hồi sinh trước sự đe dọa của thiên nhiên (24/12/2012)
- Thầy cúng trẻ "đa năng" bắt mạch cho dự án liên quan vấn đề giải tỏa đền bù (Phần 2) (20/12/2012)
- Thông báo số 4 (16/12/2012)
- Giải phóng mặt bằng ngược ( Báo Thanh niên điện tử) (14/12/2012)
- Thầy cúng trẻ "đa năng" bắt mạch cho dự án liên quan vấn đề giải tỏa đền bù (Phần 1) (14/12/2012)
- Giải phóng mặt bằng chậm tiến độ và tiếng nói của Lệ Kiều (12/12/2012)
- Nhiều sai phạm trong thu hồi, giải phóng mặt bằng (Theo báo thanh tra điện tử) (07/12/2012)
- Bài học về giải phóng mặt bằng ở một công trình trọng điểm trên địa bàn xã Văn Hóa (06/12/2012)
- Một nghĩa cử cao đẹp của Mẹ Trần Thị Mịn (29/11/2012)
- Video về đại hội lần 1 Hội đồng hương Lệ Sơn tại TP.HCM và các vùng phụ cận (23/11/2012)
Ý kiến bạn đọc
Thanh Lâm - Đăng lúc: 26/12/2012 08:57
PHI CÔNG MỸ TRÊN ĐẤT LỆ SƠN
Cả nước đang trong những năm tháng chiến tranh, Làng lệ sơn bị máy bay Mỹ đánh phá cả ngày lẫn đêm. Tôi còn nhớ ….
Buổi sáng Ngày 2/9 trời se lạnh, nhưng là ngày Quốc khánh nên tôi cùng lũ trẻ con Bàu sỏi rủ nhau ra xem các trò vui chơi ở ngoài Đình làng. Khi đến xóm Phúc tự, thấy nhà kho Hợp Tác Xã cạnh nhà ông mẹt Hựu rất đông người nên chúng tôi kéo nhau vào xem thử chuyện gì. Trông qua đám đông có vẻ như một vụ chia thịt bò . Tôi cố chen qua hàng người lớn vòng ngoài đang ồn ào xô đẩy nhau để vào được bên trong. Trời đất, trước mắt tôi là một tên phi công Mỹ cao lớn đang ngồi ngoan ngoãn trên một cái ghế đẩu cũ và xộc xệch , chực đổ vì sức nặng của hắn. Hắn cao chừng 1m8 hoặc 1m9, nặng cỡ heo tạ , mặc nguyên bộ đồ bay áo liền quần màu ghi xám. Một đường Xéc-măng-tuya kéo dài từ cổ đến đáy quần. Xung quanh người hắn cơn man là túi to, túi nhỏ với khóa kéo đặc chủng phi công. Hắn đi đôi giày lái và đội chiếc mũ bay. Da hắn đỏ au, mắt sâu, mũi lõ, râu cạo nhẵn, trông hắn tỏ ra rất sợ sệt, thậm chí có vẻ hiền lành nữa. Hắn ngồi im như thóc, không dám ho he, cọ quậy gì. Sau lưng hắn 2 anh bộ đội của Huyện đội Tuyên hóa quân phục bộ độ nghiêm chỉnh ,đầu đội mũ cối chân đi dép râu, đứng nghiêm ôm súng Ak47 canh chừng hắn. Trong đó có một anh người Trung Làng –Lệ sơn. Anh là cháu mệ Mai ở Bàu sỏi. Mệ mai có O San , là con út đi TNXP vừa mới bị bom Mỹ hy sinh, o San chưa có chồng, xinh gái và hiền dịu lắm. Trên đầu mệ còn đội khăn tang của con gái. Vô phúc cho thằng phi công , tôi thấy mệ Mai cũng ở đó. Nét mặt đầy căm hận. Cạnh mệ Mai là ả cu Tuệ, con dâu cậu tôi cũng đang đội khăn tang cho anh Trúc con cậu Tuệ tôi mới hi sinh ở chiến trường Quảng trị. Có lẽ còn nhiều người bị bom đạn Mỹ giết hại có mặt ở đó , nhưng tôi không thể nhớ hết được.
Lại nói thằng phi công , hắn biết tình thế của hắn, hắn rất sợ . Đám đông ăn mặc có phần rách rưới, gầy ốm, nhỏ con rất nhiều so với hắn nhiều, nhưng mọi ánh mắt đều mang “hình viên đạn” hướng về hắn , rất căm hờn . Họ chực xông vào đánh hắn. Nhà kho ngày càng đông người , có lẽ đến cả trăm.Thằng phi công ngồi đó như người từ hành tinh khác đến. Hai anh bộ đội xem chừng rất vất vả để dẹp trật tự . Một anh nói : - “ Thưa bà con, chúng tôi được lệnh cấp trên giải tên phi công này ra Hà Nội bàn giao nguyên vẹn, nhân dịp qua đây để bà con xem cho biết thế nào là giặc trời ,là phi công Mỹ điều khiển Thần sấm ,Con ma, B52,B57,F4H, F105, Đa cô ta bà già, cánh cụp cánh xòe…hung hăng ném bom hòng làm cho ta sợ. Nhưng thiệt ra hắn cũng là người chứ không có xi đặc biệt”. ….Nhân lúc anh bộ đôi đang cao hứng diễn thuyết thì mệ Mai đã cầm sẵn ở đâu một con dao phay nhọn hoắt xông vào đâm tên phi công. May mà anh còn lại, giữ tay mệ kịp không thì hắn ngỏm rồi. Tuy vậy, nhanh như chớp , ả cu Tuệ cầm sẵn cục gạch ở đâu nhảy vào đập một phát trúng giữa mặt hắn. Hắn loạng choạng ,suýt ngã, may có anh bộ đội đỡ hắn. Tuy không chảy máu, nhưng trán hắn nổi lên một cục bằng quả cam voi. Ả cu Tuệ vừa chửi vừa quấn lại cái khăn tang mới tuột ra sau cú đánh , có vẻ vẫn chưa đã cơn tức : “ Đèo mẹ mi, ác xi mà ác rứa, bọn tau mần xi mi mà mi sang đây thả bom xiết ngài, may phúc mi không tau đạp cho một cấy chết tươi liền”. Nét mặtcủa ả tui đầy căm hận. Mà thằng Mỹ nó ngu thật, bị đánh thế nhưng hắn cứ ngồi im như con lợn, không dám nhúc nhích, không dám kêu, cũng không có phản xạ bản năng tìm đường tẩu thoát. Nhưng hình như hắn khóc vì thấy có nước mắt chảy ra. Ngọn lửa căm hờn đã được châm ngòi . Đám đông hô : “ Giết hắn đi, giết hắn đi..” và siết chặt lại. Tình thế nguy hiểm. Hai anh bộ đội hết sức vất vả mới lôi được hắn chạy ra ngoài. Mấy anh Dân quân xã cùng mấy người có lòng trắc ẩn hỗ trợ cho hai anh bộ đội cản đám đông lại . Tôi thấy người sợ nhất là 2 anh bộ đội , vì nếu thằng phi công bị giết chết thì 2 anh chắc bị ra Tòa án binh vì không hoàn thành nhiệm vụ. Hú vía. Thoát khỏi nhà kho, họ dắt tên Mỹ đi vòng vèo qua mấy cái nương đầy gai nè , rồi lên trốn trên nhà mệ Chất ( Mệ Chất hay đở đẻ). Không dám đi đường xóm sợ bị đâm lén . Mệ Chất gốc người Huế, người thanh lịch, đẹp lão, khi nào cũng quấn cái khăn nhung trên đầu, giỏi tiếng Pháp. Ba tôi với chú San (mệ Huề ) cũng biết ít tiếng Pháp, ba người được 2 anh bộ đội nhờ phiên dịch để nói chuyện với tên phi công. Nôm na hắn tên là Ét -uốt, 28 tuổi, một vợ 2 con, quên hắn ở bang Ô Hai Ô- Hoa Kỳ . Sang Việt nam từ 1969. Khi hắn bay ra thả bom, bắn phá ở đường 12 , thì bị dân quân Tiến hóa và Văn hóa dùng súng 14ly5 và 12ly7 bắn rơi ở ở Đập bẹ. Đồng bọn ở ngoài Hạm đội 7 vào giải thoát cứu được một tên, còn hắn chui vào hang chống cự quyết liệt, nhưng bị dân quân đốt rơm hun khói, chịu hết nổi , mò ra đầu hàng thì bị bắt, nay được dẫn ra khách sạn Hin tơn - Hà nội. Sau đó hắn được bí mật giải đi đâu, đi lúc nào không ai biết.
Không biết hiện nay Ét uốt đang sống hay đã chết. Nếu còn sống chắc hắn sẽ không bao giờ quên một kỷ niệm khủng khiếp đã xảy ra đối với hắn. Ở một vùng xa lắc xa lơ cách nước Mỹ nửa vòng trái đất, hắn đã đã đến để gây tội ác. Hắn suýt chết và đã được cứu sống như thế nào ở một vùng quê thanh bình yên tĩnh. Đó là Làng Lệ sơn.
Này Ét- uốt, nếu anh còn sống và có điều kiện , mời anh sang Việt nam chơi và ghé đến Làng Lệ sơn du lịch . Nơi năm xưa anh đã từng bị bắt làm tù binh . Bây giờ đã khác xưa lắm rồi, mọi người sẽ thân thiện, sẽ không ai đánh anh nữa . Mọi người sẽ chào đón anh như người bạn .Anh sẽ cảm thấy rất thú vị . Những gì khủng khiếp nhất cũng đã qua đi, cũng chỉ còn lại là những kỷ niệm trong ký ức mà thôi. Người Lệ Sơn chúng tôi rất hiếu khách…..Mời anh.
(Thanh Lâm viết nhân ngày Thành lập QĐND 22/12)
Nội dung
PHI CÔNG MỸ TRÊN ĐẤT LỆ SƠN
Cả nước đang trong những năm tháng chiến tranh, Làng lệ sơn bị máy bay Mỹ đánh phá cả ngày lẫn đêm. Tôi còn nhớ ….
Buổi sáng Ngày 2/9 trời se lạnh, nhưng là ngày Quốc khánh nên tôi cùng lũ trẻ con Bàu sỏi rủ nhau ra xem các trò vui chơi ở ngoài Đình làng. Khi đến xóm Phúc tự, thấy nhà kho Hợp Tác Xã cạnh nhà ông mẹt Hựu rất đông người nên chúng tôi kéo nhau vào xem thử chuyện gì. Trông qua đám đông có vẻ như một vụ chia thịt bò . Tôi cố chen qua hàng người lớn vòng ngoài đang ồn ào xô đẩy nhau để vào được bên trong. Trời đất, trước mắt tôi là một tên phi công Mỹ cao lớn đang ngồi ngoan ngoãn trên một cái ghế đẩu cũ và xộc xệch , chực đổ vì sức nặng của hắn. Hắn cao chừng 1m8 hoặc 1m9, nặng cỡ heo tạ , mặc nguyên bộ đồ bay áo liền quần màu ghi xám. Một đường Xéc-măng-tuya kéo dài từ cổ đến đáy quần. Xung quanh người hắn cơn man là túi to, túi nhỏ với khóa kéo đặc chủng phi công. Hắn đi đôi giày lái và đội chiếc mũ bay. Da hắn đỏ au, mắt sâu, mũi lõ, râu cạo nhẵn, trông hắn tỏ ra rất sợ sệt, thậm chí có vẻ hiền lành nữa. Hắn ngồi im như thóc, không dám ho he, cọ quậy gì. Sau lưng hắn 2 anh bộ đội của Huyện đội Tuyên hóa quân phục bộ độ nghiêm chỉnh ,đầu đội mũ cối chân đi dép râu, đứng nghiêm ôm súng Ak47 canh chừng hắn. Trong đó có một anh người Trung Làng –Lệ sơn. Anh là cháu mệ Mai ở Bàu sỏi. Mệ mai có O San , là con út đi TNXP vừa mới bị bom Mỹ hy sinh, o San chưa có chồng, xinh gái và hiền dịu lắm. Trên đầu mệ còn đội khăn tang của con gái. Vô phúc cho thằng phi công , tôi thấy mệ Mai cũng ở đó. Nét mặt đầy căm hận. Cạnh mệ Mai là ả cu Tuệ, con dâu cậu tôi cũng đang đội khăn tang cho anh Trúc con cậu Tuệ tôi mới hi sinh ở chiến trường Quảng trị. Có lẽ còn nhiều người bị bom đạn Mỹ giết hại có mặt ở đó , nhưng tôi không thể nhớ hết được.
Lại nói thằng phi công , hắn biết tình thế của hắn, hắn rất sợ . Đám đông ăn mặc có phần rách rưới, gầy ốm, nhỏ con rất nhiều so với hắn nhiều, nhưng mọi ánh mắt đều mang “hình viên đạn” hướng về hắn , rất căm hờn . Họ chực xông vào đánh hắn. Nhà kho ngày càng đông người , có lẽ đến cả trăm.Thằng phi công ngồi đó như người từ hành tinh khác đến. Hai anh bộ đội xem chừng rất vất vả để dẹp trật tự . Một anh nói : - “ Thưa bà con, chúng tôi được lệnh cấp trên giải tên phi công này ra Hà Nội bàn giao nguyên vẹn, nhân dịp qua đây để bà con xem cho biết thế nào là giặc trời ,là phi công Mỹ điều khiển Thần sấm ,Con ma, B52,B57,F4H, F105, Đa cô ta bà già, cánh cụp cánh xòe…hung hăng ném bom hòng làm cho ta sợ. Nhưng thiệt ra hắn cũng là người chứ không có xi đặc biệt”. ….Nhân lúc anh bộ đôi đang cao hứng diễn thuyết thì mệ Mai đã cầm sẵn ở đâu một con dao phay nhọn hoắt xông vào đâm tên phi công. May mà anh còn lại, giữ tay mệ kịp không thì hắn ngỏm rồi. Tuy vậy, nhanh như chớp , ả cu Tuệ cầm sẵn cục gạch ở đâu nhảy vào đập một phát trúng giữa mặt hắn. Hắn loạng choạng ,suýt ngã, may có anh bộ đội đỡ hắn. Tuy không chảy máu, nhưng trán hắn nổi lên một cục bằng quả cam voi. Ả cu Tuệ vừa chửi vừa quấn lại cái khăn tang mới tuột ra sau cú đánh , có vẻ vẫn chưa đã cơn tức : “ Đèo mẹ mi, ác xi mà ác rứa, bọn tau mần xi mi mà mi sang đây thả bom xiết ngài, may phúc mi không tau đạp cho một cấy chết tươi liền”. Nét mặtcủa ả tui đầy căm hận. Mà thằng Mỹ nó ngu thật, bị đánh thế nhưng hắn cứ ngồi im như con lợn, không dám nhúc nhích, không dám kêu, cũng không có phản xạ bản năng tìm đường tẩu thoát. Nhưng hình như hắn khóc vì thấy có nước mắt chảy ra. Ngọn lửa căm hờn đã được châm ngòi . Đám đông hô : “ Giết hắn đi, giết hắn đi..” và siết chặt lại. Tình thế nguy hiểm. Hai anh bộ đội hết sức vất vả mới lôi được hắn chạy ra ngoài. Mấy anh Dân quân xã cùng mấy người có lòng trắc ẩn hỗ trợ cho hai anh bộ đội cản đám đông lại . Tôi thấy người sợ nhất là 2 anh bộ đội , vì nếu thằng phi công bị giết chết thì 2 anh chắc bị ra Tòa án binh vì không hoàn thành nhiệm vụ. Hú vía. Thoát khỏi nhà kho, họ dắt tên Mỹ đi vòng vèo qua mấy cái nương đầy gai nè , rồi lên trốn trên nhà mệ Chất ( Mệ Chất hay đở đẻ). Không dám đi đường xóm sợ bị đâm lén . Mệ Chất gốc người Huế, người thanh lịch, đẹp lão, khi nào cũng quấn cái khăn nhung trên đầu, giỏi tiếng Pháp. Ba tôi với chú San (mệ Huề ) cũng biết ít tiếng Pháp, ba người được 2 anh bộ đội nhờ phiên dịch để nói chuyện với tên phi công. Nôm na hắn tên là Ét -uốt, 28 tuổi, một vợ 2 con, quên hắn ở bang Ô Hai Ô- Hoa Kỳ . Sang Việt nam từ 1969. Khi hắn bay ra thả bom, bắn phá ở đường 12 , thì bị dân quân Tiến hóa và Văn hóa dùng súng 14ly5 và 12ly7 bắn rơi ở ở Đập bẹ. Đồng bọn ở ngoài Hạm đội 7 vào giải thoát cứu được một tên, còn hắn chui vào hang chống cự quyết liệt, nhưng bị dân quân đốt rơm hun khói, chịu hết nổi , mò ra đầu hàng thì bị bắt, nay được dẫn ra khách sạn Hin tơn - Hà nội. Sau đó hắn được bí mật giải đi đâu, đi lúc nào không ai biết.
Không biết hiện nay Ét uốt đang sống hay đã chết. Nếu còn sống chắc hắn sẽ không bao giờ quên một kỷ niệm khủng khiếp đã xảy ra đối với hắn. Ở một vùng xa lắc xa lơ cách nước Mỹ nửa vòng trái đất, hắn đã đã đến để gây tội ác. Hắn suýt chết và đã được cứu sống như thế nào ở một vùng quê thanh bình yên tĩnh. Đó là Làng Lệ sơn.
Này Ét- uốt, nếu anh còn sống và có điều kiện , mời anh sang Việt nam chơi và ghé đến Làng Lệ sơn du lịch . Nơi năm xưa anh đã từng bị bắt làm tù binh . Bây giờ đã khác xưa lắm rồi, mọi người sẽ thân thiện, sẽ không ai đánh anh nữa . Mọi người sẽ chào đón anh như người bạn .Anh sẽ cảm thấy rất thú vị . Những gì khủng khiếp nhất cũng đã qua đi, cũng chỉ còn lại là những kỷ niệm trong ký ức mà thôi. Người Lệ Sơn chúng tôi rất hiếu khách…..Mời anh.
(Thanh Lâm viết nhân ngày Thành lập QĐND 22/12)
Nội dung
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 7
- Hôm nay: 1525
- Tháng hiện tại: 38035
- Tổng lượt truy cập: 8398046
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Tổ kỹ thuật vừa bổ sung thêm video buổi gặp mặt vào phần cuối của bản tin.
Xin trân trọng thông báo cho bà con được biết.